Ngữ văn 8 trang 132 Tập 1 Chân trời sáng tạo

260

Với soạn Ngữ văn 8 trang 132 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ôn tập cuối học kì 1 lớp 8 trang 131 tập 1 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 lớp 8 trang 131 tập 1

Câu 3 trang 132 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được ở học kì 1 về việc đọc hiểu văn bản theo một số thể loại cụ thể:

STT

Thể loại

Kinh nghiệm đọc rút ra

1

Thơ sáu chữ, bảy chữ

 

2

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

 

3

Văn bản nghị luận

 

4

Truyện cười

 

5

Hài kịch

 

Trả lời: 

C1:

Tóm tắt những kinh nghiệm đã được tích lũy qua việc đọc hiểu văn bản theo thể loại

STT

Thể loại

Kinh nghiêm đọc rút ra

1

Thơ sáu chữ, bảy chữ

Đếm số câu và số chữ trong câu, nếu các câu đều có sáu chữ là thể thơ sáu chữ, thơ 7 chữ là mỗi dòng có 7 chữ

2

Văn bản thuyết minh, giải thích về một hiện tượng tự nhiên

Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về hiện tượng tự nhiên, thường kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, biểu đồ…)

3

Văn bản nghị luận

Đưa ra quan điểm đánh giá của người viết về một vấn đề nào đó

4

Truyên cười

Là những câu chuyện ngắn gọn, thời gian và không gian không xác định, tình huống trào phúng gây tiếng cười nhằm phê phán thói hư tật xấu.

5

Hài kịch

Kịch dùng, hình thức gây cười để đả kích, phê phán thói xấu, hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Nhiều nhân vật, biểu diễn trên sân khấu và kết hợp các yếu tố hỗ trợ diễn xuất

C2:

STT

Thể loại

Kinh nghiệm đọc rút ra

1

Thơ sáu chữ, bảy chữ

- Xác định được các loại vần trong thơ như vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách.

- Chỉ ra mạch cảm xúc của một bài thơ và căn cứ thể hiện mạch cảm xúc ấy.

- Chỉ ra được cảm hứng chủ đạo của một bài thơ.

2

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

- Tìm hiểu bố cục tổng quan.

- Xác định được đối tượng thuyết minh.

- Nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh.

3

Văn bản nghị luận

- Chú ý tìm ra các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng để thấy được sự liên kết của văn bản.

- Cần hiểu được mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản.

- Nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả.

4

Truyện cười

- Khái quát những đặc trưng của thể loại truyện cười.

- Chỉ ra mục đích của tiếng cười.

- Trả lời câu hỏi: Cái cười ở đây bật ra nhằm mục đích gì? Có thể rút ra những bài học gì cho cuộc sống từ truyện cười đã đọc.

5

Hài kịch

- Tìm hiểu nhân vật kịch

- Tìm hiểu xung đột kịch

- Tìm hiểu hành động kịch

- Tìm hiểu ngôn ngữ kịch

- Các thủ pháp trào phúng.

Tiếng Việt 

Câu 1 trang 132 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể chúng ta. Nó là một yếu tố làm cơ thể thêm khỏe mạnh, mang lại cho con người niềm vui. Tiếng cười bắt đầu từ phổi và cơ hoành, tạo ra rung động ở khắp các cơ quan nội tạng, giúp thân thể vận động dễ chịu. Về mặt y học, nụ cười kích thích máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Cười nhiều cũng làm tăng tốc độ hô hấp, giúp toàn thân nóng lên, căng tràn sức sống. Khi cười, cơ thể được khôi phục về trạng thái sung sức, cân bằng và các chức năng của cơ thể vì thế cũng được cấu trúc lại vững chắc và hài hòa hơn.

(Theo O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn, Tiếng cười có lợi ích gì?)

a. Cho biết đoạn văn trên được viết theo kiểu diễn dịch, quy nạp, song song hay phối hợp.

b. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên (nếu có)

c. Tìm ít nhất ba từ Hán Việt trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa của chúng.

Trả lời: 

C1:

a. Đoạn văn trong dược viết theo kiểu diễn dịch

b. Câu chủ đề: “Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể của chúng ta”

c. Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn:

“Nhiệm vụ”: Công việc được giao phó, yêu cầu thực hiện đúng quy định, thời hạn

“Nội tạng”: Các bộ phận bên trong cơ thể của con người hoặc con vật.

“Hô hấp”: Hoạt động thở để duy trì sự sống của người hoặc vật.

C2:

a.

Đoạn văn trên được viết theo kiểu diễn dịch

b.

Câu chủ đề của đoạn văn trên là: “Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trong với cấu trúc cơ thể của chúng ta.”

c.

- Thân thể: thân mình, chỉ chung mình mẩy chân tay của một người.

- Hài hòa: phối kết phù hợp và cân đối, hòa thuận nhịp nhàng

- Khôi phục: Cái gì đã mất mà lấy lại được, làm cho việc gì trở lại như vốn có, như trước đó gọi là "khôi phục".

Câu 2 trang 132 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Cho bài ca dao sau:

Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

a. Xác định từ ngữ địa phương có trong bài ca dao và nêu tác dụng của từ ngữ này.

b. Tìm thán từ có trong bài ca dao và cho biết tác dụng của thán từ ấy.

Trả lời: 

C1:

a. Từ ngữ địa phương có trong bài ca dao: “miệt”

 Tác dụng: Thể hiện màu sắc riêng làm nổi bật địa danh được nhắc tới

b. Thán từ trong bài ca dao: “ơi”

Tác dụng: Dùng để gọi đáp, giống như một lời mời gọi.

C2:

a. Từ “miệt” là từ ngữ địa phương 

= > Thể hiện niềm tự hào, yêu mến và biết ơn của tác giả dân gian đối với quê hương xứ sở.

b. Thán từ “Ai ơi”

= > Dùng để bộc lộ tình cảm và dùng để gọi đáp.

Câu 3 trang 132 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Đọc câu tục ngữ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.

a. Tìm từ tượng thanh có trong câu tục ngữ trên và cho biết từ tượng thanh ấy có tác dụng gì.

b. Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ trên.

Trả lời: 

C1:

a, Từ tượng thanh trong câu tục ngữ: “uôm uôm”

Tác dụng: Mô phỏng tiếng kêu của ếch, giúp người đọc hình dung được âm thanh của đối tượng.

b, Nghĩa tường minh của câu tục ngữ: Mô phỏng tiếng kêu của ếch vào tuổi tối và mực nước của ao (cái lu nước ngoài trời)

Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ: “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước” có nghĩa là 1 câu tục ngữ ám chỉ về thời tiết, khi mà lúc ếch kêu uôm uôm vào tối hôm đó thì tối đó ắt hẳn trời sẽ mưa và mưa lớn khiến cho ao chuôm để ngoài trời có thể đầy nước. Đồng thời đây là 1 câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết từ xa xưa răn dạy con cháu biết cách tích trữ nước để phục vụ việc sinh hoạt – đời sống vì khi xưa hệ thống nước uống – tưới tiêu không như ngày nay.

C2:

a. Từ tượng thanh là “uôm uôm”

= > Tác dụng miêu tả sinh động tiếng ếch kêu giúp cho câu văn sống động hơn.

b.

 - “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước” có nghĩa là 1 câu thành ngữ ám chỉ về thời tiết, khi mà lúc ếch kêu uôm uôm vào tối hôm đó thì tối đó ắt hẳn trời sẽ mưa và mưa lớn khiến cho ao chuôm để ngoài trời có thể đầy nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá