Ngữ văn lớp 11 trang 84 Tập 2 Kết nối tri thức

120

Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 84 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Văn bản đã đề cập đến sự vật, hiện tượng gì? Những thông tin cơ bản nào được trình bày trong văn bản?

Trả lời:

Văn bản đã đề cập đến biển đảo Việt Nam 

Những thông tin được trình bày như sau: 

- Biển đảo miền Bắc 

- Biển đảo miền Trung 

- Biển đảo miền Nam

Câu 2. (trang 84 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định hệ thống ý của văn bản. Tác giả đã cung cấp thông tin theo trình tự như thế nào?

Trả lời:

Giới thiệu khái quát về biển đảo Việt Nam 

Giới thiệu về những hòn đảo ở miền Bắc 

Giới thiệu về những hòn đảo ở miền Trung 

Giới thiệu về những hòn đảo ở miền Nam 

Khẳng định lại giá trị của biển đảo Việt Nam 

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):  Tác giả đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để chuyền tải các thông tin đến người đọc? Nêu tác dụng của yếu tố đó trong văn bản.

Trả lời:

C1:

Trong văn bản thuyết minh, tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo. Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.

C2:

- Tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo.

- Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá