Với soạn Ngữ văn 8 trang 77 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Hoàng Lê nhất thống chí giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí
Trả lời:
C1:
Hoàng Lê Nhất thống chí |
|||
Khái quát |
Nhân vật Nguyễn Huệ |
Sự thất bại của nhà Thanh |
Sự thảm hại của vua Lê Chiêu Thống |
1. Tác giả: Ngô Gia văn phái, thuộc dòng họ Ngô Thì, trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 - 1788) và Ngô Thì Du (1772 - 1840). Quê quán: làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Họ sống và làm quan dưới triều Nguyễn |
- Nguyễn Huệ là con người: hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quản quyết. + Chỉ trong vòng 1 tháng từ khi quân Thanh vào Thăng Long, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt để tiến quân ra Bắc. + Tế cáo lên ngôi Hoàng đế. + Xuất binh ra Bắc. + Tuyển mộ quân lính. + Mở cuộc tập duyệt binh ở Nghệ An. + Kêu gọi tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. - Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. + Biết lắng nghe những lời khuyên bảo của tướng sĩ + Nhận định tình hình và đưa ra quyết định quan trọng đúng lúc. + Sáng suốt, nhạy bén, biết dùng người tài - Ý chí quyết thắng và tài dụng binh như thần: + Trước khi xuất binh đã tính kĩ mọi chiến lược và tin chắc vào thắng lợi chỉ trong vòng 10 ngày xuất binh. + Là người có tài lãnh đạo tài tình, lẫm liệt, có nhiều chiến lược và mưu kế trong trận đánh. + Nhận định tình hình của quân giặc, của quân mình một cách tỉ mỉ và chi tiết. + Khích lệ tinh thần của chiến sĩ. + Khơi dậy lòng căm thù giặc. + Kính trọng những người lính mong muốn được chiến đấu cho Tổ quốc. - Là người có tầm nhìn xa, trông rộng. ⇒ Quang Trung là người anh hùng quả cảm, trí tuệ, sáng suốt, có tài dụng binh và mưu lược. |
- Tôn Sĩ Nghị bất tài, hèn nhát nhưng lại kiêu căng tự mãn, trễ nải quân cơ: “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc”; khi quân Tây Sơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của minh chuồn trước qua cầu phao, rồi nhăm hướng bắc mà chạy”. - Sầm Nghi Đống thì thắt cổ chết. - Binh sĩ: đánh trận đã tan tác, hỗn loạn, nhục nhã trở về nước. |
- Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc; - Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh; - Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh… |
2. Tác phẩm: Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán. Là cuốn tiểu thuyết viết theo lối chương hồi. |
C2:
1. Hồi thứ hai
2. Hồi thứ mười bốn
* Mối liên hệ giữa hai đoạn trích:
- Hai hồi là hai tuyến truyện có tính độc lập nhất định nhưng liên quan mật thiết với nhau:
(1) tuyến thứ nhất là chuỗi sự kiện diễn ra nơi phủ chúa - cung vua.
(2) tuyến thứ hai là chuỗi sự kiện về cuộc xâm lược nước ta của nhà Thanh; Vua
Quang Trung đại phá quân Thanh; sự thảm bại và cuộc trốn chạy của đội quân xâm lược nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.
=> Hai hồi có mối quan hệ nhân quả:
- Sự lục đục trong phủ chúa; xung đột quyền lợi giữa phủ chúa - cung vua và nỗi sợ hãi trước sức mạnh của Vua Quang Trung, nhà Tây Sơn (nguyên nhân) → sự cầu viện nhà Thanh của Vua Lê Chiêu Thống (kết quả).
- Cuộc xâm lược của đội quân nhà Thanh cùng sự bạc nhược, phản trắc của vua tôi Lê Chiêu Thống (nguyên nhân) dẫn đến việc Quang Trung lên ngôi vua, tiến quân ra Bắc, đại phá quân Thanh (kết quả).
Trả lời:
C1:
- Là vị tướng quyết đoán, mạnh mẽ, hành động dứt khoát, không chút do dự:
+ Nghe tin giặc đến chiếm Thăng Lỏng, không tỏ ra sợ hãi, nao núng ý chí mà câm quân ra trận
+ Lên ngôi vua để trấn an lòng dân, chiêu mộ binh sĩ
+ Tế cáo trời đất, gặp gỡ cống sĩ
+Tiến hành duyệt binh tại Nghệ An, ra phủ dụ, kiên quyết thực hiện hoạch
định
- Là vị tướng có trí tuệ anh minh, nhạy bén, sáng suốt:
+ Có khả năng phân tích rõ ưu thế của ta và đich, biết nhìn nhận tình hình, nắm chắc thời cuộc
+ Lời phủ dụ có lý, có tình, cảm kích quân dân
+ Biết cách dùng người, chọn người
- Biết nhìn xa trông rộng:
+ Lập các kế hoạch tiến đánh để thực hiện
- Vị tướng lẫm liệt, dũng cảm:
+ Xông pha chiến trận không sợ hãi
+ Tinh thần, khí thế và sức mạnh của nghĩa quân khiến giặc lung lay
+ Giành chiến thắng thần tốc
=> Là linh hồn của cuộc chiến
=> Nguồn cảm hứng từ việc tôn trọng sự thật lịch sử và lòng tự hào về người hùng dân tộc.
C2:
Các chi tiết thể hiện nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung:
- Nghe tin giặc đến chiếm Thăng Long, không tỏ ra sợ hãi, nao núng mà cầm quân ra trận.
- Lên ngôi vua để trấn an lòng dân, chiêu mộ binh sĩ.
- Tế cáo trời đất, gặp gỡ cống sĩ.
- Tiến hành duyệt binh tại Nghệ An, ra phủ dụ, kiên quyết thực hiện hoạch định.
- Có khả năng phân tích rõ ưu thế của ta và địch, biết nhìn nhận tình hình, nắm chắc thời cuộc.
- Lời phủ dụ cảm kích quân dân.
- Biết cách dùng người, chọn người.
- Lập kế hoạch chi tiết để thực hiện.
=> Nét tính cách của vua Quang Trung được biểu hiện cụ thể:
- Là vị tướng quyết đoán, mạnh mẽ, hành động dứt khoát, không chút do dự.
- Là vị tướng có trí tuệ anh minh, nhạy bén, sáng suốt.
- Biết nhìn xa trông rộng.
- Vị tướng dũng cảm, lẫm liệt, linh hồn của cuộc chiến.
Trả lời:
C1:
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả sinh động, cụ thể, chân thực, ngôn ngữ chọn lọc
+ Hình ảnh đặc sắc, chị tiết tinh tế, gợi cảm
+ Kết hợp tự sự, miêu tả
+ Giọng điệu linh hoạt
C2:
Nghệ thuật kể chuyện của tác giả:
- Miêu tả sinh động, cụ thể, chân thực, ngôn ngữ chọn lọc.
- Hình ảnh đặc sắc, chị tiết tinh tế, gợi cảm.
- Kết hợp tự sự, miêu tả.
- Giọng điệu linh hoạt.
Trả lời:
C1:
- Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh là:
+ Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh: thái độ phê phán thể hiện qua cách tưởng thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghi lễ đăng quang của hoàng đế...
+ Với vua tôi Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh thái độ phê phán, chế giễu thể hiện qua cách tưởng thuật, miêu tả các cảnh thua trận, đặc biệt là cảnh chạy trốn nhục nhã của chúng.
+ Với Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn: thái độ nể trọng, ngợi ca thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả tính kỉ luật, dũng mãnh, cách thể hiện chân dung Hoàng đế Quang Trung như một anh hùng chiến trận, một vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng,
- Truyện lịch sử tuy rất coi trọng tính xác thực của các thông tin khách quan liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, nhưng cũng chấp nhận cái nhìn cách nhìn lịch sử theo quan điểm, thái độ của tác giả. Theo đó, cũng chấp nhận việc tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc theo cách riêng. Thái độ phê phán, tố cáo của tác giả với đội quân xâm lược nhà Thanh thể hiện chủ nghĩa yêu nước, lập trường dân tộc và rất rạch ròi. Ngô Gia văn phái tuy có tư tưởng phò Lê nhưng không vì thế mà không phô bày tội trạng của vua tôi Lê Chiêu Thống hay không thừa nhận khẳng định công trạng lịch sử của Vua Quang Trung.
C2:
- Đối với vua Quang Trung, tác giả thể hiện thái độ nể trọng, ngợi ca trước một người anh hùng chiến trận, vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng.
- Đối với anh em Trịnh Tông và đám kiêu binh, tác giả thể hiện thái độ khinh thường, phê phán, châm biếm với những kẻ gây thương đau cho đất nước.
- Đối với Lê Chiêu Thống và quân xâm lược Thanh, tác giả thể hiện thái độ khinh thường, phê phán, châm biếm với những kẻ thù.
=> Cách thể hiện thái độ phù hợp với truyện lịch sử vì truyện đã thể hiện thái độ phê phán, tố cáo của tác giả với đội quân xâm lược nhà Thanh thể hiện chủ nghĩa yêu nước, lập trường dân tộc và rất rạch ròi. Ngô Gia văn phái tuy có tư tưởng phò Lê nhưng không vì thế mà không phô bày tội trạng của vua tôi Lê Chiêu Thống hay không thừa nhận, khăng định công trạng lịch sử của Vua Quang Trung.
Trả lời:
C1:
– Về Vua Quang Trung: nhà vua hiện lên trong VB truyện là người anh hùng dân tộc đã lập nên kì tích xưa nay chưa từng có: với nghệ thuật dùng binh, tài thao lược, chỉ trong năm ngày đã đập tan đội quân xâm lược nhà Thanh, đuổi chúng về nước...
- Về cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta: Cho dù vua tôi Lê Chiêu Thống hẻn hạ, “ôm chân” nhà Thanh xâm lược, quân dân ta thời ấy vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chỉ độc lập tự cường và truyền thống đấu tranh bất khuất dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung.
C2:
Về Vua Quang Trung: nhà vua hiện lên là người anh hùng dân tộc đã lập nên kì tích xưa nay chưa từng có: với nghệ thuật dùng binh, tài thao lược, chỉ trong năm ngày đã đập tan đội quân xâm lược nhà Thanh, đuổi chúng về nước...
- Về cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta: Quân dân ta thời ấy đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chỉ độc lập tự cường và truyền thống đấu tranh bất khuất dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung.
Trả lời:
C1:
- So sánh với cốt truyện: Xe đêm
=> Cốt truyện trong văn bản trên với cốt truyện Xe đêm:
+ Đều có cốt truyện đa tuyến.
+ Đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.
C2:
Cốt truyện trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (cốt truyện đa tuyến) |
Cốt truyện trong văn bản Lặng lẽ Sapa (cốt truyện đơn tuyến) |
|
Điểm tương đồng |
- Có nhiều hoặc một vài nhân vật cùng xuất hiện. - Là tác phẩm tự sự. |
|
Điểm khác biệt |
- Cốt truyện có nhiều chuỗi sự kiện, nhiều tuyến nhân vật, đan xen với nhau. - Tiểu thuyết chương hồi - Lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau. |
- Cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, 1 tuyến truyện duy nhất. - Truyện ngắn hiện đại. |