Ngữ văn lớp 11 trang 40 Tập 2 Cánh diều

83

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 40 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Sông Đáy giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Sông Đáy

Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng gì?

Trả lời:

C1:

Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng về hình ảnh những chú cá bống quẫy đạp khiến nước bắn tung khắp nơi nhìn như những giọt nước mắt của dòng sông. Tác giả như muốn bộc lộ hết nỗi lòng của mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chứ bống kia.

C2:

Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng đến những giọt nước mắt của chảy không ngừng bởi nỗi nhớ quê hương tha thiết, cồn cào, nhà thơ nhớ thương và muốn khóc, muốn vỡ òa cho thỏa nỗi lòng.

Câu 3  (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Tại sao điệp ngữ "Sông Đáy ơi" được lặp lại ở khổ 3 và 4?

Trả lời:

C1:

Cụm từ "Sông Đáy ơi" được lặp đi lặp lại hai lần như một tiếng gọi tha thiết báo hiệu sự trở về muộn màng của chủ thể trữ tình. Nó chứa đựng những cảm xúc tha thiết, lưu luyến, bồi hồi của tác giả khi trở về nơi đây.

C2:

Điệp ngữ "Sông Đáy ơi" được lặp lại ở khổ 3 và 4 như tiếng gọi tha thiết báo hiệu sự trở về muộn màng của chủ thể trữ tình. Nó chứa đựng những cảm xúc tha thiết, lưu luyến, bồi hồi của tác giả khi trở về nơi đây.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1. (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ này cùng với cách chấm câu trong bài thơ có tác dụng gì đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Trả lời:

C1:

- Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do.

- Đúng với tên gọi của thể thơ, việc dùng từ ngữ cùng dấu chấm câu trong bài thơ không bị gò bó mà rất tự do, thoải mái, giúp cho mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài rất tự nhiên, đã thể hiển rõ nét tình cảm của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. 

C2:

- Thể thơ: Tự do

- Việc sử dụng thể thơ cùng dấu chấm câu tự do, thoải mái, giúp mạch thơ cùng mạch cảm xúc của bài thơ tự nhiên, thể hiện rõ nét tình cảm của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên, con người nơi đây và cho mẹ của mình.

Câu 2. (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

Trả lời:

C1:

Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình từ kí ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

Trình tự thời gian này giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn. Nó đã giúp thể hiện được những kỉ niệm vui buồn từ khi xa quê đến ngày trở về của tác giả. Qua đó đã nhấn mạnh hơn mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.

C2:

- Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình: từ kí ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

- Ý nghĩa của trình tự thời gian: giúp mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn, nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.

Câu 3. (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì?

Trả lời:

C1:

Hình ảnh người mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu bài thơ, ở câu thơ thứ 7, 16 và 17.

→  Ý nghĩa của hình tượng “mẹ” xuất hiện trong bài thơ là giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. 

C2:

Hình tượng mẹ xuất hiện 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu bài thơ, ở câu thơ thứ 7, 16 và 17.

- Ý nghĩa:  giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. 

Câu 4. (trang 40 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Hình tượng “em” mang lại những cảm xúc gì về sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình? Vì sao?

Trả lời:

C1:

Sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình không chỉ là nơi có những kí ức kỉ niệm với mẹ mà còn với “em”. Trong quá khứ, sông Đáy là nơi mà “em” đã cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hẹn hò, nơi đây chính là nơi chứng kiến tình yêu đôi lứa đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng là đoạn tình cảm mà tác giả rất trân trọng và ghi nhớ trong tim. Khi giờ đây trở về, sông Đáy chỉ còn mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì không thấy đâu.

C2:

 Hình tượng “em” mang lại những cảm xúc khắc khoải, trân trọng, nhung nhớ, ghi dấu mãi trong tim nhân vật trữ tình vì: “em” gắn liền với những kí ức tươi đẹp cùng nhân vật trữ tình gặp gỡ, hò hẹn nơi dọc dòng sông Đáy. Sông Đáy chứng kiến các mối tình chớm nở, tình yêu đôi lứa đẹp đẽ và sự chia xa đầy tiếc nuối.

Đánh giá

0

0 đánh giá