Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

36

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 12 sách Kết nối tri thức năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Lịch sử 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

....

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Lịch Sử lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN (6 điểm)

(Thí sinh lựa chọn đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D)

Câu 1. Tại hội nghị Tê-hê-ran (1943), nguyên thủ quốc gia nào sau đây khẳng định quyết tâm thành lập tổ chức Liên hợp quốc?

A. Liên Xô.

B. Nhật Bản.

C. I-ta-li-a.

D. Trung Quốc.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. 

C. Hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội.

D. Trung tâm điều hòa các nõ lực quốc tế vì mục tiêu chung.

Câu 3. Điều 18 của Hiến chương Liên hợp quốc có quy định: Mỗi thành viên của Đại hội đồng có một phiếu; Những nghị quyết của Đại hội đồng về những vấn đề quan trọng phải được thông qua theo đa số phiếu; Những nghị quyết về các vấn đề khác cần phải được giải quyết theo đa số 2/3 số phiếu của các thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu.

(Dẫn theo Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945)

Đoạn thông tin trên phản ánh nguyên tắc hoạt động nào của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Từ bỏ đe dọa bằng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

D. Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các quốc gia thành viên.

Câu 4. Theo quy định của Hội nghị Ianta, những quốc gia ở châu Âu ở trong tình trạng trung lập là

A. Áo và Thụy Sĩ.

B. Áo và Thụy Điển.

C. Áo và Phần Lan.

D. Thụy Sĩ và Phần Lan.

Câu 5. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), quân đội quốc gia nào sau đây chiếm đóng miền Bắc bán đảo Triều Tiên?

A. Mĩ.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Liên Xô.

Câu 6. Cuối thế kỉ XX, các vụ tranh chấp và xung đột ở Campuchia, Apganixtan, Namibia có chiều hướng và điều kiện được giải quyết một cách hòa bình là do

A. xu thế liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ.

B. trật tự hai cực Ianta sụp đổ.

C. chiến lược toàn cầu của Mỹ thất bại.

D. xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

Câu 7. Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) không thông qua quyết định nào sau đây?

A. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

D. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.

Câu 8. Một trong những tác động của Hội nghị Ianta (2-1945) là

A. thúc đẩy Chiến tranh lạnh kết thúc.

B. thúc đẩy hòa bình nhân loại.

C. xác lập vai trò lãnh đạo của Mĩ.

D. đưa đến cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 9. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động tích cực đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á trong năm 1945?

A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

B. Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.

C. Phân chia phạm vi chiếm đóng và ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.

D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình thế giới.

Câu 10. Trong trật tự thế giới đa cực, quốc gia nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến quan hệ quốc tế?

A. Ấn Độ.

B. Nhật Bản.

C. Mỹ.

D. Anh.

Câu 11. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, yếu tố nào sau đây đóng vai trò là trung tâm trong quan hệ quốc tế?

A. Quân sự.

B. Chính trị.

C. Vũ khí chiến lược.

D. Kinh tế.

Câu 12. Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm cho

A. kinh tế trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.

B. chạy đua vũ trang trở thành hình thức cạnh tranh chủ yếu giữa các nước.                     

C. sức mạnh của các quốc gia không phụ thuộc vào lực lượng quốc phòng.

D. quan hệ giữa các nước lớn diễn ra theo chiều hướng đối đầu.

Câu 13. Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?

A. Các quốc gia đều tập trung lấy phát triển quân sự làm trọng điểm.

B. Trật tự thế giới đa cực được xác lập trong quan hệ quốc tế.

C. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới.

D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

Câu 14. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, quốc gia nào sau đây ở châu Á đã vươn lên trở thành một cực trong trật tự thế giới đa cực?

A. Mỹ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Nhật Bản.

Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới mới được hình thành sau khi trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ?

A. Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường nắm hoàn toàn quyền chi phối quan hệ quốc tế.

B. Vai trò của các trung tâm, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực bị suy giảm.

C. Sự hình thành trật tự là tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc.

D. Sự hình thành trật tự bị chi phối bởi kết quả của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

Câu 16. Một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt là

A. cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi.

B. cuộc chạy đua về sức mạnh tổng hợp giữa các cường quốc.

C. sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu.

D. cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.

Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của trật tự thế giới đa cực?

A. Lợi ích của dân tộc được đặt lên vị trí hàng đầu.

B. Sức mạnh của Mỹ được tăng cường tuyệt đối.

C. Có sự cân bằng giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

D. Được thành lập ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.

Câu 18. Quốc gia nào sau đây trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN?

A. Việt Nam.

B. Lào.

C. Bru-nây.

D. Mi-an-ma.

Câu 19. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là

A. nhu cầu duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. sự quan tâm và chỉ đạo của tổ chức Liên hợp quốc.

C. yêu cầu đối phó với các cường quốc trong khu vực.

D. nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia thành viên.

Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của việc Việt Nam gia nhập ASEAN?

A. Góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế.

B. Mở ra triển vọng liên kết với các nước bên ngoài khu vực.

C. Chứng tỏ ASEAN là liên minh chính trị lớn nhất hành tinh.

D. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.

Câu 21. Văn bản đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng một Cộng đồng ASEAN là

A. Tuyên bố Ba-li II.

B. Tuyên bố Cua-la Lăm-pua.

C. Tầm nhìn ASEAN 2020.

D. Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN.

Câu 22. Trong quá trình hoạt động và phát triển, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với thách thức nào sau đây?

A. Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo.

B. Quá trình hoàn thiện các thể chế, chính sách tiếp tục được đẩy mạnh.

C. Quan hệ với các đối tác bên ngoài khu vực ngày càng rộng mở.

D. Mức độ liên kết, hợp tác giữa các nước thành viên ngày càng sâu rộng.

Câu 23. “Toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một cộng đồng ASEAN, nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực” là nội dung của văn kiện nào sau đây của tổ chức ASEAN?

A. Hiến chương ASEAN.

B. Tuyên bố Băng Cốc.

C. Tuyên bố Ba-li II.

D. Tầm nhìn ASEAN 2020.    

Câu 24. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở để xây dựng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN?

A. Thành quả hợp tác chính trị-an ninh đã đạt được.

B. Các nguyên tắc cơ bản tổ chức ASEAN xây dựng.

C. Các cơ sở pháp lý mà các nước thành viên thông qua.

D. Sự tương đồng về thể chế chính trị giữa các nước.

PHẦN II. TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG – SAI. (4 điểm)

(Thí sinh đọc đoạn tư liệu và lựa chọn Đúng – Sai trong mỗi ý A, B, C, D)

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người. Văn kiện này được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết 217A (III) ngày 10-12-1948 tại Pa-ri (Pháp).

“Tuyên ngôn Nhân quyền” của Liên hợp quốc được đánh giá là một “văn kiện đột phá”, có tính pháp lý cao, đặt ra các quyền con người, vượt lên những giới hạn về văn hóa, tôn giáo, chính trị và pháp luật. Tuyên ngôn đã được tất cả các nước thành viên phê chuẩn và dịch ra hàng trăm thứ tiếng. Giá trị lớn lao của bản “Tuyên ngôn Nhân quyền” đã được cả nhân loại thừa nhận, trở thành mục tiêu vươn tới của mọi quốc gia, dân tộc. Ngày 10-12 hàng năm được Liên hợp quốc lấy làm ngày Quốc tế Nhân quyền, nhằm tôn vinh các giá trị về quyền con người.

(Dẫn theo Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều và chân trời sáng tạo, tr.8,11)

A. Ngày 10-12 hàng năm được lấy làm ngày Quốc tế Nhân quyền gắn liền với sự kiện bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố.

B. Tuyên ngôn Nhân quyền là một trong những văn kiện được Liên hợp quốc ban hành nhằm đảm bảo thực thi quyền con người, xây dựng một thế giới an toàn và công bằng hơn.

C. Tuyên ngôn Nhân quyền là một văn kiện có tính pháp lý quốc tế, trở thành mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia dù có sự khác biệt về thể chế chính trị hay văn hóa và tôn giáo.

D. Với sự ra đời của bản Tuyên ngôn Nhân quyền, lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền tự do cơ bản của con người đã được thừa nhận và bảo vệ.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh. Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng: thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh…

Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc tại Hội nghị Pốt-xđam (Đức) tháng 7-1945 đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 9-10)

A. Hội nghị I-an-ta diễn ra vào đầu năm 1945 với sự tham dự của ba cường quốc trụ cột trong phe Đồng minh gồm Liên Xô, Mỹ, Anh.

B. Những quyết định mà hội nghị I-an-ta đưa ra đều nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh vào giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Một trong những quyết định quan trọng và gây nhiều tranh cãi tại hội nghị I-an-ta là việc phân chia thuộc địa giữa các nước lớn ở châu Âu và châu Á.

D. Trật tự hai cực I-an-ta được hình thành trên cơ sở một số hội nghị quốc tế lớn do các cường quốc Đồng minh tổ chức.

Câu 3. Đọc tư liệu sau:

Tư liệu.  Trong giai đoạn 1967-1999, ASEAN đã phát triển từ ASEAN 5 lên ASEAN 10. Việc 10 nước trong khu vực trở thành thành viên ASEAN đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á.

Năm 1988, Thủ tướng Thái Lan Cha-ti-chai-Chu-ha-van kêu gọi: “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”. Tháng 10-1990, Tổng thống In-đô-nê-xi-a Xu-hác-tô là nguyên thủ đầu tiên từ các nước ASEAN thăm chính thức Việt Nam. Đáp lại, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt đã đi thăm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po. Ngày 28-7-1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới của quá trình hòa giải, hòa nhập và phát triển của Đông Nam Á.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr. 20)

a. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này.

b. Sự cải thiện quan hệ giữa các nước Đông Dương với nhóm các nước sáng lập ASEAN theo hướng tích cực đã tạo cơ sở quan trọng để Việt Nam gia nhập tổ chức này.

c. Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN và sự kiện ASEAN mở rộng số lượng thành viên lên 10 quốc gia đều đánh dấu bước phát triển trong liên kết khu vực ở Đông Nam Á.

d. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện đánh dấu chấm dứt hoàn toàn mọi xung đột, tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á, mở ra bước phát triển mới của Đông Nam Á.

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) xây dựng một ASEAN lấy con người làm trung tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tạo dựng bản sắc chung; xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở, nơi cuộc sống và phúc lợi của người dân được nâng cao. Trên cơ sở đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 (2024), Kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC được thông qua, gồm 6 nội dung chính.

Các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ kế hoạch tổng thể xây dựng ASCC đang được thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực. Về phát triển con người, ASEAN khuyến khích phát triển giáo dục suốt đời và sử dụng công nghệ thông tin làm phương tiện thúc đẩy nền giáo dục ASEAN.

(Dẫn theo Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ cánh diều, tr.26)

A. ASCC là tên viết tắt bằng tiếng Anh của Cộng đồng ASEAN, được thành lập vào năm 2015.

B. Khuyến khích phát triển giáo dục suốt đời, sử dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy giáo dục là một trong những nội dung nhằm phát triển con người của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN.

C. Một trong những mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng cường ý thức cộng đồng.

D. Mức độ liên kết trong Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN sẽ đi sau liên kết trong Cộng đồng Kinh tế và tùy thuộc vào mức độ nguồn lực có thể huy động được.

Đánh giá

0

0 đánh giá