Bài thơ Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ - Nội dung, tác giả, tác phẩm

0.9 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Tiếng Việt Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tiếng Việt lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Tiếng Việt - Ngữ văn 9

I. Tác giả Lưu Quang Vũ

Văn bản Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ - Nội dung, tác giả, tác phẩm (ảnh 1)

- Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) quê ở Đà Nã̃ng, là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn tài năng.

- Thơ Lưu Quang Vũ bay bổng, tài hoa, giàu cảm xúc, nhiểu trăn trở, khát khao. Lưu Quang Vũ có đóng góp đặc biệt cho ngành sân khấu với những vở kịch đặt ra nhiếu vấn đề thời sự nóng hởi, bức thiết của đời sống.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Hương cây Bếp lủa (in chung, 1968), Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đẻm sâu (1993),... (thơ); Hổn Trương Ba, da hàng thịt (1981), Người trong cõi nhớ (1982), Tôi và chúng ta (1984), Tin ở hoa hống (1986),... (kịch); Mùa hè đang đến (1983), Người kép đóng hổ (1984),... (truyện).

II. Tìm hiểu văn bản Tiếng Việt

1. Thể loại

- Tác phẩm Tiếng Việt thuộc thể loại: thơ 8 chữ.

2. Xuất xứ

- Bài thơ Tiếng Việt được in trong tập thơ Mây trắng của đời tôi.

- In trong Thơ Việt Nam, 1945 – 1985, NXB Giáo dục, 1987, tr297 – 299.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (Từ đầu… tiếng Việt như rừng): Bốn khổ thơ đầu nói về những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó.

 - Phần 2 (Chưa chữ viết… những con đường): Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt.

 - Phần 3 (Một đảo nhỏ… dân tộc Việt): Súc mạnh trường tồn và sự lan tỏa của tiếng Việt

 - Phần 4 (Còn lại): Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ Tiếng Việt Lưu Quang Vũ được viết bằng cái tình đậm đà và thắm thiết và cũng chứa đựng đầy nét nhân ái của con người Việt Nam. Tuy viết về tiếng Việt nhưng nhà thơ đã không bắt đầu bằng những khái niệm trừu tượng mà đó chính là những hình ảnh giản dị và thân thuộc. Đó là những câu thơ giàu sức gợi để con người ta có thể cảm nhận được cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Bởi chính cuộc sống ấy đã hình thành và nuôi dưỡng tiếng nói của dân tộc. Đó cũng chính là lý do nhà thơ đã gợi lên một không gian làng quê thân thuộc và dấu yêu. Và mọi mặt của cuộc sống đều góp phần tạo nên hồn cốt của tiếng Việt. Đó là cái hay của tiếng dân tộc mình.

6. Giá trị nghệ thuật

- Với thể thơ 8 chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt cùng những hình ảnh miêu tả sinh động, hấp dẫn đã tạo nên sự thành công của bài thơ.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tiếng Việt

1. Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt

- Các âm thanh cuộc sống: tiếng nói của mẹ, của cha, tiếng kéo gỗ, gọi đò, lụa xé, đưa nôi, tiếng nước lũ,...

- Âm thanh tiếng của mẹ: Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm

+ Hình ảnh này gợi ra một khung cảnh làng quê Việt Nam bình dị, thân thương.

+ Hoàng hôn là thời điểm của ngày tàn, khi ánh mặt trời dần tắt, bầu trời nhuộm màu đỏ rực và khói bếp nhà ai bay lên quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh mờ ảo.

+ Tiếng mẹ là tiếng gọi quen thuộc nhất đối với mỗi người con, là tiếng gọi chứa đựng bao tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ dành cho con.

- Sức mạnh trường tồn và lan tỏa của tiếng Việt

+ Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng/ Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta.

+ Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất

+ Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

+ Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán/ Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

Tiếng Việt - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

2. Tâm tư, tình cảm của tác giả với tiếng Việt

- Bài thơ là lời của người con quê hương, người con nước Việt.

- Cảm xúc bộc lộ: cảm xúc về sự giàu đẹp của tiếng Việt vừa giản dị, mộc mạc, vừa phong phú, sâu sắc, sức sống mạnh mẽ, thẫm đẫm vẻ đẹp linh hồn dân tộc.

- Ý nghĩa: Bằng lời thơ chân thành, hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm, Lưu Quang Vũ đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự trân trọng đối với tiếng Việt thiêng liêng.

- Tinh cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt:

+ Niềm tự hào và trân trọng:trân trọng tiếng Việt như một báu vật quý giá, là món nợ mà cả đời không thể trả hết.

