Văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại - Trần Đình Sử - Nội dung, tác giả, tác phẩm

405

Tài liệu tác giả tác phẩm Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại - Ngữ văn 9

I. Tác giả Trần Đình Sử

Văn bản Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại - Trần Đình Sử - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

Ngày sinh: sinh ngày 10 tháng 8 năm 1940

Quê quán: Nguyên quán của ông là làng Phú Lễ, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Cuộc đời:

+ Sau năm 1945, khi Pháp chiếm lại Huế, mặt trận Huế tan rã, gia đình Trần Đình Sử chuyển đến Quảng Trị và định cư tại thôn Lương Hạ, xã Triệu Nguyên, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong Chiến khu Ba Lòng.

+ Năm 1952, ông được gửi đến Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh và nhập học tại Trại Thiếu sinh Quảng Trị, hoàn thành lớp 5 và 6 tại Hà Tĩnh.

+ Năm 1954, khi hòa bình được thiết lập, Trại Thiếu sinh Quảng Trị giải tán và Trần Đình Sử chuyển đến trường học mới ở miền Nam, một trường mới thành lập.

+ Từ năm 1959 đến năm 1961, ông theo học tại Phân khoa Trung văn, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đỗ thủ khoa và sau đó được bổ nhiệm làm cán bộ giảng dạy từ tháng 10 năm 1961.

+ Từ năm 1962 đến 1966, ông được cử đi học văn học tại Đại học Tổng hợp Nam Khai, Khoa Văn học, theo chế độ tiến tu (thực tế học năm thứ ba và thứ tư).

+ Năm 1966, sau khi trở về nước, ông được cử vào giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Vinh, Bộ môn Lí luận văn học, thuộc khoa Văn.

+ Năm 1981, Trần Đình Sử trở về và làm việc tại Khoa Ngữ Văn, giảng dạy Bộ môn Lí luận văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Trong những năm 80, khi Trần Đình Sử giới thiệu thi pháp học vào Việt Nam, ông đã đáp ứng nhu cầu cần đổi mới phương pháp tiếp cận văn học sau một thời gian dài bị giới hạn trong phạm vi xã hội học và thậm chí là sự hạn chế về quan tâm đến nghệ thuật.

- Thi pháp học của ông đã mang đến một loạt các khái niệm mới và thuật ngữ mới, tạo ra những cơ hội mới trong việc trải nghiệm văn học và kích thích sự tò mò và khám phá của nhiều thế hệ học sinh, giúp họ khám phá và hiểu sâu hơn về văn học.

II. Tìm hiểu văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại

1. Thể loại

- Tác phẩm Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại thuộc thể loại: nghị luận văn học.

2. Xuất xứ

- Theo Trần Đình Sử (Chủ biên), Lược sử văn học Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2021, tr.9 – 13.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luân.

4. Tóm tắt

Bài viết nêu rõ đặc điểm của văn học Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam qua các thời kì. Văn học Việt Nam thế kỷ XX đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc, kế thừa tinh hoa truyền thống và mở ra một thời kỳ văn học mới, đánh dấu sự hiện đại hóa và hội nhập với nền văn học thế giới.

5. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến ...Trung Hoa): những biểu hiện về đặc điểm “cổ xưa” và “non trẻ” của văn học Việt Nam.

- Phần 2 (tiếp theo đến...văn học Việt Nam): quá trình hình thành của văn học Việt Nam.

- Phần 3 (đoạn còn lại): vị trí và đặc điểm của văn học Việt Nam thế kỉ XX.

6. Giá trị nội dung

- Tác phẩm nêu bật các đặc điểm "cổ xưa" và "non trẻ" của văn học Việt Nam, sự hình thành cũng như thời gian, nguồn gốc, loại chữ viết, và số lượng văn bản.

- Thảo luận về sự xuất hiện và phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm, chữ quốc ngữ, cho thấy sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản sắc dân tộc và hơi thở của thời đại đã tạo nên một bức tranh văn học đa dạng và phong phú. Văn học Việt Nam không chỉ là một kho tàng giá trị mà còn là cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể.

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại

1. Những biểu hiện cho thấy đặc điểm “cổ xưa” và “non trẻ” của văn học Việt Nam.

- Nói cổ xưa vì:văn học Việt Nam gắn với lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt bắt đầu từ thời kì các Vua Hùng, gắn với văn học dân gian truyền miệng vốn có vị trí rất quan trọng, nó lưu giữ tinh thần, trí tuệ, ngôn ngữ và là nền tảng của văn học viết của người Việt qua bao nhiêu biên cố lịch sử truyền lại cho thời hôm nay.

- Nói non trẻ vì: khác với các nền văn học như Ấn Độ, Trung Hoa, Hy Lạp,... là nền văn học “già” có từ “thời gian trục” trước Công nguyên, văn học viết Việt Nam mới xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành lại độc lập từ các triều đại Trung Hoa.

Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Quá trình hình thành của văn học viết Việt Nam

- Thời gian: xuất hiện từ thế kỉ X sau khi giành độc lập từ các triều đại Trung Hoa.

- Nguồn gốc và loại chữ viết: Ban đầu, văn học viết sử dụng chữ Hán. Chữ Hán là phương tiện tiếp nhận học thuyết và thi pháp của văn học Trung Quốc cổ trung đại.

- Số lượng văn bản: suốt nghìn năm Bắc thuộc, số bài văn do người Việt viết còn lại vẻn vẹn có 25 văn bản.

3. Sự ra đời và phát triển của văn học viết bằng chữ Nôm

- Thời gian ra đời: phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XV.

- Nguồn gốc: Chữ Nôm được tạo ra để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ý, dựa trên chữ Hán nhưng phát triển để ghi chép các từ thuần Việt.

- Thể loại: Các thể loại như truyện thơ nôm, ngâm khúc, hát nói.

4. Sự ra đời và phát triển của văn học viết bằng chữ quốc ngữ

- Thời gian ra đời: bắt đầu ra đời vào đầu thế kỷ XX.

- Nguồn gốc: Sự tiếp xúc Đông Tây bắt đầu từ các giáo sĩ phương Tây đã tạo ra thứ chữ kiểu latinh để ghi âm tiếng Việt, sau này gọi là chữ quốc ngữ

- Thể loại: Văn xuôi và thơ.

5. Sự thay đổi của chữ viết và đặc điểm văn học.

- Chữ viết: Việt Nam đã chuyển từ chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ làm chữ viết chính thức từ đầu thế kỷ 20.

- Đặc điểm văn học: Văn học Việt Nam từ văn học yêu nước trong các văn bản cổ đến văn học cổ vũ kháng chiến chống thực dân Pháp, và sau đó là sự phát triển của văn học hiện đại với sự tiếp xúc với các nền văn học phương Tây.

6. Vị trí và đặc điểm của văn học Việt Nam thế kỉ XX

- Vị trí: Văn học Việt Nam thế kỷ XX đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc, kế thừa tinh hoa truyền thống và mở ra một thời kỳ văn học mới, đánh dấu sự hiện đại hóa và hội nhập với nền văn học thế giới.

- Đặc điểm:

+ Hiện đại hóa.

+ Phát triển nhanh chóng.

+ Phân hoá xu hướng.

IV. Đọc tác phẩm: Văn học Việt Nam từ khu vực ra thế giới, từ truyền thống đến hiện đại

 

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá