Ngữ văn 8 trang 19 Tập 2 Chân trời sáng tạo

53

Với soạn Ngữ văn 8 trang 19 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Bồng chanh đỏ giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bồng chanh đỏ

Câu hỏi (trang 19 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, chúng ta có nên nuôi nhốt các loài động vật hoang dã hay không? Vì sao?

Trả lời:

C1:

- Theo em, chúng ta không nên nuôi nhốt các loài động vật hoang dã. Vì không phải giống loài động vật nào cũng phù hợp với môi trường của con người hay những hộ gia đình xung quanh sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, bản năng và thần kinh của động vật.

C2:

Theo em, chúng ta không nên nuôi nhốt các loài động vật hoang dã vì vốn dĩ chúng cần được tự do sống trong môi trường tự nhiên.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Em hình dung như thế nào về vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ qua lời miêu tả của chú bé Hoài?

C1:

Vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ qua lời miêu tả của chú bé Hoài là:

- Cái mỏ nhọn hoát và oai vệ, dài như một cái quản bút.

- Lông ức hung hung vàng, toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa.

- Đôi cánh rất đẹp.

C2:

- Vẻ đẹp của chim bồng chanh đỏ qua lời miêu tả của chú bé Hoài: bộ lông đẹp, nhiều màu sắc, tập tính sinh hoạt độc đáo.

2. Dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ?

C1:

- Điều sẽ xảy ra khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ: Chim bồng chanh đỏ đã xuất hiện trong tổ cùng với các chú chim con và niềm khao khát có được chim bồng chanh đỏ của anh anh em Hoài.

C2:

Khi hai anh em ra đầm nước, nơi chim bồng chanh làm tổ, họ nhìn thấy chim bồng chanh đỏ xuất hiện trong tổ chùng với các chú chim con.

3. Suy luận: Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện nét tính cách gì của Hoài?

C1:

-Hành động vuốt ve đôi cánh mượt mà của chú chim bồng chanh thể hiện nét tính cách của Hoài: yêu thương động vật, nâng niu, yêu quý.

C2:

Hành động đó đã thể hiện Hoài là một cậu bé giàu tình yêu thương, nâng niu, yêu quý động vật.

4. Liên hệ: Em đã bao giờ trải nghiệm cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” khi từ bỏ một thứ mình yêu thích?

C1:

- Cảm giác “tiếc ngẩn tiếc ngơ” đã đến với em khi em phải nhường con búp bê yêu thích của mình cho em gái, nhưng em nghĩ em bé nên chiều em một chút thế là em không buồn nữa.

C2:

Em đã từng tiếc ngẩn tiếc ngơ khi từ bỏ chuyến đi sang châu Âu do bác em rủ sang chơi vì em sợ phải đi một mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá