Ngữ văn 8 trang 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

27

Với soạn Ngữ văn 8 trang 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Nam quốc sơn hà giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nam quốc sơn hà

Câu hỏi (trang 7 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tìm đọc thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý và trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077).

Trả lời:

C1:

1. Diễn biến:

- Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được.

- Cuối xuân 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bắt ngờ đánh vào đồn giặc.

2. Kết quả:

- Quân giặc “Mười phần chết đến năm sáu phần”.

- Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa và rút quân về nước.

3. Nguyên nhân - Ý nghĩa:

- Sự ủng hộ tinh thần đoàn kết của quân dân ta

- Tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt

- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

- Củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

- Đập tan mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống.

C2:

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý: diễn ra từ năm 1075 - 1077, trải qua 2 giai đoạn: Nhà Lý đánh phủ đầu sang đất Tống; Nhà Lý rút về phòng thủ chống lại sự phản công của quân Tống. Sau đó hai bên đàm phán, quân Tống rút khỏi Đại Việt.

- Trận chiến dọc phòng tuyến sông Như Nguyệt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt (năm 1077): trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt.

+ Trận đánh cuối cùng có tính quyết định của cuộc chiến tranh Tống - Việt.

+ Quân dân Đại Việt giành chiến thắng vang dội.

* Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận: Em hiểu thế nào là “thiên thư”?

- Thiên – trời, thư – sách

=> Thiên thư: sách trời.

Đánh giá

0

0 đánh giá