Bộ 10 đề thi giữa kì 1 KTPL 12 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

322

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Kinh tế Pháp luật 12 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 Kinh tế Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 KTPL 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Tổng sản phẩm quốc nội được gọi là

A. GNI.

B. GNP.

C. GDP.

D. GINI.

Câu 2. Tổng thu nhập quốc dân được gọi là

A. GNI.

B. GNP.

C. GINI.

D. GDP.

Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?

A. Góp phần tạo ra việc làm và cơ hội kinh doanh.

B. Làm tăng thêm thu nhập của mọi tầng lớp dân cư.

C. Khắc phục được tỉ lệ nghèo đa chiều trong xã hội. 

D. Xóa bỏ được khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. 

Câu 4. Quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế đi liền với chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng hợp lí và tiến bộ xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Cơ cấu kinh tế.

B. Phát triển kinh tế.

C. Thành phần kinh tế.

D. Tăng trưởng kinh tế.

Câu 5. “Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần của phát triển bền vững” - nhận định trên được thể hiện thông qua việc: tăng trưởng kinh tế góp phần 

A. thu hẹp không gian sản xuất.  

B. nâng cao phúc lợi cho người dân.

C. hạ thấp một số giá trị truyền thống.  

D. tạo ra áp lực về cân bằng sinh thái.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững?

A. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững.

B. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí có thể cản trở tiến trình phát triển bền vững.

C. Phát triển bền vững góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

D. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững tồn tại độc lập, không liên quan tới nhau.

Câu 7.“Tổng thu nhập từ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tổng thu nhập quốc dân.

B. Tổng thu nhập quốc nội.

C. Tổng thu nhập nội địa.

D. Tổng thu nhập quốc gia.

Câu 8. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?

Thông tin. Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước…

A. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/ người).

B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người).

C. Chỉ số phát triển con người (HDI).

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Câu 9. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế là

A. nhu cầu tối thiểu.

B. quá trình đơn lẻ.

C. tình trạng khẩn cấp.

D. tất yếu khách quan.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các nước đang phát triển?

A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế.

B. Rút ngắn khoảng cách phát triển.

C. Tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.

D. Tạo ra các cơ hội việc làm.

Câu 11. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau như 

A. đối thoại đa phương, đối thoại khu vực và đối thoại toàn cầu.

B. hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu. 

C. kết nối toàn diện, kết nối song phương và kết nối toàn cầu.

D. cộng tác toàn diện, cộng tác song phương và cộng tác đa phương.

Câu 12. Yếu tố nào sau đây là một trong những yêu cầu tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Gia tăng khoảng cách giàu, nghèo.

B. Gia tăng dân số tự nhiên.

C. Thu hút nguồn lực trong nước.

D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 13. Xác định hình thức liên kết kinh tế trong đoạn thông tin sau:

Thông tin: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức liên kết khu vực với mục tiêu tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia thành viên. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN vào năm 1995. Từ đó, Việt Nam đã tham gia sâu rộng vào các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội trong khu vực.

A. Hội nhập kinh tế song phương.

B. Hội nhập kinh tế khu vực.

C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.

D. Hội nhập kinh tế đa phương.

Câu 14. Hội nhập kinh tế quốc tế không được thực hiện theo cấp độ nào?

A. Cấp độ toàn cầu.

B. Cấp độ cá nhân. 

C. Cấp độ khu vực.

D. Cấp độ song phương

Câu 15. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở có nhiều điểm tương đồng được gọi là

A. hội nhập toàn cầu.

B. hợp tác khu vực. 

C. hội nhập song phương.

D. hội nhập địa phương.

Câu 16. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là

A. tình trạng khẩn cấp.

B. nhu cầu tối thiểu.

C. quá trình đơn lẻ.

D. tất yếu khách quan.

Câu 17. Loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do Nhà nước thực hiện; theo đó, người tham gia bảo hiếm sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khoẻ nếu không may xảy ra tai nạn hoặc bệnh tật - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bảo hiểm xã hội.

B. Bảo hiểm y tế.

C. Bảo hiểm thất nghiệp.

D. Bảo hiểm thương mại.

Câu 18. Loại hình bảo hiểm nào được đề cập đến trong thông tin sau?

Thông tin. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

(Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014).

A. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

B. Bảo hiểm xã hội bắt buộc. 

C. Bảo hiểm xã hội thương mại.

D. Bảo hiểm xã hội toàn diện.

Câu 19. Về phương diện xã hội, bảo hiểm có vai trò nào sau đây?

A. Là một kênh huy động vốn để đầu tư.

B. Ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước. 

C. Tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. 

D. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 20. Việc công ty bảo hiểm sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp thể hiện vai trò nào sau đây của bảo hiểm?

A. Góp phần chuyển giao rủi ro.

B. Là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế.

C. Ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.

D. Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 21. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội sẽ góp phần

A. nâng cao chất lượng đời sống người dân.

B. xóa bỏ hoàn toàn sự chênh lệch giàu nghèo.

C. giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội.

D. ổn định chính trị; củng cố an ninh, quốc phòng.

Câu 22. Việc nhà nước có chính sách hỗ trợ thường xuyên đối với các đối tượng như trẻ mồ côi, người khuyết tật để giúp họ ổn định cuộc sống thể hiện nội dung của chính sách an sinh xã hội nào dưới đây?

A. Chính sách hỗ trợ xã hội.

B. Chính sách hỗ trợ giáo dục.

C. Chính sách giảm nghèo.

D. Chính sách việc làm, thu nhập.

Câu 23. Trong trường hợp sau, gia đình anh A đã được hưởng chính sách an sinh xã hội nào?

Trường hợp. Trước năm 2018, gia đình anh A thuộc diện hộ nghèo. Với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, anh A đã chịu khó tìm hiểu, vừa làm, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng. Đến nay, gia đình anh A đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

Câu 24. Chính sách trợ giúp xã hội không nhằm thực hiện mục tiêu nào dưới đây?

A. Thực hiện bình đẳng trong xã hội.

B. Gia tăng sự phân hóa, bất bình đẳng. 

C. Hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn.

D. Giúp người yếu thế ổn định cuộc sống.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin. Chỉ số phát triển con người (HDI) là một chỉ số quan trọng để đo lường sự phát triển của một quốc gia. Chỉ số này được tính toán dựa trên ba yếu tố chính: tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình quân đầu người. HDI không chỉ phản ánh sự thịnh vượng kinh tế mà còn thể hiện chất lượng sống và cơ hội phát triển của con người. HDI của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đều đặn trong những năm qua, cho thấy những tiến bộ về phát triển con người.

(Theo: UNDP, “Báo cáo phát triển con người 2023”)

A. HDI chỉ phản ánh sự thịnh vượng kinh tế của một quốc gia.
B. Chỉ số HDI được tính toán dựa trên các yếu tố: tuổi thọ, giáo dục và thu nhập bình quân đầu người.
C. HDI thể hiện chất lượng sống và cơ hội phát triển của con người, không chỉ là kinh tế.
D. HDI của Việt Nam đã có sự giảm sút trong những năm gần đây.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Từ năm 2020 đến năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm. Nhiều sản phẩm nông sản và công nghiệp của Việt Nam đã có mặt tại thị trường quốc tế, góp phần nâng cao thương hiệu quốc gia.

(Theo: Tạp chí Thương mại, “Việt Nam nâng cao thương hiệu quốc gia thông qua xuất khẩu”, ngày 12/12/2023) 

A. Việt Nam đã hạn chế quan hệ thương mại với nhiều quốc gia để tập trung vào thị trường nội địa. B. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2023.

C. Nhiều sản phẩm Việt Nam đã có mặt tại thị trường quốc tế, nâng cao thương hiệu quốc gia. 

D. Quan hệ thương mại mở rộng không ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Câu 3. Đọc trường hợp sau:  

Trường hợp. Tháng 9/2024, ông K (62 tuổi) nhận quyết định nghỉ hưu sau một thời gian dài gắn bó với công ty P. Lúc này, tổng thời gian tham gia BHXH bắt buộc của ông K là 18 năm 6 tháng. Ông K quyết định tự bỏ số tiền hơn 40 triệu đồng, đóng BHXH tự nguyện khoảng thời gian còn lại (1 năm 6 tháng) để được hưởng lương hưu. 

Biết chuyện này, bà X (hàng xóm của ông K) thắc mắc: “Bác đóng BHXH tận mười mấy năm, rút bảo hiểm một lần cũng được hơn trăm triệu đồng rồi. Giờ bác lại bỏ ra số tiền lớn thế, chỉ để mỗi tháng nhận vài triệu bạc lương hưu thôi ư?” Ông K cười đáp: “Bà ạ, hồi năm 2005, tôi cũng đã từng rút bảo hiểm một lần rồi. Số tiền nhận khi đó cũng giúp tôi làm được một vài việc, nhưng chẳng được lâu dài. Đến hồi năm 2006, tôi đi làm trở lại, gắn bó với công ty P từ đó cho tới lúc nghỉ hưu. Tôi đã suy nghĩ, rút kinh nghiệm lần trước nên đã quyết định đóng BHXH tự nguyện số năm còn thiếu để hưởng chế độ hưu trí. Tiền lương hưu hàng tháng cũng đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, mình còn được cấp thẻ BHYT để khám chữa bệnh. Khổ, lớn tuổi rồi sức khỏe giảm sút, có khi ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Tôi ngẫm thấy, việc tôi làm bảo đảm quyền lợi hơn cho bản thân mình”.

A. Ông K quyết định đóng một lần số năm còn thiếu đề hưởng chế độ hưu trí là phù hợp.

B. Rút bảo hiểm xã hội một lần là việc cần cân nhắc kỹ lưỡng với mọi công dân vì quyền lợi.

lâu dài. 

C. Ngoài chế độ hưu trí, ông K còn được hưởng thêm trợ cấp ốm đau, thất nghiệp và chế độ bảo hiểm y tế.

D. Việc linh hoạt đóng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện thể hiện chính sách ưu việt của nhà nước. 

Câu 4. Đọc thông tin sau: 

Thông tin. Sau 10 năm, chính sách ưu đãi, tôn vinh người có công với cách mạng được đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt. Đối tượng người có công với cách mạng được mở rộng với chế độ và chính sách ưu đãi phù hợp. Hiện có trên 1,2 triệu người có công và thân nhân đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng; 98,6% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình trên địa bàn. Việc bảo đảm an sinh xã hội chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân. Số người hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tăng hằng năm và đạt 3,3 triệu người năm 2022.

Trong 3 năm phòng, chống dịch Covid-19 đã hỗ trợ với số tiền trên 120.000 tỷ đồng và trên 200.000 tấn gạo hỗ trợ cho trên 68 triệu lượt người dân, người lao động gặp khó khăn. Đặc biệt, Nhà nước đã dành khoảng 20% tổng chi ngân sách hàng năm cho chính sách xã hội.

Công tác giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo từ gần 60% vào năm 1986 đã giảm xuống còn dưới 3% vào năm 2022. GDP bình quân đầu người tăng từ 86 USD năm 1986 lên 4.110 USD năm 2022. (…)

(Theo: Tạp chí Con số và sự kiện)

A. Đoạn thông tin trên đề cập đến những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

B. Các đối tượng được hỗ trợ, hưởng chính sách an sinh xã hội là các gia đình, người lao động có thu nhập cao.

C. Việc thực hiện tốt các chính sách an sinh - xã hội đã hỗ trợ người dân giảm thiểu, khắc phục khó khăn; đồng thời góp phần bảo đảm sự ổn định về chính trị - xã hội.

D. Việc công bố rộng rãi các thông tin đã thể hiện: Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến quyền tiếp cận thông tin về các chính sách an sinh xã hội của nhân dân.

ĐÁP ÁN

Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm

1-C

2-A

3-A

4-B

5-B

6-D

7-A

8-A

9-D

10-A

11-B

12-D

13-B

14-B

15-B

16-D

17-D

18-A

19-C

20-B

21-A

22-A

23-D

24-B

           

Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai

Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm.

- Thi sinh chi lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm.

- Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm.

- Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

 

Nội dung A

Nội dung B

Nội dung C

Nội dung D

Câu 1

Sai

Đúng

Đúng

Sai

Câu 2

Sai

Đúng

Đúng

Sai

Câu 3

Đúng

Đúng

Sai

Đúng

Câu 4

Đúng

Sai

Đúng

Đúng

Đề thi giữa kì 1 KTPL 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1: Tăng trưởng kinh tế là

A. sự biến đổi về chất kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một năm.

B. sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

C. sự liên kết chặt chẽ giữa hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.

D. sự kết hợp giữa tăng thu nhập với bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống.

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia?

A. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

B. Là thước đo sản lượng của quốc gia, đánh giá mức độ hoạt động của nền kinh tế.

C. Phản ánh năng lực của nền kinh tế trong việc thỏa mãn nhu cầu của người dân.

D. Mức tăng GDP (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.

Câu 3. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nào?

Thông tin. Tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng. Đây là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng, tỉnh, thành trong cả nước…

A. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/ người).

B. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/ người).

C. Chỉ số phát triển con người (HDI).

D. Chỉ số bất bình đẳng xã hội (Gini).

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về tổng thu nhập quốc dân (GNI) của một quốc gia?

A. Là chỉ tiêu quan trọng để theo dõi sự giàu có của một nền kinh tế.

B. Mức tăng GNI (so với thời điểm gốc) thể hiện sự tăng trưởng về quy mô của nền kinh tế.

C. Bao gồm tổng thu nhập của công dân (thuộc quốc gia đó) ở cả trong và ngoài lãnh thổ.

D. Là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

Câu 5. “Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lí và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tăng trưởng kinh tế.

B. Phát triển bền vững.

C. Phát triển kinh tế.

D. Tiến bộ xã hội.

Câu 6. Chính phủ Việt Nam thường căn cứ vào những số liệu, đánh giá, báo cáo tổng hợp về nền kinh tế của cơ quan nào để đề ra những giải pháp phát triển kinh tế?

A. Tổng cục Dân số.

B. Tổng cục Thống kê.

C. Hội Bảo vệ người tiêu dùng.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tăng trưởng kinh tế?

A. Giải quyết việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống.

B. Xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.

C. Góp phần phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.

D. Tạo tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của phát triển kinh tế?

A. Tăng sự giàu có cho một bộ phận nhỏ dân cư.

B. Tạo điều kiện nâng cao tuổi thọ cho mọi người.

C. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia.

D. Cung cấp nguồn lực để củng cố chế độ chính trị.

Câu 9. Xét về cấp độ hội nhập, hội nhập kinh tế quốc tế, có các cấp độ là:

A. Hội nhập kinh tế quốc tế song phương và đa phương.

B. Thỏa thuận thương mại ưu đãi và liên minh kinh tế - tiền tệ.

C. Hội nhập song phương, hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu.

D. Khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan và thị trường chung.

Câu 10. Sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau nhằm thiết lập quan hệ kinh tế thương mại giữa các bên được gọi là

A. Hội nhập kinh tế song phương.

B. Hội nhập kinh tế khu vực.

C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.

D. Hội nhập kinh tế đa phương.

Câu 11. Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOUR) là tổ chức quốc tế thuộc cấp độ hội nhập nào dưới đây?

A. Hội nhập song phương.

B. Hội nhập khu vực.                              

C. Hội nhập toàn cầu.

D. Hội nhập đa phương.

Câu 12. Quá trình liên kết, gắn kết các quốc gia trên thế giới, cùng nhau tạo ra các thỏa thuận thông qua các tổ chức kinh tế toàn cầu nhằm cải thiện thương mại và kinh tế giữa các quốc gia được gọi là

A. Hội nhập kinh tế song phương.

B. Hội nhập kinh tế khu vực.

C. Hội nhập kinh tế toàn cầu.

D. Hội nhập kinh tế đa phương.

Câu 13. Hội nhập kinh tế quốc tế không được thực hiện theo cấp độ nào?

A. Cấp độ toàn cầu.

B. Cấp độ cá nhân.

C. Cấp độ khu vực.

D. Cấp độ song phương

Câu 14. Đọc đoạn Thông tin sau và cho biết, việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ đem lại lợi ích gì?

Thông tin. Năm 2023 đã chứng kiến nhiều cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngoài việc thực hiện 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam còn kí kết FTA song phương với Israel (VIFTA) và hoàn tất đàm phán với UAE mở ra cánh cửa thị trường Trung Đông, với quy mô GDP khoảng 2 000 tỉ USD.

(Theo: Báo Mới, “Dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế năm 2023”, ngày 02/01/2024)

A. Thu hẹp thị trường xuất, nhập khẩu.

B. Mở rộng thị trường xuất khẩu.

C. Tách biệt mối quan hệ kinh tế.

D. Giảm nguy cơ cạnh tranh.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chính sách nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

A. Đẩy mạnh bảo hộ sản xuất trong nước.

B. Thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

C. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính.

D. Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 16. Các dịch vụ quốc tế như du lịch, giao thông vận tải, xuất nhập khẩu lao động,... có vai trò tạo nguồn thu ngoại tệ được gọi là

A. thương mại quốc tế.

B. đầu tư quốc tế.

C. dịch vụ thu ngoại tệ.

D. xuất, nhập hàng hoá.

Câu 17. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm được gọi là

A. người thụ hưởng.

B. bên thứ ba.

C. người được bảo hiểm.

D. bên mua bảo hiểm.

Câu 18. Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn lao động, hết tuổi lao động,... là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bảo hiểm xã hội.

B. Bảo hiểm y tế.

C. Bảo hiểm thất nghiệp.

D. Bảo hiểm thương mại.

Câu 19. Hoạt động của tổ chức bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để tổ chức bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm đã được hai bên kí kết - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bảo hiểm xã hội.

B. Bảo hiểm y tế.

C. Bảo hiểm thất nghiệp.

D. Bảo hiểm thương mại.

Câu 20. Bạn K học sinh lớp 12 trường THPT X không may bị tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị một tuần. Sau khi ra viện, bạn K được cơ quan bảo hiểm thanh toán một phần chi phí điều trị và phẫu thuật. Bạn K đã tham gia loại hình bảo hiểm nào dưới đây?

A. Bảo hiểm thất nghiệp.

B. Bảo hiểm xã hội.

C. Bảo hiểm y tế.

D. Bảo hiểm nhân thọ.

Câu 21. Hỗ trợ người lao động nâng cao cơ hội tìm việc làm, tham gia thị trường lao động để có thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập tối thiểu cho người dân… - đó là một trong những nội dung của chính sách an sinh xã hội nào sau đây?

A. Chính sách trợ giúp xã hội.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo.

Câu 22. Chính sách nào sau đây không thuộc hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam?

A. Chính sách hỗ trợ việc làm.

B. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản.

C. Chính sách trợ giúp xã hội.

D. Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp.

Câu 23. Đoạn thông tin sau đề cập đến chính sách an sinh xã hội nào của Việt Nam?

Thông tin. Theo Cục Bảo trợ xã hội, chính sách trợ giúp xã hội tại Việt Nam hướng vào hỗ trợ hộ nghèo về bảo hiểm y tế, sản xuất, tiền điện; hỗ trợ dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số. Cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, chăm sóc trẻ em, người tâm thần và 23 trung tâm công tác xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động cứu trợ kịp thời cho người dân, hỗ trợ 182900 tấn gạo cứu đói cho gần 12,194 triệu lượt nhân khẩu và hàng nghìn tỉ đồng cho các địa phương khắc phục hậu quả do thiên tai, dành hàng trăm tỉ đồng chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp lễ, tết.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 34

A. Chính sách việc làm.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách trợ giúp xã hội.

Câu 24. Chính sách an sinh xã hội nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau?

Thông tin. Theo Niên giám thống kê 2022, chính sách việc làm của Việt Nam đã hỗ trợ người lao động có việc làm và thu nhập, chất lượng cuộc sống nâng lên. Năm 2022, lao động có việc làm trong các ngành kinh tế đạt 50,6 triệu người. Tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,21%. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 55 961 000 đồng. Công tác giảm nghèo đạt kết quả nổi bật, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo từ gần 60% vào năm 1986 đã giảm xuống còn dưới 3%.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Chân trời sáng tạo, trang 33

A. Chính sách việc làm, bảo đảm thu nhập và giảm nghèo.

B. Chính sách bảo hiểm xã hội.

C. Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

D. Chính sách trợ giúp xã hội.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc thông tin, quan sát biểu đồ sau:

Thông tin. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022.

Biểu đồ.

4 Đề thi Giữa kì 1 KTPL 12 Chân trời sáng tạo (có đáp án + ma trận)

Nguồn: Dẫn theo SGK Giáo dục Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều, trang 7

A. Thông tin và biểu đồ trên đề cập đến chỉ tiêu phát triển kinh tế.

B. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt mức cao nhất so với các năm trước đó

C. Trong giai đoạn 2011 - 2022, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức thấp nhất vào năm 2021.

D. Trong giai đoạn 2011 - 2022, GDP của Việt Nam liên tục tăng qua các năm và không có sự biến động.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin sau:

Thông tin. Hà Nội là nơi có nhiều danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Với mong muốn tham gia hỗ trợ các hoạt động kinh tế, vào những dịp cuối tuần, B lại đến những địa điểm du lịch để làm hướng dẫn viên tình nguyện cho du khách trong và ngoài nước. Nhờ vậy, B có thêm nhiều người bạn mới và khả năng giao tiếp ngoại ngữ của B cũng được cải thiện đáng kể. B cũng tích cực tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới để có thể chủ động trong giao tiếp và kết bạn với nhiều người hơn, mở ra những cơ hội mới trong tương lai.

A. Việc làm của B thể hiện trách nhiệm của công dân trong hội nhập kinh tế quốc tế.

B. Dịch vụ du lịch tại Hà Nội góp phần làm hài lòng du khách tham quan, không có vai trò trong hội nhập kinh tế quốc tế.

C. Trong quá trình tiếp xúc với du khách nước ngoài, B nên tranh thủ học tất cả các yếu tố khác nhau của các nước.

D. Việc B làm hướng dẫn viên tình nguyện cho du khách trong và ngoài nước là việc làm không phù hợp.

Câu 3. Đọc trường hợp sau: 

Trường hợp. Đầu năm 2023, chị H kí hợp đồng lao động với Công ty P và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức phí bảo hiểm do chị H và công ty cùng đóng góp theo quy định. Đến giữa năm 2023, chị H không may bị bệnh nghề nghiệp và nhận được trợ cấp từ quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của bảo hiểm xã hội. Nhờ đó, chị có kinh phí để điều trị bệnh và trang trải cuộc sống. Ngoài ra, chị H còn được hưởng các chế độ bảo hiểm khác bao gồm ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất.

A. Nhờ tham gia bảo hiểm xã hội, chị H được bù đắp một phần thu nhập khi bị bệnh nghề nghiệp.

B. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành trên cơ sở huy động sự đóng góp của toàn xã hội để giúp đỡ các cá nhân gặp rủi ro.

C. Việc Công ty P đóng bảo hiểm xã hội cho chị H thể hiện tinh thần trách nhiệm của người sử dụng lao động và mang tính tự nguyện.

D. Loại hình bảo hiểm mà chị H tham gia do Nhà nước thực hiện, không mang tính chất kinh doanh.

Câu 4. Đọc thông tin sau:

Thông tin. Năm 2020, cả nước có 3 149 226 người được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng (trong đó: 51 229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1 812 372 người cao tuổi; 1 096 027 người khuyết tật và 189 598 đối tượng bảo trợ xã hội khác) với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỉ đồng, bao gồm chi trợ cấp xã hội hằng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, để khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra, Chính phủ đã quyết định xuất cấp tổng cộng 22 989,145 tấn gạo cứu đói cho 265 967 hộ với 1 046 326 khẩu thiếu đói.

Nguồn:  SGK Giáo dục Kinh tế và pháp luật - bộ sách Cánh diều, trang 32

A. Chính sách trợ giúp xã hội được thể hiện qua thông tin trên.

B. Thông tin trên đề cập đến chính sách đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản.

C. Cả 2 chính sách: trợ giúp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh khó khăn và trợ giúp đột xuất cho người dân gặp rủi ro… đều được đề cập đến trong thông tin trên.

D. Chính sách an sinh xã hội chỉ được tiến hành thông qua hoạt động cộng đồng của các lực lượng xã hội (cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…).

Đánh giá

0

0 đánh giá