Ngữ văn 8 trang 39 Tập 2 Kết nối tri thức

45

Với soạn Ngữ văn 8 trang 39 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Đồng chí giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Đồng chí

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):  Những đặc điểm của thể thơ tự do thể hiện như thế nào trong bài thơ Đồng chí.

Trả lời:

C1:

- Trong bài Đồng chí, đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện là: về số chữ, số câu không có luật lệ cố định nào về niêm, luật, đối, vần. Bài thơ tự do sử dụng âm thanh, hình tượng, màu sắc, đa dạng, phong phú, biểu thị những câu từ đơn giản, khá mới lạ, cách tân,mang tính cách tân, không chứa hình ảnh cũ kỹ,....

C2:

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ không hạn định, dài ngắn khác nhau:

+ Có dòng thơ 2 tiếng, 3 tiếng, 4 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng.

+ Gồm 2 khổ: Khổ 1 (17 dòng), khổ 2 (3 dòng).

- Cách gieo vần tự do, linh hoạt.

- Nhịp điệu bài thơ biến đổi linh hoạt theo tình cảm, cảm xúc ở từng đoạn thơ:

+ Ở đoạn đầu: nhịp thơ chậm, cân xứng khi nói về cội nguồn của tình đồng chí.

+ Câu thơ thứ 7 chỉ với 2 chữ “Đồng chí!” như một nốt nhấn, một bước phát triển trong mạch tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

+ Phần tiếp theo: nhịp nhanh hơn với những câu thơ ngắn, nhiều hình ảnh cô đúc để diễn tả sự chia sẻ mọi gian khổ, thiếu thốn của những người đồng đội.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):   Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Xác định mạch cảm xúc được thể hiện qua các phần của bài thơ.

Trả lời:

C1:

Bài thơ có thể chia làm 3 phần:

- 7 câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí.

- 10 câu tiếp: Biểu hiện và sức mạnh tình đồng chí.

- 3 câu cuối: Hình ảnh và biểu tượng về người lính.

Mạch cảm xúc tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí. Bài thơ khép lại với cảm xúc lắng đọng trước biểu tượng đẹp về tình đồng chí.

C2:

- Bố cục: 2 phần:

+ Phần 1: 7 dòng thơ đầu.

+ Phần 2: số dòng còn lại.

- Toàn bộ bài thơ là cảm xúc của nhà thơ trước tình đồng chí, đồng đội giữa nhũng người lính. Cảm xúc ấy bắt đầu từ những suy tư về cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội, phát triển thành niềm xúc động trước những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Bài thơ thể hiện lời tâm tình của ai với ai? Theo em, việc chọn nhân vật thể hiện cảm xúc như vậy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

C1:

- Bài thơ thể hiện lời tâm tình của tác giả với người đồng chí của mình.

- Việc chọn nhân vật để thể hiện vẻ đẹp sức mạnh của tình đồng chí , đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt và dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm

C2:

- Người lính là nhân vật bộc lộ cảm xúc.

- Đối tượng mà cảm xúc hướng tới là những người đồng chí, đồng đội của anh.

- Tác dụng: giúp nhà thơ thể hiện được tình cảm một cách sâu kín, chân thực và cảm động nhất bởi vì đó là tiếng nói của người trong cuộc, đồng cam cộng khổ trong gian khó.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):  Hai khổ thơ đầu giúp em hiểu gì về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính? Xác định và nêu ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quá trình hình thành tình đồng chí.

Trả lời:

C1:

- Ở 6 dòng đầu: cơ sở hình thành tình đồng chí. 

- Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.

C2:

Chung nguồn gốc

xuất thân

(ĐỒNG CẢNH)

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Từ những vùng quê

nghèo khó

Chung nhiệm vụ,

lí tưởng chiến đấu

(ĐỒNG NGŨ)

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Chiến đấu giành độc lập,

tự do cho Tổ quốc

Chung hoàn cảnh

khó khăn

(ĐỒNG CẢM)

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui

ĐỒNG CHÍ

→ Qua 6 dòng thơ đầu, tác giả đã lí giải về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính: Từ những người xa lạ cùng cảnh ngộ ở những miền quê nghèo khác nhau, họ tập hợp trong cùng một đội ngũ để thực hiện lí tưởng cao cả là chiến đấu giành độc lập cho đất nước. Trong gian lao, họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, gian khổ và vì thế họ dần thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau, trở thành tri kỉ của nhau.

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):  Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ?

Trả lời:

C1:

 - Dòng thơ thứ bảy của bài thơ rất ngắn gọn, chỉ có hai từ, kết thúc bằng dấu chấm than. Vang lên như một phát hiện “Đây chính là tình đồng chí”.

- Dòng thơ này là dòng thơ dùng để nối kết đoạn trước và đoạn sau nó. Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể.

C2:

Dòng thơ thứ 7 chỉ có 2 tiếng: Đồng chí và dấu (!). Nó có vai trò như một bản lề khép lại nội dung cảm xúc ở sáu cầu thơ đầu - cội nguồn của tình đồng chí - đồng thời mở ra nội dung cảm xúc ở các câu thơ còn lại - nhũng biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội. Hai tiếng “đổng chí” vang lên kết hợp với dấu chấm than là tiếng gọi chan chứa tình cảm yêu thương của nhũng người lính dành cho nhau.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):  Tìm những chi tiết thể hiện tình đồng chí ở các khổ thơ 3, 4. Những chi tiết ấy thể hiện tình đồng chí như thế nào?

Trả lời:

C1:

Những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng. NHững chi tiết ấy thể hiện rõ sự cảm thông sâu xa cùng những tâm sự, nỗi lòng của nhau: nỗi nhớ, lo toan quê nhà, giếng nước, gốc đa, những hình ảnh thân thương, bình dị đều mang nỗi xót xa, ruộng nương anh gửi bạn thân cày...nhớ người ra lính.

C2:

- Thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau: cảnh ngộ, nỗi bận lòng, nỗi nhớ quê hương,…

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

- Chia sẻ những khó khăn gian lao: Cùng nếm trải những cơn sốt rét rừng, cùng chia sẻ những thiếu thốn về trang phục, sự khắc nghiệt của thời tiết.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

- Đoàn kết, gắn bó, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

→ Hình tượng người lính thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã hiện lên tràn đầy khí thế và ý chí kiên cường, quyết ra đi để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Chính tình đồng đội gắn bó keo sơn đã tạo nên sức mạnh, tinh thần của những người lính cách mạng.

Câu 7 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Phân tích hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ.

Trả lời:

C1:

Hình ảnh “đầu súng trăng treo”, vừa là hình ảnh tả thực, vừa là hình ảnh mang chất lãng mạn bay bổng. Hai hình ảnh này có sự trái ngược nhau, súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp, tổ quốc yên bình, tuy nhiên súng cũng là sự chết chóc, sự tàn khốc. Còn trăng tượng trưng cho cái đẹp, nét đẹp dịu dàng, nên thơ của cuộc sống thanh bình.

C2:

+ “súng”: biểu tượng của chiến tranh khốc liệt.

+ “trăng”: biểu tượng cho thiên nhiên trong mát, cho hòa bình.

→ Sự hòa hợp giữa trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc kháng chiến. Người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc sống thanh bình cho quê hương, đất nước. Súng và trăng là gần và xa, chiến sĩ và thi sĩ, hiện thực và thơ mộng,… Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau của cuộc đời người lính cách mạng.

Câu 8 (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):  Xác định cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí.

Trả lời

C1:

Cảm hứng chủ đạo trong bài này là cảm hứng về một tình yêu trong sáng, tràn đầy sức sống, niềm tin và hi vọng. Tình yêu trong bài thơ đã mang đến cho con người ánh sáng sự sống, niềm tin và hi vọng. Bài thơ cũng chính là nỗi nhớ trong tình yêu và những rung cảm, cảm nhận trong không gian thiên nhiên. Điều đó được biểu hiện ở chi tiết “nắng đã vàng hanh”, “tiếng sếu vọng sông gày”, đây là những dấu hiệu của một ngày vừa nắng vừa se lạnh hay cũng chính là cảm hứng của bài thơ. “Em ở nhà xa, em có hay”, câu thơ thể hiện suy nghĩ đắn đo liệu người đó có còn biết nỗi niềm này hay không. Hình ảnh nắng hanh, mây trôi như mở ra không gian, như một lời nhắn của “anh” đến với “em”. Bài thơ cũng ca ngợi tình đồng chí cao đẹp, những người chiến sĩ chung mục tiêu, chung lý tưởng cùng chung ý chí chiến đấu. Bài thơ còn là lời khẳng định đanh thép về sức mạnh của tình đồng chí có thể vượt qua khó khăn thử thách và chiến thắng mọi kẻ thù. 

C2:

Cảm hứng hướng về chất thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường.

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 39 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ.

Đoạn văn tham khảo

C1:

Trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, hai tiếng "đồng chí" vang lên thật thiết tha, cảm động. Với nhan đề Đồng chí, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng đội, đồng thời cũng nói lên ý nghĩa sâu sắc của tình đồng đội. Câu thơ thứ bảy trong bài thơ cũng chỉ gồm hai tiếng: "Đồng chí". Câu này có ý nghĩa quan trọng trong bố cục của toàn bài. Nó đánh dấu một mốc mới trong mạch cảm xúc và bao hàm những ý nghĩa sâu xa. Sáu câu thơ đầu là tình đồng đội tri kỷ, đến đây được nâng lên thành tình đồng chí thiêng liêng. Đồng chí nghĩa là không chỉ có sự gắn bó thân tình mà còn là cùng chung chí hướng cao cả. Những người đồng chí- chiến sĩ hòa mình trong mối giao cảm lớn lao của cả dân tộc. Gọi nhau là đồng chí thì nghĩa là đồng thời với tư cách họ là những con người cụ thể, là những cá thể, họ còn có tư cách quân nhân, tư cách của "một cây" trong sự giao kết của "rừng cây”, nghĩa là từng người không chỉ là riêng mình. Hai tiếng đồng chí vừa giản dị, thân mật lại vừa cao quý, lớn lao là vì thế.

C2:

“Đồng chí” của Chính Hữu là một bài thơ rất độc đáo viết về tình cảm thiêng liêng, cao cả của những người lính nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Rất có lí và sâu sắc khi nhà thơ đặt tên cho tác phẩm của mình là Đồng chí (đồng: cùng, chí: chí hướng). Những con người từ những vùng quê khác nhau, chẳng hẹn trước nhưng tình cờ gặp nhau, cùng chiến đấu trong một đơn vị, rất tự nhiên, dung dị họ trở thành những người đồng chí. Và cũng chính tình cảm ấy tạo nên sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn giúp họ vượt qua mọi thử thách, gian nguy của cuộc chiến đấu, thậm chí cả bệnh tật và cái chết. Họ sẵn sàng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, luôn luôn “đứng sát bên nhau” để cùng chiến đấu và chiến thắng. Tình cảm ấy thật đáng ngưỡng mộ và trân trọng biết bao!

Đánh giá

0

0 đánh giá