Ngữ văn 8 trang 133 Tập 2 Kết nối tri thức

64

Với soạn Ngữ văn 8 trang 133 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Phiếu học tập số 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Phiếu học tập số 2

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Những yếu tố nào giúp em nhận diện thể thơ của đoạn trích?

A. Vần thơ, nhịp và số tiếng trong dòng thơ

B. Số tiếng trong dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ

C. Số tiếng trong dòng thơ, số dòng trong khổ thơ, vần, nhịp

D. Dòng thơ, khổ thơ, vần và nhịp của bài thơ

Trả lời:

Chọn phương án: B

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Hình ảnh so sánh ở dòng thơ Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy làm nổi bật đặc điểm của đối tượng nào?

A. Những hòn đảo giữa biển

B. Những người lính trên đảo

C. Những hòn đá trên đảo

D. Những cái cây trên đảo

Trả lời:

Chọn phương án: B

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Câu nào sau đây khái quát đúng nội dung chính của đoạn trích?

A. Sự khắc nghiệt, dữ dằn của thiên nhiên nơi biển đảo xa xôi

B. Sức mạnh tinh thần của người lính khi đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt

C. Tâm tình của những người lính ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương

D. Sự sinh tồn kì diệu của con người giữa điều kiện sống gian nan

Trả lời:

Chọn phương án: D.

Câu 5 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Dòng nào sau đây chỉ bao gồm các từ láy tượng hình đã được sử dụng trong đoạn trích?

A. đăm đăm, thăm thẳm, tốt tươi

B. đăm đăm, thăm thẳm, héo quắt

C. đăm đăm, thăm thẳm, linh đình

D. đăm đăm, thăm thẳm, thấp thoáng

Trả lời:

Chọn phương án: B

Câu 6 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2) Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Những màu mây sẽ thôi không héo quắt.

A. Nhân hóa

B. Nói giảm nói tránh

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Trả lời:

Chọn phương án: C

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Theo em, “chúng tôi” trong đoạn thơ là ai?

Trả lời:

C1:

Theo em, “chúng tôi” trong đoạn thơ là những người sống trên đảo Sinh Tồn.

C2:

“Chúng tôi” chính là những người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên đảo Sinh Tồn, cụ thể, trong bài thơ là nhũng người lính trẻ “đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”.

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2) “Chúng tôi”, cơn mưa và đảo Sinh Tồn là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ?

Trả lời:

C1:

“Chúng tôi”, cơn mưa và đảo Sinh Tồn là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện đan xen giữa thực tại và mong ước của con người, qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, đồng thời cũng bày tỏ ước muốn được thấy mưa rơi trên đảo để cỏ cây hoa lá sẽ lại tốt tươi, điều kiện sống cũng bớt khó nhọc hơn.

C2:

Mạch cảm xúc:

- Từ “Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn”…”phía chân trời”: Niềm mong đợi, trông chờ trong cái nhìn “đăm đăm” của những người lính “bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy” hướng về cơn mưa “thăm thăm xa khơi”.

- Từ “Ôi ước gì được thấy…toàn nước ngọt”: Nỗi khát khao và sự tưởng tượng về cơn mưa mong đợi đem lại sự sống, sự hồi sinh cho hòn đảo và cho những người lính trên đảo Sinh Tồn.

- Từ “Ôi đảo Sinh Tồn…đá tốt tươi”: Tình yêu tha thiết của những người lính với đảo Sinh Tổn - biển đảo của đất nước, quê hương và ý chí, nghị lực sống kiên định của nhũng người lính cùng hòn đảo “sinh tồn trên đại dương đầy gió bão”.

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Trong đoạn thơ, “đợi mưa” và “đảo Sinh Tồn” đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, đó có thể là những ý nghĩa gì?

Trả lời:

C1:

Trong đoạn thơ, “đợi mưa” và “đảo Sinh Tồn” đều là những hình ảnh thực nhưng gợi liên tưởng đến những ý nghĩa rộng hơn. Theo em, “đợi mưa” tượng trưng cho niềm tin và hy vọng trong mỗi con người. Còn “đảo Sinh Tồn” thì đại diện cho những khó khăn, trắc trở mà chúng ta có thể sẽ gặp phải trên đường đời. Trong hoàn cảnh khó khăn, con người cần có niềm tin và hy vọng để vươn lên không ngừng, tiếp tục sống và cống hiến giá trị cho đời.

C2:

- “Đợi mưa” là trạng thái thật của những người lính đảo giữa nắng hạn kéo dài nơi đảo đá san hô trên đại dương toàn nước mặn mênh mông. Do đó “đợi mưa” cũng là đợi cái nắng hạn khô khốc chấm dứt, đợi dòng nước ngọt mát từ cơn mưa đem lại sự sống cho hòn đảo và nhũng người lính trẻ. Nhưng từ đó có thể hiểu “mưa” cũng là niềm hi vọng của những người lính, là sự sống, là những gì gần gũi, gắn với “đất liền”, quê hương, đất nước, những gì thân thương nhất.

- “Đảo Sinh Tồn” là một hòn đảo nhỏ trong quẩn đảo Trường Sa - nơi những người lính trẻ đang đóng quân để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Do đó, “đảo Sinh Tồn” cũng là tiền đồn của Tổ quốc trên Biển Đông, tượng trưng cho chủ quyền thiêng liêng, sức sống bển bỉ và mãnh liệt của quê hương, đất nước, con người Việt Nam “như đá vững bền, như đá tốt tươi” trong gian khổ, khốc liệt “trên đại dương đầy gió bão”,...

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Em cảm nhận thế nào về hình ảnh người lính trong những dòng thơ: Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi…?

Trả lời:

C1:

Hình ảnh người lính trong những dòng thơ Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi… khiến em liên tưởng đến những con người có ý chí mạnh mẽ và sức sống mãnh liệt. Trước thực tại khó khăn khắc nghiệt, những người lính không hề nản lòng thối chí mà vẫn luôn vững vàng như “hòn đá ngàn năm”, luôn “vững bền” và “tốt tươi”. Họ giữ trong tim niềm hy vọng vào ngày mai tươi sáng và luôn yêu mến hòn đảo nơi họ sinh sống, đợi ngày mưa đến để khao nhau bữa tiệc linh đình.

C2:

- Biện pháp tu từ so sánh: Những người lính trẻ có phẩm chất kiên định, bền bỉ “như hòn đá ngàn năm”, “như đá vững bền”

- Trái tim người lính và đá trên đảo Sinh Tồn có một sự gắn bó mật thiết: đá mang sức sống của trái tim người lính trẻ, trái tim người lính trẻ có sự vững vàng, kiên định như đá san hô trên biển đảo quê hương, chính vì thế mà cả hai đểu “vững bển” và “tốt tươi” - tràn đầy sức sống, sức hồi sinh mãnh liệt trong gian khổ.

Câu 5 (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong từ sinh tồn. Tìm thêm 3 từ có các yếu tố Hán Việt cùng nghĩa với sinh hoặc tồn.

Trả lời:

Giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong từ sinh tồn:

- sinh: sống còn, sự sống, đời sống  => Ví dụ: sinh sôi, mưu sinh, sát sinh,...

- tồn: còn, còn sống, tồn tại => Ví dụ: tồn tại, tồn vong,...

2. Viết

Bài tập (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ ở phần Đọc.

Trả lời:

C1:

Bài thơ "Đợi mưa trên đảo sinh tồn" của Trần Đăng Khoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống và ý nghĩa. Tác giả đã phác họa lên một bức tranh về sự sinh tồn trên một đảo hoang vắng, thể hiện rõ sự can đảm, kiên trì và nhân ái của con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Về nội dung, bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc sống khắc nghiệt của những người dân đang sống trên một đảo xa xôi, cách bờ biển hàng trăm cây số. Họ phải đối mặt với những cơn bão, dòng nước lũ dữ, sự thiếu chất dinh dưỡng, những cơn đói khát gay gắt. Những ngày tháng ấy, con người chỉ còn biết cố gắng chờ đợi mưa để có thể sống sót. Từ đó, tác giả đã tái hiện lên hình ảnh của những người dân đang đứng chờ mưa cùng những bức tranh về sự gian khổ, tàn nhẫn và độc ác của cơn bão. Về nghệ thuật, bài thơ được viết kết hợp giữa thể loại tự sự và thơ ca. Tác giả đã sử dụng rất nhiều hình ảnh, từ ngữ tượng trưng và hàm ý để tạo dựng lên một cảnh quan sắc nét về cuộc sống trên đảo hoang. Từng cung bậc cảm xúc của những người dân được tái hiện một cách sống động và chân thực. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều phương tiện âm điệu như điệp ngữ, ngữ điệu và điệu nhạc để thổi vào bài thơ một hơi thở mới, tạo nên một không gian riêng biệt chỉ có trong trí tưởng tượng của người đọc. Tóm lại, bài thơ "Đợi mưa trên đảo sinh tồn" của Trần Đăng Khoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng và ý nghĩa. Qua những hình ảnh sống động, từng dòng thơ tràn đầy xúc cảm, tác giả đã giúp ta nhìn nhận lại những điều tuyệt vời nhất của cuộc sống và sự quan tâm với đời sống của những người dân đang sinh sống trên đảo hoang vắng.

C2:

(1) Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn là một sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa, kể về cuộc sống của những người lính đang bám trụ ở đảo Sinh Tồn. (2) Chỉ cần nghe tên thôi là đã đủ để chúng ta mường tượng ra hoàn cảnh cuộc sống ở đảo Sinh Tồn khó khăn và khốc liệt đến như thế nào. (3) Ở nơi đó, toàn những cái bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy. (4) Hình ảnh đó gợi len sự nóng bức, khô cằn và thiếu thốn vô cùng về nguồn nước ngọt. (5) Chính vì vậy, mà những người lính phải thốt lên rằng “ước gì được thấy mưa rơi”. (6) Mưa, nước ngọt - điều tưởng như hết sức hiển nhiên lại trở thành thứ xa xỉ với những người lính. (7) Các chàng trai ấy, tuy hoàn cảnh có khó khăn vất vả, vẫn giữ cho mình một tinh thần lạc quan và ngập tràn hi vọng. (8) Về những ngày mà cơn mưa sẽ xuất hiện từ phía chân trời, để cho cỏ xanh nảy lên từ đá san hô, để cho hòn đảo xa khơi hóa đất liền. (9) Và để cho những người lính ấy không phải cạo đầu nữa, mà được để tóc mọc lên như cổ và khao nhau bữa tiệc linh đình toàn nước ngọt. (10) Những ước mơ ấy mang chút ngây ngô trẻ con của những chàng lính, vừa khắc họa chân thực hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn đủ đường của họ. (11) Nhưng dẫu vậy, những người lính vẫn gọi đảo Sinh Tồn là “hòn đảo thân yêu”. (12) Họ vẫn sóng ở đó một cách hiên ngang và kiên cường, như hòn đá vững bền, như hòn đá tốt tươi. (13) Sức sống tràn trề và niềm tin mãnh liệt được thể hiện trong khổ thơ cuối đã đem đến cho người đọc một niềm vui lạc quan phơi phới. (14) Tuy đảo Sinh Tồn thiếu thốn nhiều điều, nhưng ở đó vẫn có những mầm cây tươi xanh, đó chính là mầm sống mà những người lính đã gieo xuống. (15) Đọc bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, em càng thêm kính trọng, yêu mến và biết ơn những người lính đã hi sinh cuộc sống của mình vì Tổ quốc thân yêu.

3. Nói và nghe

Bài tập: (trang 133 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 2): Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trình bày suy nghĩ của em về tình cảm, trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, đất nước.

Trả lời:

C1:

“Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu

Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo

Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão

Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người

Như đá vững bền, như đá tốt tươi…”

Những câu thơ trên của Trần Đăng Khoa đã cho thấy sức sống mãnh liệt và tình yêu quê hương đất nước của những người lính sống trên đảo Sinh TỒn. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”.

Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung. Chúng ta cần ra sức học tập và rèn luyện để trở thành những công dân ưu tú nhất, đem sức trẻ và tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Tổ Quốc. Không bao giờ cho phép bản thân đầu hàng trước nghịch cảnh tai ương.

C2:

Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.

Đánh giá

0

0 đánh giá