Bài thơ Bài ca chúc tết thanh niên - Phan Bội Châu - Nội dung, tác giả, tác phẩm

391

Tài liệu tác giả tác phẩm Bài ca chúc tết thanh niên Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bài ca chúc tết thanh niên lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Bài ca chúc tết thanh niên - Ngữ văn 9

I. Tác giả Phan Bội Châu

Văn bản Bài ca chúc tết thanh niên - Phan Bội Châu - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

1. Tiểu sử

- Phan Bội Châu (1867 – 1940) vốn tên là Phan Văn San, hiệu là Sào Nam.

- Ông sinh ra tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Ông nổi tiếng thông minh từ bé: Năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

- Năm 1885, ông tham gia lập đội Sĩ Tử Cần Vương chống Pháp.

- Năm 1900 ông đậu đầu Giải Nguyên nhưng không ra làm quan mà nung nấu con đường cứu nước theo tư tưởng mới.

- Năm 1904 ông cùng hơn 20 đồng chí khác lập Duy Tân hội chống Pháp.

- Năm 1905 thực hiện phong trào Đông Du

- Năm 1912 thành lập Việt Nam Quang Phục hội

- Năm 1922 ông định thực hiện chính sách cải tổ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự góp ý của Nguyễn Aí Quốc.

- Năm 1925 ông bị thực dân Pháp bắt cóc và xử án tù chung thân.

2. Sự nghiệp sáng tác

a. Tác phẩm chính

Ông là cây bút suất sắc của văn chương Cách mạng. Các tác phẩm chính: “Việt Nam vong quốc sử”, “Hải ngoại huyết thư”, “Ngục trung thư”, “Trùng Quang tâm sử”, “Phan Sào Nam văn tập”, “Phan Bội Châu niên biểu”,....

b. Phong cách sáng tác

Văn chương ông có hình thức cổ điển nhưng vẫn mới mẻ. Đó là vũ khí để tuyên truyền cổ động, thơ văn ông đã làm rung động biết bao con tim yêu nước.

II. Tìm hiểu văn bản Bài ca chúc tết thanh niên

1. Thể loại

- Tác phẩm Bài ca chúc Tết thanh niên thuộc thể loại: hát nói.

2. Xuất xứ

- Theo Phan Bội Châu – Tác phẩm chọn lọc, Trần Hải Yến giới thiệu và tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.64 – 65.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

– Phần 1: Đoạn một (từ đầu đến Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh): nỗi niềm của nhà cách mạng về “hai mươi năm lẻ” đã qua cũng như tình cảnh hiện tại.

– Phần 2: Đoạn hai (từ Thưa các cô, các chị, lại các anh đến hết): lời nhắn nhủ thiết tha và sự kì vọng lớn lao của nhà cách mạng đối với lớp người trẻ tuổi.

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện niềm tin và kì vọng lớn của tác giả đối với thế hệ trẻ - những người vốn có sức mạnh và nhiệt huyết. Nhà thơ mong mỏi thế hệ trẻ từ bỏ lối sống tầm thường, sẵn sàng ghé vai gánh vác nhiệm vụ lớn lao là đưa non sông thoát khỏi vòng nô lệ.

6. Giá trị nghệ thuật

- Lời thơ mang sắc thái của lời hịch đầy tâm huyết, mạnh mẽ, phấn chấn, có sức lay động nhận thức, tình cảm của người đọc, người nghe.

- Giọng thơ chân thành, trầm lắng, sử dụng nhiều từ ngữ trực tiếp miêu tả thân phận và nỗi niềm; câu hỏi tu từ như lời độc thoại nội tâm;...

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Bài ca chúc tết thanh niên

1. Tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ

- Dậy! Dậy! Dậy!

Bên án một tiếng gà vừa gáy.

Những âm thanh đã được “nghe” qua tâm trạng hi vọng, mong chờ vào thời cơ mới và vào thế hệ mới.

- Trước cảnh tượng “tân vận hội” sắp mở ra đó, nhà cách mạng cảm thấy chạnh buồn: khác với giọng điệu vui tươi ở phần trên, những câu thơ ở đây nhịp chậm lại như nặng trĩu ưu tư, phiền muộn. Tác giả nói về mình bằng những dòng thật chân thành, khiến người đọc xúc động sâu xa:

Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?

Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng,

Hai mươi năm lẻ, đã từng chua với xót

Trời đất may còn thân sống sót,

Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh.

- Giờ đây, mang nỗi đau nói trên, “ông già Bến Ngự”, hướng toàn bộ tình cảm vào thế hệ thanh niên:

Thưa các cô, các cậu, lại các anh.

Đúc gan sát để dời non lấp bể,

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ.

=> Hai câu thơ nói trên cho người đọc hiểu thêm khí phách của “ông già Bến Ngự”. Cho dù bị kẻ thù kiềm tỏa, họ Phan vẫn công khai thể hiện lập trường “không đội trời chung với quân giặc”.

Bài ca chúc tết thanh niên - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Bài học, lời kêu gọi tuổi trẻ

- Sự kì vọng về lớp thanh niên có thể cố gắng học tập rèn luyện, tích lũy tri thức để tìm ra con đường đúng đắn, đem lại hòa bình cho dân tộc.

- Đặt trong bối cảnh cuộc sống hôm nay, lời kêu gọi tuổi trẻ thể hiện trong bài thơ có ý nghĩa: Hiện nay khi đất nước đã có được hòa bình, những lớp trẻ cần không ngừng học hỏi, rèn luyện để phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lời kêu gọi tuổi trẻ trong bài thơ sẽ có ý nghĩa trường tồn mãi sau này.

IV. Đọc tác phẩm: Bài ca chúc tết thanh niên

BÀI CA CHÚC TẾT THANH NIÊN

- Phan Bội Châu -

Dậy! Dậy! Dậy!

Bên án một tiếng gà vừa gáy,

Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng.

Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?

Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng.

Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót.

Trời đất may còn thân sống sót;

Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh

Thưa các cô, các chị, lại các anh:

Đời đã mới, người càng nên đổi mới.

Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội,

Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn.

Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan.

Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại,

Ai hữu chí từ nay xin gằng gỏi:

Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần.

Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn,

Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa,

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ,

Mới thế này là mới hỡi chư quân

Chữ rằng: nhật nhật tân, hưu nhật tân...

V. Văn mẫu

Đánh giá

0

0 đánh giá