Ngữ văn 8 trang 69 Tập 2 Kết nối tri thức

60

Với soạn Ngữ văn 8 trang 69 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

Trả lời:

C1:

Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là quá trình đi tìm ý nghĩa của văn bản thông qua hoạt động đọc.

C2:

Bàn về bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Em hãy chỉ ra các luận điểm trong tác phẩm. Các luận điểm đó có tác dụng làm rõ những khía cạnh nào của luận đề?

Trả lời:

C1:

* Các luận điểm trong tác phẩm gồm những luận điểm sau:

- Văn học có đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn.

- Người ta xây dựng nên nhiều lí thuyết và phương pháp để nắm bắt ý nghĩa

- Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.

- Tác phẩm văn học và đọc văn thật sự là một hiện tượng diệu kì

- Đọc văn là nền tảng của học văn.

* Các luận điểm đã làm rõ và chứng minh các vấn đề, ý nghĩa khác nhau của văn bản nhằm hướng tới các khía cạnh khác nhau của luận đề về mặt ý nghĩa cũng như lý thuyết.

C2:

Đoạn văn

Luận điểm

Mối quan hệ

1

Luận điểm 1: Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt.

Các luận điểm trên đều làm rõ những khía cạnh khác nhau của luận đề: BẢN CHẤT VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC VĂN

2

Luận điểm 2: Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.

3

Luận điểm 3: Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc.

4

Luận điểm 4: Người đọc được quyền tự do nhưng không thể tùy tiện trong tiếp nhận.

5

Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì.

6

Luận điểm 6: Giá trị của việc đọc văn.

Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?

Trả lời:

C1:

- Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn: “Ý nghĩa văn bản không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản của cuộc đời.” đã giúp em hiểu rõ về vấn đề này. Tuy nhiên có thời người ta hiểu ý nghĩa văn bản là cái cố định, mang tính đơn nhất, chỉ cần ai đó có tài phát biểu một câu nắm hết hồn vía.

C2:

Câu văn: “Lí thuyết đọc ngày nay cho thấy ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tùy vào cách người ta thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau”.

Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải như thế nào về việc đọc văn?

Trả lời:

C1:

Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải việc đọc văn cũng sẽ giống như chúng ta đang tham gia một chơi mà trò chơi đó do ta làm quản trò. Việc đó giúp xóa bỏ ranh giới giữa ta, tác giả và chính người đọc không phải đệm nhạc mà đã trở thành người chơi tác phẩm trên bản nhạc đó. Mà bản nhạc vui hay buồn còn tùy vào người chơi và chơi theo những cách khác nhau để cảm nhận và thấu hiểu được.

C2:

- Các từ ngữ lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh mối liên hệ giữa việc đọc văn và trò chơi ú tim.

- Đọc văn cũng giống như một cuộc chơi. Trò chơi cần có luật chơi và phải đem đến cho người tham gia niềm vui thích, sự hứng khởi. Đọc văn cũng như vậy, đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó, và trong quá trình đọc văn, người đọc cũng tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của việc đọc. Không chỉ vậy, tác giả liên tưởng đến trò chơi ú tim còn có hàm ý đây là cuộc chơi có nhiều bất ngờ.

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ như thế nào? Em hãy bổ sung một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình.

Trả lời:

C1:

- Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ bằng việc đưa ra nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ tóm lược được bằng một câu nhận định hay một công thức nào đó. Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong vì vậy nên cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết vẫn luôn là một ẩn số và luôn được đào sâu tìm kiếm các tầng nghĩa khác nhau.

- Một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình thông qua tác phẩm như: "Chí Phèo" - một nhân vật rất đặc biệt. Chí Phèo là nhân vật mang rất nhiều ẩn số. Chúng ta thấy Chí Phèo vừa là một tên nát rượu, côn đồ làm loạn xóm làng nhưng chính hắn cũng vừa là một kẻ đáng thương do bị xã hội đẩy ra bên rìa của cuộc sống,đẩy vào bước đường cùng nên Chí mới túng quẫn và xảy ra cơ sự như vậy. 

C2:

- Tác giả đã làm sáng tỏ luận điểm này bằng các lí lẽ sau rất giàu sức thuyết phục, bởi những lí lẽ này được dựa trên cơ sở đặc trưng của văn học, lí thuyết tiếp nhận và thực tế đọc hiểu tác phẩm văn học.

- Bổ sung bằng chứng: câu thơ “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” trong “Thu ẩm” của Nguyễn Khuyến. Mới đọc câu thơ, người đọc có thể chỉ cảm nhận được vẻ đẹp lóng lánh của trăng. Nhưng đọc kĩ, còn có thể phát hiện thêm lớp nghĩa, đó là bóng trăng trong cái nhìn của thi sĩ khi chếnh choáng hơi men, bởi vậy mới có cảm giác bóng trăng nhoè mờ đi, dập dềnh theo sóng nước mặt ao.

Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?

Trả lời:

C1:

Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.”. Câu văn đó đã nhắc nhở em về cách cảm nhận văn học một cách tuần tự giống như một bản nhạc. Chúng ta cần lắng nghe những lời nhạc từ khi bắt đầu dạo nhạc cho tới khi vào điệp khúc và tới hồi kết. Từ đó người đọc có thể thấm thía từng lời nói, từng từ ngữ của tác giả muốn giao thoa với người đọc vừa trò chuyện vừa tâm sự có sự tương tác nhất định theo từng quy luật riêng rất khác.

C2:

Câu văn này nhắc nhở người đọc được tự do trong tiếp nhận nhưng không thể tùy tiện. Người đọc vẫn cần căn cứ vào những tín hiệu thẩm mĩ, ngôn từ, hình tượng,… để giải mã văn bản. Chính điều này khiến sự tiếp nhận của người đọc về văn bản tuy phong phú, đa dạng nhưng vẫn có nhiều điểm gặp gỡ.

Câu 7 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?

Trả lời:

C1:

Đọc đoạn (5) và ta thấy được tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) khác với những đoạn còn lại ở điểm: giọng văn trong đoạn này mang tới nhiều lời  tâm sự, chia sẻ của tác giả tới người đọc, cụ thể như sau:

- Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm, chuyển hoá nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó, cũng có nghĩa là bận lòng, bận trí về “những điều chưa bao giờ nghĩ tới” trước khi đọc văn học.

- Xoá bỏ ranh giới giữa độc giả và nhà văn; độc giả thì “suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn”, còn nhà văn thì phát biểu quan niệm, cảm nhận của mình nhờ những hoạt động tích cực của tâm hồn, trí tuệ độc giả.

- Đọc văn học cho phép độc giả có những cách cụ thể hoá khác nhau, diễn giải khác nhau về hình tượng trong tác phẩm. Tất cả những điều này làm cho thế giới hình tượng trở nên có tính chất mở, phát triển phong phú thêm lên qua từng trường hợp đọc.

C2:

- Để lí giải nguyên nhân cho rằng tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì, trong đoạn (5), tác giả đề cập đến hiện tượng “sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hoá thân vào nhân vật trong sách”, tác phẩm và người đọc hoà vào nhau, “nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta lại chiếm tác phẩm của họ”, tác phẩm “gần như xoá bỏ ranh giới giữa ta và tác giả”. Sự hoà quyện giữa tác phẩm với người đọc, giữa người đọc với nhà văn khiến cho tác phẩm văn học và đọc văn trở thành một hiện tượng diệu kì.

- Về giọng văn, nếu những đoạn khác chủ yếu thiên về diễn giải, sử dụng kiểu câu trần thuật thì trong đoạn (5), tác giả sử dụng linh hoạt lí lẽ theo nhiều hình thức: đặt ra vấn đề rồi giải đáp, nhấn mạnh ý bằng cách sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Bên cạnh câu trần thuật, tác giả còn sử dụng câu hỏi và câu cảm thán.

Câu 8 (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6). Mối quan hệ đó làm rõ ý nghĩa gì của việc đọc văn?

Trả lời:

C1:

Mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6) làm rõ ý nghĩa của nội dung đoạn trích tập trung bàn về hai khái niệm: “tác phẩm văn học” và “đọc văn học”.

C2:

- Quan hệ của đoạn (5) và đoạn (6) là quan hệ nhân quả.

- Ý nghĩa của việc đọc văn theo quan niệm của tác giả:

+ Đối với học sinh, đọc văn là nền tảng của học văn, muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc văn.

+ Đối với độc giả nói chung, đọc văn giúp “tự phát hiện ra mình và lớn lên”.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 69 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”? Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời câu hỏi đó.

Đoạn văn tham khảo

C1:

Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong. Bởi lẽ, ẩn sau mỗi tác phẩm văn học là những bài học đa tầng có mối liên hệ đa dạng với nhiều mặt khác nhau của đời sống. Nó có thể được thể hiện một cách trực tiếp nhưng cũng có thể được thể hiện một cách gián tiếp qua những câu chuyện, lời nói, những câu văn, câu thơ hay từng dấu câu được tác giả sử dụng. Đọc một lần, chúng ta có thể nắm khái quát được nội dung của của tác phẩm nhưng không một ai dám khẳng định mình hiểu sâu, hiểu kỹ từng chi tiết, dụng ý của tác giả ẩn sau những câu văn, câu thơ... Vì vậy mà khi đọc một tác phẩm bất kì nào đó, chúng ta phải đọc nhiều lần, ngẫm nghĩ thật nhiều để cảm nhận được hết cái hay, cái thú vị ẩn sau mỗi tác phẩm. Từ đó, dần hình thành và bồi đắp nhân sinh quan, thế giới quan, hiểu hơn về chính mình và thế giới xung quanh.

C2:

(1) Có một nhận định rất chính xác về việc tiếp nhận văn học, chính là “Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”. (2) Một tác phẩm văn chương chúng ta có thể đọc xong nó trong một lần chỉ về mặt vật lý mà thôi. (3) Bởi bên trong mỗi tác phẩm ấy, lại ẩn chứa những ý nghĩa, giá trị mà ta khó có thể cảm thụ hết trong một lần được. (4) Mỗi lần đọc, chúng ta sẽ hiểu hơn một vài điều, vỡ lẽ ra thêm vài chi tiết và nhận ra thêm nhiều tầng ý nghĩa. (5) Không chỉ vậy, mỗi lần đọc, với cảm xúc, tư duy và cách đặt mình vào tác phẩm khác nhau, ta sẽ lại có một trải nghiệm mới với cuốn sách đó. (6) Chính vì thế, ở ngay lần đọc đầu tiên, thật khó để ta thẩm thấu, đồng điệu hết được với cuốn sách đó. (7) Mà phải chờ thêm những lần sau để có thể chinh phục được thế giới bên trong nó.

Đánh giá

0

0 đánh giá