Ngữ văn lớp 11 trang 44 Tập 2 Cánh diều

92

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 44 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Tình ca ban mai giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tình ca ban mai

Câu 3. (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

Trả lời:

C1:

Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau:

“Em đi như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết.”

Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”. Em đi mang theo những ánh sáng le lói cuối cùng của ngày đi mất. 

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tơi, tựa như ánh sáng ngày mới đã dần quay trở lại. Khi em về, mọi sự sống cũng bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ.

“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che”

Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở” có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất. Em chính là ánh sáng đẹp nhất, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh.

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

Tình em như sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm được. Tình yêu ấy nhiều đến mức chi chít, là những ngôi sao vàng sáng không bao giờ lụi tàn.

C2:

Hình tượng “em” trong 4 khổ thơ đầu được so sánh với khoảng thời gian chiều, mai, trưa, khuya. Đó là những khoảng thời gian quay vòng trong một ngày.

“Em đi như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết.”

Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi mang chiều tàn đi mất, mang chim chóc bay xa. Em đi mang theo ánh sáng cuối cùng của ngày đi mất. 

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khi em về tựa ngày mai tới, như ánh sáng ngày mới tinh khôi. Khi em về, mọi sự sống bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ.

“Em ở, trời trưa ở,

Nắng sáng màu xanh che”

Trong lòng anh, khi “em ở” là lúc cái đẹp đang hiện hữu trước mắt anh là “màu xanh che” của “nắng sáng”, vẫn là cảnh vật thường ngày, vẫn là màu nắng quen thuộc, nhưng “em ở” mọi vật trở nên đẹp hơn, thanh tao hơn.

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

Tình em tựa sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn vĩnh hằng và vô tận, nhiều vô kể không bao giờ có thể đếm được. Tình yêu ấy là những ngôi sao vàng sáng không bao giờ lụi tàn.

Câu 4. (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Hình ảnh thơ ở các khổ 2 và 4, 6 và 8 có sự lặp lại và thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi này?

Trả lời:

C1:

Hình ảnh thơ ở các khổ 2 và 4, 6 và 8 có sự lặp lại và nhưng cũng có sự thay đổi. Nếu như ở khổ 2 và 4 chỉ xuất hiện hình ảnh của “em” và “tình em” thì ở khổ 6 và 8 đã xuất hiện “tình ta”. Giờ đây, tình yêu đã không chỉ tồn tại ở một phía mà nó đã tồn tại ở cả hai phía. 

C2:

Sự lặp lại và thay đổi hình ảnh thơ ở các khổ 2 và 4, 6 và 8 là nếu ở khổ 2 và 4 chỉ xuất hiện hình ảnh của “em” và “tình em” thì ở khổ 6 và 8 đã xuất hiện “tình ta” vì giờ đây, tình yêu đã xuất hiện song phương được hợp nhất, có cả anh và em, không chỉ tồn tại từ một phía nữa.

Câu 5. (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này?

Trả lời:

C1:

Khổ thơ cuối rất khác biệt so với các khổ thơ trước đó. Nếu các khổ thơ trước chỉ gồm hai câu thì ở khổ cuối chí có duy nhất một câu. Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả. Còn dòng thơ ở khổ cuối đã giúp cho cho chúng ta khẳng định thêm niềm tin và niềm hi vọng ở tình yêu.

C2:

- Khổ thơ cuối chỉ có 1 câu duy nhất.

- Ý nghĩa của sự khác biệt: Câu thơ duy nhất khẳng định nhất quán về niềm tin mạnh mẽ về tình yêu, về ngày mai chắc chắn em sẽ về. Khổ thơ cuối là lời kết cho toàn bộ cung bậc tình yêu đẹp đẽ như ánh ban mai dành cho em.

Câu 6. (trang 44 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Em thấy thích nhất hình ảnh / dòng thơ / khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

C1:

Em thích khổ thơ:

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khổ thơ đã thể hiện được niềm vui sướng của nhân vật trữ tình khi thấy em về. Em về không chỉ mang lại niềm vui cho con người mà còn mang lại niềm vui cho cả cảnh vật. Em về đã mang tia nắng sớm đến, chiếu sáng con người và thiên nhiên. Cuộc sống ngày mai chắc chắn luôn tốt đẹp hơn nên khi em về đã mang cả sự sống dồi dào tới, làm cho rừng non chồi non xanh biếc sinh sôi nảy nở.

C2:

Em thích nhất khổ thơ cuối vì:

- Về hình thức, khổ thơ rất đặc biệt khi chỉ có 1 dòng duy nhất.

- Về nội dung: Khổ thơ đã kết thúc trọn vẹn mạch cảm xúc mong ngóng, xốn xang xuyên suốt cả ngày dài nghĩ đến em, nghĩ đến “tình ta”. Câu thơ vừa khẳng định được niềm tin mạnh mẽ về tình yêu, về ngày mai em về và được hạnh phúc bên em; đồng thời cũng bộc lộ rõ sự trông mong, ngóng đợi tình yêu trở về của nhà thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá