Ngữ văn 8 trang 67 Tập 2 Kết nối tri thức

72

Với soạn Ngữ văn 8 trang 67 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):  Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?

Trả lời:

C1:

Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều tạo nên sức cuốn hút ấy là những từ ngữ được trau chuốt kỹ càng và ý nghĩa ẩn dụ phía sau câu từ, những bài học nhân sinh rút ra từ tác phẩm.

C2:

Sức cuốn hút của sách văn học đến từ ý nghĩa mà mỗi cuốn sách gợi lên, từ đó khiến người đọc khám phá sầu sắc hơn về bản thân và cuộc sống.

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?

Trả lời:

C1:

Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Thực tế đó cho thấy một tác phẩm luôn có rất nhiều tầng nghĩa và cách hiểu khác nhau, phải đọc đi đọc lại mới có thể hiểu được hết những ý nghĩa ấy.

C2:

Điều này cho thấy ý nghĩa của tác phẩm văn học không phải là cái hiển nhiên, có tính cố định, mà là kết quả của một quá trình cảm thụ, suy ngẫm, khám phá.

* Đọc văn bản

1. Cách dẫn dắt vấn đề của tác giả.

C1:

Dẫn dắt vấn đề trực tiếp.

C2:

- Cách dẫn dắt vấn đề cho rằng ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt.

2. Tác giả quan niệm đọc văn là gì?

C1:

Tác giả quan niệm đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu được thế giới và cuộc đời, đi tìm ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.

C2:

+ Là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.

+ Là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc.

3. Các cách diễn đạt “vì thế”, “mới thực sự là”, “vậy nên”, “thực tế cho thấy” có tác dụng gì?

C1:

Các cách diễn đạt “vì thế”, “mới thực sự là”, “vậy nên”, “thực tế cho thấy” có tác dụng liên kết câu văn và tăng tính thuyết phục cho các lập luận được nêu ra.

C2:

- nhấn mạnh các lập luận, ý kiến và quan điểm để đưa ra kết luận với người đọc.

4. Theo tác giả, đọc văn là cuộc chơi. Phải chăng đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó?

C1:

Theo tác giả, đọc văn là cuộc chơi. Đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó, dựa trên cấu tạo của văn bản để đọc hiểu, không bị lạc đề hay hiểu quá xa nội dung được nhắc đến. Mặt khác, người đọc cũng có quyền liên tưởng và lý giải, miễn sao không phương hại đến tính toàn vẹn của tác phẩm.

C2:

- Chúng ta phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ tới hình tượng. Nhưng mặt khác, người đọc có quyền tượng tưởng theo cách hiểu của mình miễn sao không phương hại tới tính toàn vẹn của tác phẩm.

5. Cách lí giải của tác giả về sự hóa thân của người đọc trong quá trình đọc văn bản.

C1:

Khi chưa đọc, văn bản in chỉ là một sự vật, một khách thể, nhưng khi đã đọc thì dần dần khách thể đó biến mất, sách vẫn còn đó nhưng đồng thời lại “biến mất” để nhường chỗ cho thế giới hình tượng, sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hóa thân vào nhân vật trong sách.

C2:

- Đặt ra vấn đề rồi giải đáp, nhấn mạnh ý bằng cách sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Bên cạnh câu trần thuật, tác giả còn sử dụng câu hỏi và câu cảm thán.

6. Cách nêu bằng chứng trong văn bản này có gì khác với văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”.

C1:

Cách nêu bằng chứng trong văn bản này khác với văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”. Trong văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, dẫn chứng được liệt kê dày đặc hơn, xuyên suốt các đoạn văn trong văn bản. Đến với văn bản này, số lượng dẫn chứng ít hơn và phân bổ tập trung hơn.

C2:

- Trong văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, bằng chứng chủ yếu là các hình ảnh, câu thơ được dẫn ra từ ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Còn trong văn bản này, tác giả nêu lên hai bằng chứng về tác dụng của đọc văn đối với Đỗ Phủ và M. Go-rơ-ki. Hai tác giả này đều là những nhà thơ, nhà văn lớn, có nhiều thành tựu trong sự nghiệp sáng tác. Việc đưa ra bằng chứng về những nhà thơ, nhà văn ấy đã giúp luận điểm của tác giả thuyết phục hơn.

Đánh giá

0

0 đánh giá