Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 128 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Tôi có một giấc mơ giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tôi có một giấc mơ
Câu 5. (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý cách diễn đạt giàu hình ảnh trong phần 3.
Trả lời:
C1:
Với niềm hi vọng này, chúng ta có thể đào hòn đá hi vọng. Với niềm tin này, chúng ta có thể biến sự bất hòa inh ỏi trong đất nước này thành một bản nhạc giao hưởng du dương của tình bằng hữu....
C2:
Cách diễn đạt giàu hình ảnh trong phần 3:
- Hình ảnh ẩn dụ “hòn đá hi vọng”, “ngọn núi tuyệt vọng”
- Điệp ngữ “Với niềm tin này”
=> Tạo âm hưởng hào hùng, mạnh mẽ, thuyết phục mọi người cùng đứng lên đấu tranh vì sự bình đẳng, tự do của chính mình.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Trả lời:
Luận đề của bài viết Tôi có một giấc mơ là lời kêu gọi đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.
Luận đề ấy đã được triển khai qua 3 phần:
+ Phần 1: Thực trạng cuộc sống người da đen (bị đối xử bất công,…).
+ Phần 2: Cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của những người da đen.
+ Phần 3: Giấc mơ của người da đen ở Mỹ.
Trả lời:
Ở phần (1), Kinh đã thuyết phục mọi người về sự tham gia của mình trong hoạt động tuần hành bằng cách: Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ vào một trăm năm trước đó nhưng người da đen vẫn chưa được tự do.
→ Người da đen vẫn phải chịu sự bất công ngay cả chính quê hương của mình.
Trả lời:
C1:
Trong phần 2, để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn…” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ như:
+ Và khi chúng ta bước đi, chúng ta phải cam kết rằng chúng ta luôn luôn tiến về phía trước. Chúng ta không được phép quay lại.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi mà cơ thể chúng ta mệt mỏi sau chặng đường dài, không thể thuê một căn phòng trong các nhà nghỉ dọc đường cao tốc hay các khách sạn trong thành phố.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi những đứa trẻ của chúng ta còn bị tước đoạt cá tính và bị đánh cắp nhân phẩm bởi kí hiệu tuyên bố “Chỉ dành cho người da trắng”.
+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi mà vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Mississippi) không được đi bầu cử và bất kì người da đen nào ở Niu Oóc (New York) cũng nghĩ rằng anh ta chẳng có gì để bầu cử.
→ Người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể vì khi đó, người da đen còn không có quyền lên tiếng cho số phận của mình. Do đó, những lí lẽ này chính là cách họ đang đòi quyền tự do cho chính bản thân mình.
C2:
- Trong phần (2), để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn.” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra rất nhiều lí lẽ:
+ Người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát.
+ Người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn.
+ Vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Mississippi) không được đi bầu cử,...
- Tác giả không đưa ra dẫn chứng cụ thể vì lí lẽ mà tác giả nêu ra rất cụ thể; lí lẽ đã thấy bóng dáng của những dẫn chứng thực tế, vả lại những điều đó cũng phổ biến, ai cũng thấy nên có lẽ không cần nêu cụ thể một cá nhân nào, địa điểm, sự kiện nào.
Trả lời:
C1:
Biện pháp tu từ đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản là điệp ngữ: Tôi có một giấc mơ.
→ Tác dụng: Nhấn mạnh ước mơ của mình về một cuộc sống bình đẳng, không có sự phân biệt.
C2:
- Biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc câu. Ví dụ: Một trăm năm sau; Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi..., Tôi có một giấc mơ,...
- Tác dụng:
+ Tạo ra điệp khúc, khẳng định mục đích nhấn mạnh, thái độ quyết liệt, tình cảm mạnh mẽ của tác giả về những vấn đề muốn thể hiện (thực tế bất công của nạn phân biệt chủng tộc; khát vọng hòa bình, công lí).
+ Tạo âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng, tăng tính thuyết phục trong diễn thuyết cho người nói trước đông đảo người nghe.
- “Giấc mơ” của Kinh đến nay đã trở thành hiện thực.
- “Giấc mơ” của Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.
Trả lời:
C1:
- Em chọn luận điểm: “Giấc mơ” của Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.
- Lí lẽ và dẫn chứng cụ thể cho luận điểm này là:
+ Vào tháng 5/2020, có sự việc về chuyện cựu cảnh sát đã gây ra cái chết của người đàn ông da màu George Floyd, là câu chuyện đẩy mạnh cao trào cho giọt nước tràn ly nạn phân biệt chủng tộc với người da màu ở Mỹ.
+ Tháng 7-2019, hàng nghìn người cũng đã tập trung trên đường phố để phản đối cảnh sát bắn chết 2 người da màu.
+ Theo thống kê, có thể thấy ở Mỹ, hằng năm có hơn 1.000 vụ việc cảnh sát nước này nổ súng gây chết người và nhiều người trong số này là người Mỹ gốc Phi.
Đó chỉ là một trong những dẫn chứng tiêu biểu cho việc nạn phân biệt chủng tộc đến nay chưa trở thành hiện thực.
C2:
* Luận điểm: ““Giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đến nay chưa trở thành hiện thực.”
- Lí lẽ:
+ Những người Châu Phi đầu tiên bị bắt làm nô lệ và đưa đến Mỹ 400 năm về trước, họ đã cam chịu làm nô lệ trong suốt 250 năm trước khi cuộc Nội Chiến kết thúc chế độ này vào năm 1865.
+ Ngay cả khi đã tiến bộ qua học vấn và nỗ lực cá nhân, người Mỹ Da Đen thường xuyên vẫn phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực từ người Mỹ Da Trắng.
+ Bạo lực dựa trên phân biệt chủng tộc đã lan rộng và bao gồm cả những hành động khủng bố như đánh bom nhà thờ, tấn công người Da Đen khi họ dọn vào các khu vực Da Trắng,...
- Dẫn chứng:
+ Vào năm 1921, một cộng đồng Da Đen thành đạt ở Tulsa, Oklahoma bị đốt thiêu rụi bởi người da trắng được cảnh sát địa phương trang bị vũ khí, và 300 người bị giết chết.
+ Emmett Till, một thiếu niên 14 tuổi đã bị một nhóm đàn ông Da Trắng giết chết sau khi họ đặt ra cáo buộc là Till đã huýt sáo trêu chọc một người phụ nữ Da Trắng.
Trả lời:
C1:
“Trái đất này là của chúng mình” và con người trên khắp mọi nơi đều là bạn bè ta. Do đó, một tình trạng xấu hay tiêu cực nào đó đang hình thành đều ảnh hưởng đến chính bản thân mình và nhân loại, đất nước mình. Giấc mơ của em là một thế giới trong đó không có chiến tranh, không có bạo lực và không có sự phân biệt đối xử. Một thế giới trong đó tất cả mọi người đều được tôn trọng, được yêu thương và được quan tâm. Em mong muốn thế giới của chúng ta sẽ không còn phân chia và đối lập, ganh ghét và phân biệt mà được gắn kết bởi tình thương và sự đoàn kết. Mọi người sẽ không phải chịu đựng những nghèo khổ, bệnh dịch và bắt nạt, mà được sống trong một môi trường trong lành và hạnh phúc. Em hy vọng rằng các nước sẽ cùng bắt tay đoàn kết để giải quyết các vấn đề toàn cầu, như biến đổi khí hậu và dịch bệnh, để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta. Em mong rằng mọi người trên khắp thế giới sẽ coi nhau như người một nhà, cùng nhau phát triển, tạo nên tương lai tươi sáng.
C2:
Loài người sinh ra và tồn tại trên Trái Đất, được bao bọc và bảo vệ bởi Mẹ thiên nhiên. Nhưng xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu thỏa mãn con người càng tăng, chúng ta đang ỷ vào sức mạnh sẵn có của thiên nhiên để gây ra biết bao thương tổn cho môi trường. Và có một sự thật là, chiến tranh hay đói nghèo chẳng là gì trước sự “nổi giận” của tự nhiên mang tên thảm họa biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Trước những tai ương do chính con người tạo ra khi phá hủy hệ sinh thái tự nhiên đó, con người thật nhỏ bé và yếu ớt. Chính vì vậy, giấc mơ của tôi là được sống trong một thế giới xanh, được tận hưởng bầu không khí trong lành, không khói bụi, được nhìn ngắm những thảo nguyên bất tận nơi những đàn ngựa, đàn hươu nai thỏa sức vẫy vùng. Điều đó sẽ dễ dàng hơn nếu như mỗi chúng ta có ý thức trong việc giữ gìn môi trường sống, không cần xa vời, chỉ cần ngay xung quanh chúng ta là đủ.
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu 5. (trang 128 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý cách diễn đạt giàu hình ảnh trong phần 3...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: