Bài thơ Mưa xuân - Nguyễn Bính - Nội dung, tác giả, tác phẩm

627

Tài liệu tác giả tác phẩm Mưa xuân Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Mưa xuân lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Mưa xuân - Ngữ văn 9

I. Tác giả Nguyễn Bính

Mưa xuân - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

1. Tiểu sử

- Nguyễn Bính (13/2/1918), tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vinh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

- Gia đình: cha là Nguyễn Đạo Bình - làm nghề dạy học, còn mẹ ông là bà Bùi Thị Miện – con gái một gia đình khá giả. Nguyễn Bính là con út trong gia đình 3 người con. Mẹ mất sớm, bố cưới vợ mới, Nguyễn Bính và 2 anh được bác ruột và cậu ruột đón về nuôi và cho ăn học.

- Nguyễn Bính làm thơ từ thuở bé, được cậu ruột Khiêm khen hay nên được cưng chiều.

2. Sự nghiệp

- Năm 13 tuổi, Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng

- Năm 1932, 1933 Nguyễn Bính có theo người bạn học ở thôn Vân lên Đồng Hỷ, Thái Nguyên dạy học

- Bài thơ của ông được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ.

- Năm 1937 Nguyễn Bính gửi tập thơ Tâm hồn tôi tới dự thi và đã được giải khuyến khích của nhóm Tự lực văn đoàn

- Từ năm 1940, Nguyễn Bính bắt đầu nổi tiếng với số lượng thơ khá dày, đề tài phong phú, trong đó chủ yếu là thơ tình

- Năm 1947 Nguyễn Bính đi theo Việt Minh

- Năm 1954 theo Hiệp định Genève, Nguyễn Bính cũng như bao cán bộ Việt Minh khác tập kết ra Bắc. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn nghệ, sau đó ông làm chủ bút báo Trăm hoa

3. Sáng tác

- Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại.

- Một số tác phẩm: Qua nhà (Yêu đương 1936), Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937), Cô hái mơ (Thơ 2007), Tương tư, Chân quê (Thơ 1940), Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), 34 bài, Tâm hồn tôi (Thơ 1940), 23 bài, Hương cố nhân (Thơ 1941), Hồn trinh nữ (Thơ 1958)…

II. Tìm hiểu văn bản Mưa xuân

1. Thể loại

- Tác phẩm Mưa xuân thuộc thể loại: thơ 7 chữ.

2. Xuất xứ

- Bài thơ được in trong tập Lỡ bước sang ngang.

- Trích trong Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, tr25 – 26.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1: Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.

- Phần 2: Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ là bức tranh thôn quê đẹp và sống động, tạo nên một cảm giác yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống. Bức tranh này giúp cho người đọc có thể tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được sự đẹp đẽ của cuộc sống thôn quê. Nguyễn Bính đã ghim vào tâm khảm người đọc một bản đính ước của mùa và xui người ta mong nhớ.

6. Giá trị nghệ thuật

- Với thể thơ 7 chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt cùng những hình ảnh miêu tả sinh động, hấp dẫn đã tạo nên sự thành công của bài thơ.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Mưa xuân

1. Những thay đổi trong tâm trạng của cô gái

- Tâm trạng trong câu thơ:mưa xuân phơi phới bay: cô gái vui vẻ, háo hức, hân hoan chờ đợi chàng trai

- Tâm trạng trong câu thơ: mùa xuân đã cạn ngày: em buồn, thất vọng.

Mưa xuân - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái

- Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ mật thiết với nhau.

- Những hình ảnh thơ:

+ Khung cửi, lụa trắng gợi hoàn cảnh sống nơi thôn dã.

+ Hình ảnh mưa xuân: không gian đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ. Mưa xuân gọi chồi non, lộc biếc, tuổi xuân bừng lên với những cảm xúc mới mẻ.

=> Lợi tự tình: câu chuyện trong bài là một câu chuyện tình yêu đẹp nhưng cũng đầy dang dở, tâm trạng e ấp, mong chờ và niềm khao khát được gặp lại người thương của một cô gái trẻ trong đêm hội chèo làng Đặng.

IV. Đọc tác phẩm: Mưa xuân

MƯA XUÂN

- NGUYỄN BÍNH -

Em là con gái trong khung cửi

Dệt lụa quanh năm với mẹ già

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

 

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,

Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay”

 

Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh

Hình như hai má em bừng đỏ

Có lẽ là em nghĩ đến anh.

 

Bốn bên hàng xóm đã lên đèn

Em ngửa bàn tay trước mái hiên

Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh

Thế nào anh ấy chả sang xem!

 

Em xin phép mẹ, vội vàng đi

Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.

Mưa bụi nên em không ướt áo

Thôn Đoài cách có một thôi đê.

 

Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm

Em mải tìm anh chả thiết xem.

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh,

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

 

Chờ mãi anh sang anh chẳng sang

Thế mà hôm nọ hát bên làng

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

 

Mình em lầm lụi trên đường về

Có ngắn gì đâu một dải đê!

Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt

Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.

 

Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay

Hoa xoan đã nát dưới chân giày

Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ

Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày.”

 

Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày

Bao giờ em mới gặp anh đây?

Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ

Để mẹ em rằng hát tối nay?

V. Văn mẫu

Đề: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ được gợi lên trong bài thơ Mưa xuân.

Qua bài thơ “Mưa xuân” của Nguyễn Bính đã gợi cho em không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ. Không phải ngẫu nhiên mà mùa xuân được gọi là mùa đẹp nhất. Nổi bật trong thiên nhiên của mùa xuân phải kể đến đó là mưa xuân. Mùa xuân đến với hoa xoan rụng từng lớp, từng lớp vẽ nên một bức tranh quê thật tuyệt vời. Kết hợp với đó là những cơn mưa xuân, nó thường mang đến cảm giác rất nhẹ nhàng, êm ái như gieo vào lòng người những xuyến xao. Bằng ngôn ngữ thơ mộc mạc nhẹ nhàng đầy gợi hình gợi cảm, Nguyễn Bính đã tái hiện cho người đọc không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ thật ấn tượng và để lại những dấu ấn khó phai trong lòng độc giả.

Đánh giá

0

0 đánh giá