Ngữ văn 8 trang 134 Tập 1 Chân trời sáng tạo

20

Với soạn Ngữ văn 8 trang 134 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ôn tập cuối học kì 1 lớp 8 trang 131 tập 1 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 lớp 8 trang 131 tập 1

Câu 1 trang 134 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Liệt kê những nội dung thực hành nói và nghe mà em đã trải nghiệm ở mỗi bài học của học kì 1. Trong những nội dung ấy, em có ấn tượng với trải nghiệm ở bài học nào nhất?

Trả lời: 

C1:

- Những nội dung thực hành nói và nghe mà em đã được trải nghiệm ở mỗi bài của học học kì I:

+ Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

+ Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

+ Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Trong những nội dung ấy, em có ấn tượng với trải nghiệm ở bài học Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội.

C2:

Những nội dung thực hành nói và nghe:

●       Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác

●       Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó

●       Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

●       Thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống

●       Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Câu 2 trang 134 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Theo em, việc nghe, tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác và nghe, nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời: 

C1:

Việc nghe, tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác và nghe, nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó có điểm giống và khác nhau:

- Điểm giống: Ghi lại các thông tin quan trọng, thu thập thông tin, tăng sự hiểu biết.

- Điểm khác:

+ Nghe, tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác: Người nghe chỉ thu thập được thông của một cá nhân và có thể chưa được khẳng định tính đúng

+ Nghe, nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó: Nội dung sẽ được tổng hợp từ nhiều nguồn, có thêm nhiều thông tin giá trị, và đã được đảm bảo tính đúng

C2:

- Giống nhau: Cùng tóm tắt nội dung từ bên ngoài, ý kiến của người khác

- Khác nhau: Nghe tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác thì cần sự tập trung và cần xem xét ý hiểu, cách trình bày của người khác để rút kinh nghiệm còn nghe nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó thì cần sự tập trung và chọn lọc ra các ý kiến tốt nhất để trình bày.

Câu 3 trang 134 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Nếu được chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, em sẽ chọn chia sẻ điều gì?

Trả lời: 

C1:

Nếu được chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến việc trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, em sẽ chọn chia sẻ:

- Trước khi trình bày cần thu thập đủ thông tin và đảm bảo chính chính xác của các thông tin

- Có lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh, đánh giá và tăng tính thuyết phục, tạo sự tin tưởng nơi người đọc người nghe.

C2:

Em sẽ chọn chia sẻ về cách tìm ý:

- Dựa vào bài viết lựa chọn các ý chính, các chỗ có thể lược bỏ.

- Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người nghe.

- Sử dụng công cụ hỗ trợ như: bản tóm tắt các ý chính đề khi cần chỉ nhìn lướt qua là nhớ, chuẩn bị tìm hình ảnh, video, sơ đồ, bảng biểu để trình chiếu nhằm tăng tính thuyết phục cho lí lẽ và bằng chứng.

- Dự kiến trước một số điểm thắc mắc mà người nghe có thể nêu lên để tìm cách trả lời, giải đáp.

Câu 4 trang 134 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Điều quan trọng nhất cần lưu ý để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống đạt kết quả như mong muốn là gì? Vì sao em cho là như vậy?

Trả lời: 

C1:

Điều quan trọng nhất cần lưu ý để việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống đạt kết quả như mong muốn là: Kiến thức, sự hiểu biết về vấn đề định trình bày và thảo luận. Vì nếu không có kiến thức đúng và đủ thì mọi khâu khác của việc trình bày, thảo luận thì không còn sức thuyết phục và không thể tiến hành.

C2:

Theo em là cần tôn trọng quan điểm khác biệt. Bởi mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, cần tôn trọng các ý kiến đó, không chen ngang mà nên nghe và thống nhất, học hỏi, tìm ra ý kiến tốt nhất để cùng nhau học tập trao đổi

Đánh giá

0

0 đánh giá