Ngữ văn 8 trang 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo

671

Với soạn Ngữ văn 8 trang 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Nam quốc sơn hà giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nam quốc sơn hà

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Xác định bố cục của bài thơ.

Trả lời:

C1:

2 phần:

- Câu 1,2: Giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.

- Câu 3,4: cảnh cáo việc quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của chúng khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.

C2:

Bố cục: 2 phần

- Câu 1 – 2: Giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thểthay đổi của chủ quyền đất nước.

- Câu 3 – 4: Cảnh cáo việc quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của chúng khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Theo em, bài thơ đã đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ tứ tuyệt luật Đường như thế nào?

Trả lời:

C1:

– Số câu: 4.

– Số chữ trong câu: 7.

– Niêm: Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niệm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niệm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.

− Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (cư – thư – hư).

– Đối: Thơ tứ tuyệt không có quy định đổi cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú.

– Kết luận: Bài thơ tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường.

C2:

- Số câu, số chữ: 4 câu, 7 chữ/câu

- Luật: luật trắc vần bằng

- Niêm: câu 1 niêm với câu 4; câu 2 niêm với câu 3.

- Vần: hiệp 1 vần (cư - thư - hư)

- Đối: không cụ thể

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:

a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

b. Tác dụng của việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai.

Trả lời:

C1:

a.

- Hai câu đầu giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước. Tác giả dùng từ “Nam quốc”, “Nam để” để khẳng định sự chính danh của quốc gia, của bậc đế vương có chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Bên cạnh đó, trong chế độ phong kiến xưa, “đế” là danh xưng cao nhất dành cho người đứng đầu một nước. Đối với triều đình phong kiến Trung Hoa, chỉ có vua của họ mới là “đế”, còn vua các nước nhỏ là “vương”, thấp hơn “đế” một bậc. Ở đây, tác giả bài thơ dùng từ “Nam đế” để nhấn mạnh vị thế dân tộc và sự ngang hàng của vua nước Nam với vua phương Bắc.

- Câu đầu có thể ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Cách ngắt nhịp trong câu theo nhịp 4/3 “Nam quốc sơn hà/ Nam đế cư” hoặc “Nam quốc/ sơn hà/ Nam để cư”: tỏ rõ hai vấn đề quan trọng nhất là “sông núi nước Nam”, và “vua nước Nam” đi liền với nhau ngay trong câu mở đầu của bài thơ. Đây là cách ngắt nhịp tiêu biểu của thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, tạo âm điệu chậm rãi, trang nghiêm.

b.

Việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai cho thấy “tính pháp lí” của chủ quyền: chủ quyền đã được ghi rõ, quy định rõ bằng VB của “nhà trời”, không phải chuyện người thường muốn mà thay đổi được và cũng không thể thay đổi được bằng hành vi xâm lược.

C2:

- Hai câu đầu, tác giả đã giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.

a. Tác dụng: tạo âm điệu chậm rãi, trang nghiêm, hào hùng.

b. Tác dụng: cho thấy tính “pháp lí”, chắc chắn của chủ quyền đã được ấn định bởi văn bản của “nhà trời”.

Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?

Trả lời:

C1:

- Tác giả nói với quân xâm lược rằng: Chúng bay hãy chờ xem chúng bay sẽ thất bại như thế nào, với thái độ kiên quyết, mạnh mẽ, tràn đầy niềm tin và lòng tự hào dân tộc.

C2:

- Ở hai câu cuối, tác giả nói với quân xâm lược Tống, dự báo sự thảm bại trong tương lai của kẻ thù trên đất Nam bằng thái độ kiên quyết, ngạo nghễ, mạnh mẽ tràn đầy tự tin và lòng tự hào dân tộc.

Đánh giá

0

0 đánh giá