Ngữ văn lớp 11 trang 43 Tập 2 Cánh diều

111

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 43 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Tình ca ban mai giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tình ca ban mai

Câu 1. (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Cách tổ chức khổ thơ có gì đặc biệt?

Trả lời:

C1:

Bài thơ gồm chín khổ thơ, tám khổ có 2 dòng thơ, riêng khổ cuối có 1 dòng. Mỗi khổ 2 dòng thơ là một cặp hình ảnh đối sánh các thời điểm trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc và nhận thức về tình yêu của tác giả. Dòng thơ ở khổ cuối khẳng định niềm tin, niềm hi vọng ở tình yêu

C2:

Bài thơ gồm chín khổ thơ, tám khổ có 2 dòng thơ, riêng khổ cuối có 1 dòng.

Câu 2. (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý các từ chỉ thời gian trong bốn khổ thơ đầu.

Trả lời:

C1:

Cấu trúc song hành: Em đi, em về, em ở: gắn với ba thời điểm: chiều, mai, trưa, gắn với nỗi buồn, sự sống, ánh sáng: Em đi như mang theo chút ánh sáng buổi chiều, chỉ còn lại đêm đen, mang tất cả âm thanh của sự sống (gọi chim vườn bay hết), chỉ còn sự im lặng; em về đem theo bình minh, sự sống (rừng non xanh lộc biếc); em ở đem tới sự ấm áp, sự che chở (nắng sáng màu xanh che).

C2:

- Các từ chỉ thời gian: chiều, mai, trưa, khuya, ban mai.

Câu 3. (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Chú ý sự lặp lại hình ảnh trong các dòng thơ số 8 và 16.

Trả lời:

C1:

- Hình ảnh lặp lại: hạt vàng chi chít

C2:

- Dòng thơ số 8: Rải hạt vàng chi chít

- Dòng thơ số 16: Mọc sao vàng chi chít

=> Hình ảnh lặp lại: sao vàng mọc chi chít.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1. (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Vì sao?

Trả lời:

C1:

Bài thơ có thể chia làm 3 phần như sau: 

- Bốn khổ thơ đầu: Đã thể hiện tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em. Em đến mang lại sức sống mãnh liệt cho thiên nhiên đất trời, em về làm cho chim vườn bay hết, em ở khiến trời cũng trong xanh hơn.

- Bốn khổ thơ sau: Bức tranh thiên nhiên cuộc sống ở khổ thơ này đã lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng cho bài thơ.

- Câu thơ cuối cùng: Miêu tả sự hạnh phúc khi em về. 

C2:

Bài thơ có thể chia làm 3 phần:

- Bốn khổ thơ đầu: Thể hiện tầm quan trọng của nhân vật trữ tình em.

- Bốn khổ thơ sau: Bức tranh thiên nhiên cuộc sống khi có “tình ta”.

- Câu thơ cuối cùng: Miêu tả sự hạnh phúc khi em về. 

Câu 2. (trang 43 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung.

Trả lời:

C1:

Trong bài thơ có rất nhiều yếu tố tượng trưng được sử dụng như lộc biếc, hạt vàng, ban mai, hoa em, sao vàng,... Việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng này giúp tăng tính biểu cảm và giúp cho bài thơ sinh động hơn.

C2:

- Yếu tố tượng trưng: hạt vàng

- Vai trò của yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung: giúp bài thơ sinh động hơn, biểu đạt những rung động, tình cảm mãnh liệt, ào ạt, đắm say của nhân vật trữ tình với “em”.

Đánh giá

0

0 đánh giá