+ Lòng biết ơn:biết ơn tiếng Việt đã đồng hành cùng con người trong mọi hoàn cảnh, là chỗ dựa tinh thần cho con người.

+ Trách nhiệm giữ gìn và phát huy:kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ tiếng Việt.

3. Những yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt

*Liên tưởng của tác giả:

Tiếng Việt như rừng: so sánh tiếng Việt với một khu rừng rộng lớn, bao la, chứa đựng vô số điều kỳ diệu.

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh: ví von dấu huyền và dấu ngã như những nốt nhạc, tạo nên âm điệu cho tiếng Việt.

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người: thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa tiếng Việt và con người Việt Nam.

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt: khẳng định tiếng Việt là biểu tượng cho bản sắc dân tộc, là nơi lưu giữ tâm hồn của người Việt.

* Phân tích câu thơ: "Tiếng Việt như rừng":

+ Câu thơ này sử dụng phép so sánh độc đáo để ví von tiếng Việt với một khu rừng rộng lớn, bao la.

+ So sánh tiếng Việt với rừng là tác giả muốn khẳng định sự phong phú, đa dạng và sức sống mãnh liệt của tiếng Việt.

+ Tiếng Việt là một kho tàng vô giá, chứa đựng vô số tri thức, kinh nghiệm và giá trị văn hóa của dân tộc.

+ Qua đó, cho thấy sự hòa nhập của tiếng Việt trong từng nếp cảm, nếp nghĩ, nếp sống của người Việt.

IV. Đọc tác phẩm: Tiếng Việt

TIẾNG VIỆT

- LƯU QUANG VŨ -

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm

Cánh đồng xa cỏ trắng rủ nhau về

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm

Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre

 

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng

Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya

Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng

Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê

 

Tiếng cha dặn khi vun cảnh nhóm lửa

Khi hun thuyền gieo mạ lúc đưa nôi

Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ

Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời

 

“Đá cheo leo trâu trào trâu trượt…”

Đì mòn đàng dứt cỏ đợi người thương

Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót

Ta như chim trong tiếng Việt như rừng

 

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mở

Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

 

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh

 

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy

Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường

 

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng

Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất

Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già.

 

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

 

Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng

Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

 

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ

Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

 

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

 

Ai thuở trước nói những lời thứ nhất

Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu

Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt

Ai người sau nói tiếp những lời yêu?

 

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển

Nhớ quặn lòng tiếng Việt tái tê

Ai ở phía bên kia cầm súng khác

Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.

 

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình.

V. Văn mẫu

Đề: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) ghi lại cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong năm khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng Việt”.

Năm khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng Việt” của nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện rõ vẻ đẹp của tiếng Việt. Nhà thơ không sử dụng những khái niệm trừu tượng để lí giải Tiếng việt mà người nghệ sĩ đã sáng tạo nên một thế giới hình ảnh sinh động, gần gũi với cuộc sống của chúng ta, đó là tiếng mẹ gọi, tiếng cha dặn, tiếng kéo gỗ, câu hát, lời ru,... Âm thanh hiện lên trong câu thơ là những âm thanh đậm tình, sâu lắng, những âm thanh gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Đó là âm thanh của tiếng mẹ gọi, tiếng kéo gỗ, tiếng gọi đò, tiếng lụa, tiếng cha dặn,.. Những âm thanh nghe sao mà thiết tha. Tiếng Việt là kết quả của Tình yêu và Lao động. Mọi mặt của đời sống dân tộc đã làm nên hồn cốt của tiếng việt. Bởi vậy “chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói”. Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và quý báu của dân tộc. Nhà thơ Lưu Quang Vũ rất tài hoa khi sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để khái quát đặc trưng tiếng nói của dân tộc. “Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ”. Đây là một phát hiện mới mẻ của thi sĩ. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc, gần gũi, mang đậm bản sắc dân tộc, đó là hình ảnh "đất cày”, "lụa”, "tre ngà”  "tơ”. Hai câu thơ cuối giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp mộc mạc, chân chất, khỏe khoắn, vừa mềm mại, dịu dàng, vừa cứng cỏi lại óng ả của tiếng Việt. Tóm lại qua năm khổ thơ đầu của bài thơ, độc giả đã cảm nhận rõ được vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, từ đó khơi gợi trong lòng mỗi người chúng ta tình yêu và trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tiếng Việt.

Đánh giá

0

0 đánh giá