Ngữ văn 8 trang 90 Tập 1 Chân trời sáng tạo

56

Với soạn Ngữ văn 8 trang 90 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Viết đoạn văn kể lại một hoạt động xã hội giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Viết đoạn văn kể lại một hoạt động xã hội

Câu 1 trang 90 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Bài văn viết về hoạt động xã hội nào? Em có nhận xét gì về trình tự các sự việc được kể trong bài viết?

Trả lời: 

C1:

Bài văn viết về hoạt động xã hội: Chuyến thăm bệnh nhi tại bệnh viện Ung bướu

Trình tự các sự việc được kể trong bài viết: Những sự kiện được kể theo trình tự thời gian, chi tiết, cụ thể từng việc.

C2:

- Bài văn viết về hoạt động thăm bệnh nhân nhi ung thư tại bệnh viên Ung bướu trong khuân khổ ngày hội “Ước mơ của Thúy”.

- Các sự việc trong bài viết được kể theo trình tự thời gian, thể hiện trình tự diễn tiến của hoạt động.

Câu 2 trang 90 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Chỉ ra đoạn văn giới thiệu thông tin cơ bản về hoạt động xã hội được kể.

Trả lời: 

C1:

Đoạn văn giới thiệu thông tin cơ bản về hoạt động xã hội được kể: Đoạn số 3, bắt đầu từ “Bảy giờ sáng… Các em mong muốn điều gì nhất?”

C2:

- Đoạn văn giới thiệu thông tin cơ bản về hoạt động xã hội được kể là đoạn văn thứ hai.

Câu 3 trang 90 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Xác định ngôi kể của bài viết. Vì sao người viết chọn ngôi kể ấy?

Trả lời: 

C1:

Ngôi kể của bài viết: Ngôi thứ nhất xưng tôi

Lý do người viết chọn ngôi kể ấy: Đây là những trải nghiệm của chính bản thân người viết, không ai có thể viết lại chính xác về sự việc, cảm nhận bằng chính nhân vật trải nghiệm. Điều này tạo ra sự chân thực cho bài viết.

C2:

- Bài viết được viết theo ngôi thứ nhất.

- Chọn ngôi kể thứ nhất vì hoạt động xã hội này là trải nghiệm của chính người viết, để lại nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. Giúp người viết kể lại hoạt động chân thực, dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

Câu 4 trang 90 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp em hình dung điều gì về hoạt động xã hội được kể trong bài viết?

Trả lời: 

C1:

Các yếu tố miêu tả, biểu cảm giúp em hình dung ra nhiều điều về hoạt động xã hội được kể trong bài viết: Các hoạt động trong buổi hôm đó đã diễn ra như thế nào, gồm có những hoạt động gì. Khi được chứng kiến những em nhỏ ung thư thì cảm xúc của mọi người được bộc lộ đó là sự cảm thông, chia sẻ, yêu thương.

C2:

- Các yếu tố miêu tả: giúp hình dung rõ hơn về quang cảnh, con người → câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.

- Các yếu tố biểu cảm: giúp hình dung về tình cảm, cảm xúc của người viết, dễ dàng khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.

Hướng dẫn viết

Câu hỏi trang 90 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Hãy viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em suy nghĩ, tình cảm sâu sắc. Bài viết có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm hoặc cả hai yếu tố trên.

Trả lời: 

C1:

Với tinh thần “Cho đi là còn mãi” với lợi ích của việc hiến máu đã giúp thay đổi suy nghĩ của rất nhiều người đặc biệt là thế hệ trẻ. Hiến máu nhân đạo được xem là hành động đẹp, vì sức khỏe, vì sự sống của con người, mang giá trị nhân đạo cao cả và nhân văn sâu sắc.

Với ý nghĩa “Giọt máu cho đi - Cuộc đời ở lại”, Hiến máu nhân đạo là một trong những hoạt động thường niên ý nghĩa của Ngân hàng Shinhan, thu hút sự quan tâm và tham gia nhiệt tình bởi tất cả nhân viên và Ban lãnh đạo ngân hàng.

Vào ngày 16/12 và 17/12/2020, hơn 300 nhân viên Shinhan ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đã cùng nhau tham gia ủng hộ 92,15 lít máu, nhằm góp phần đem lại niềm hy vọng và sự sống cho các bệnh nhân hiểm nghèo ở khắp mọi miền Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn các bệnh viện đang khan hiếm nguồn máu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

“Đồng cảm” và “chia sẻ” là hai điều vô cùng quan trọng và cần thiết để hình thành nên một xã hội văn minh, nhân ái và ai ai cũng được thụ hưởng những điều tốt đẹp và sống trong sự yêu thương.

C2:

Những hoạt động xã hội thường mang đến nhiều giá trị nhân văn tốt đẹp. Một trong những hoạt động xã hội mà tôi vẫn thường tham gia là ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra do trường học tổ chức.

Mỗi năm, miền Trung thường phải hứng chịu những cơn bão. Dù người dân đã có những biện pháp phòng chống như gia cố nhà cửa, cất trữ lương thực lên cao hay di tản khỏi vùng tâm bão. Nhưng sau mỗi cơn bão, hậu quả ngay ra cho con người vẫn rất nặng nề. Chính vì vậy, nhân dân khắp cả nước đã cùng hướng về miền Trung ruột thịt với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Trong đó, trường học của tôi đã phát động hoạt động: “Vì miền Trung ruột thịt”. Cuối tuần trước, cô tổng phụ trách đã tổ chức một buổi họp với cán bộ lớp. Với vai trò là lớp trưởng, tôi đã đến lắng nghe và ghi chép lại toàn bộ thông tin cần thiết. Sau đó, tôi đã phổ biến với các bạn trong lớp vào giờ sinh hoạt đầu tuần này. Hoạt động sẽ diễn ra trong một tuần, từ thứ hai đến thứ sáu tuần này. Chúng tôi có thể ủng hộ quần áo, thực phẩm, đồ dùng học tập hoặc một số tiền nhỏ... Các lớp trưởng sẽ tiến hành tổng hợp lại rồi đem nộp cho nhà trường vào thứ sáu. Sau đó, các thầy cô sẽ tổ chức một chuyến đi vào miền Trung để đem những món quà này cho người dân ở đó.

Khi nghe tôi phổ biến, các thành viên trong lớp đều rất hưởng ứng. Tôi đã xin mẹ một số tiền nhỏ để ra hiệu sách để mua một số đồ dùng học tập như bút bi, thước kẻ, hộp bút.... Trở về nhà, tôi còn lấy những cuốn sách giáo khoa của năm học trước vẫn còn mới và gói lại cẩn thận. Bố còn cho tôi hai trăm nghìn đồng để mang đến ủng hộ. Trong một tuần, các bạn trong lớp đã đem đến rất nhiều món đồ giá trị.

Sau một tuần nhận ủng hộ, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh. Tôi cảm thấy hoạt động này thật ý nghĩa. Tôi sẽ tích cực tham gia nhiều hoạt động như vậy hơn nữa.

Những việc làm tốt sẽ đem đến niềm vui cho con người. Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội giàu ý nghĩa để biết lan tỏa yêu thương, nhận lại những điều tích cực cho bản thân.

Đánh giá

0

0 đánh giá