Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Ngữ văn 8 trang 88 Tập 1 Chân trời sáng tạo

36

Với soạn Ngữ văn 8 trang 88 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Văn hay giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Văn hay

Câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Xác định đề tài, cốt truyện, bối cảnh của truyện cười trên.

Trả lời:

C1:

- Đề tài câu truyện cười trên thuộc thể loại mỉa mai, châm biếm

- Cốt truyện kể về việc một ông chồng cứ ngỡ rằng mình viết đẹp, văn hay, vui vì người vợ đã phát hiện ra tài năng của mình nhưng sự thật thì người vợ đang trêu trọc, châm biếm chồng.

- Bối cảnh của câu truyện rất gần gũi với người đọc là hình ảnh cặp vợ chồng cùng trao đổi, nói chuyện hằng ngày.

C2:

- Truyện cười thuộc đề tài châm biếm.

- Cốt truyện xoay quanh tình huống một ông chồng cứ tưởng mình viết đẹp nhưng mà sự thực thì không phải vậy.

- Bối cảnh gần gũi là hình ảnh hai vợ chồng trao đổi, giao tiếp hàng ngày.

Câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Nhân vật người vợ được khắc họa qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này?

Trả lời:

C1:

- Nhân vật người vợ được hiện lên thông qua những chi tiết:

+ Bà vợ đến bên và bảo: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không”

+ Bà vợ thong thả nói: “Ông chả biết tính toán gì cả…”

- Nhân vật người vợ là người biết cách nói ý, thể hiện sự khéo léo, mặc dù châm chọc người chồng của mình nhưng không khiến chồng cảm thấy bị xúc phạm.

C2:

- Nhân vật người vợ được khắc họa qua lời đối đáp với chồng.

- Câu nói của người vợ có hàm ý, thể hiện rõ sự thông minh, dí dỏm, hài hước và có thể tạo ra tiếng cười cho câu chuyện.

Câu 3 trang 88 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Tác giả dân gian đã tạo ra tiếng cười cho truyện trên bằng cách nào?

Trả lời:

C1:

Tác giả dân gian đã tạo nên tiếng cười cho truyện bằng cách sử dụng lời nói nhẹ nhàng, thâm thúy của người vợ để châm biếm người chồng nhưng ông chồng vẫn tưởng được vợ khen mà không hề hay biết.

C2:

- Tác giả dân gian đã tạo tiếng cười cho truyện bằng cách tạo ra sự không trùng khớp giữa nghĩa hàm ẩn của người nói và nghĩa hàm ẩn của người nghe trong cùng một câu nói. Việc người vợ trêu đùa chồng về tài năng văn chương của ông đã tạo ra tiếng cười cho câu chuyện.

Đánh giá

0

0 đánh giá