Với soạn Ngữ văn 8 trang 78 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
… tuổi trẻ chí cao
Cờ đề sáu chữ quyết công vào lập công
Em biết nhân vậy ấy là ai, có công trạng gì mà được tôn vinh như vậy hay không? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trả lời:
C1:
- Nhân vật đó là Trần Quốc Toản.
- Trần Quốc Toản (1267- 1285) thuộc dòng dõi vua Trần. Cha mất sớm, ông ở với mẹ và được chú là Chiêu Thành Vương dạy dỗ chu đáo. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu võ nghệ và lòng quả cảm hơn người, rất ham đọc sách quân sự và có chí lớn. Ông được phong tước Hoài Văn Hầu khi mới 15 tuổi.
- Năm 1282, vua Trần Nhân Tông tổ chức Hội nghị quân sự cấp cao gồm các Vương hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mông - Nguyên. Vì còn ít tuổi nên Trần Quốc Toản không được tham dự Trần Quốc Toản vì hổ thẹn, uất ức đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Không nản lòng, ông đã tập hợp những người thân thuộc và trai tráng trong vùng thành đạo quân hơn 1000 người tự sắm sửa vũ khí, chiến thuyền và cùng nhau ngày đêm luyện võ, tập trận chờ thời cơ đánh giặc. Đội quân trẻ tuổi của Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, đền ơn vua).
C2:
- Nhân vật là Trần Quốc Toản.
- Trần Quốc Toản (1267- 1285) thuộc dòng dõi vua Trần. Cha mất sớm, ông ở với mẹ và được chú là Chiêu Thành Vương dạy dỗ chu đáo. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu võ nghệ và lòng quả cảm hơn người, rất ham đọc sách quân sự và có chí lớn. Ông được phong tước Hoài Văn Hầu khi mới 15 tuổi.
+ Trần Quốc Toản nổi tiếng với 2 giai thoại: Ông hổ thẹn, uất ức đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết vì còn quá nhỏ nên không được tham gia dự hội nghị cấp cao. Và việc ông tự tập hợp binh lính thành đội quân trẻ tuổi, giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” (phá giặc mạnh, đền ơn vua).
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Hình dung: Em hình dung thế nào về đoàn quân của Hoài Văn?
C1:
- Là đoàn quân hùng mạnh, chiến đấu vì chính nghĩa nên được bà con vô cùng quý mến.
C2:
- Đó là đội quân trẻ tuổi, hăng hái nghĩa khí, hùng mạnh chiến đấu vì chính nghĩa, được mọi người yêu mến.
2. Tóm tắt: Theo dõi và tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc.
C1:
-Tóm tắt trận đánh của liên quân Hoài Văn – Thế Lộc: Đây là trận đánh cho thấy tài trí hơn người của Trần Quốc Toản, tính cách cương trực, mạnh mẽ, thẳng thắn đã kết nghĩa thêm được người tài là Thế Lộc. Dù tương quan lực lượng giữa ta và địch khá lớn nhưng nhờ sự chỉ huy, kế sách tài tình mà bọn giặc đã bị mắc mưu, dẫn đến thất bại thảm hại.
C2:
Dù tương quan lực lượng giữa ta và địch khá lớn nhưng nhờ sự chỉ huy, kế sách tài tình mà bọn giặc đã bị mắc mưu, dẫn đến thất bại thảm hại. Trận đánh cho thấy tài trí hơn người của Trần Quốc Toản.
3. Theo dõi: Từ Chương XI đến chương XII-XIII, tuyến truyện có gì thay đổi?
-Từ chương XI đến chương XII -XIII, tuyến truyện thay đổi sang gia đoạn truyện mới, kết thúc trận đánh của Thế Lộc và Hoài Văn tuyến truyện chuyển sang câu chuyện của Chiêu Vương Thành đi đánh đuổi Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc kẻ đầu hàng quân Nguyên.
4. Dự đoán: Đội quân nào sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương?
-Đội quân sẽ tiếp viện cho Chiêu Thành Vương là đội quân của Hoài Văn Hầu.
5. Suy luận: Em hiểu thêm điều gì về nhân vật Hoài Văn qua câu nói này?
-Là người tuổi trẻ tài cao, tuổi trẻ nhưng dũng cảm, mưu trí, khiến cho những người dù dặn dày sương gió cũng phải bất ngờ.