Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Vật Lí 12 Cánh diều có đáp án năm 2024

429

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi giữa kì 1 môn Vật lí lớp 12 sách Cánh diều năm 2024 - 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Vật lí 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề thi giữa kì 1 Vật Lí 12 Cánh diều có đáp án năm 2024

Đề thi giữa kì 1 Vật Lí 12 Cánh diều có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:

A. Lực liên kết giữa các phân tử càng mạnh thì khoảng cách giữa chúng càng lớn.

B. Khi các phân tử sắp xếp càng có trật tự thì lực liên kết giữa chúng càng mạnh.

C. Lực liên kết giữa các phân tử một chất ở thể rắn sẽ lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử chất đó khi ở thể khí.

D. Lực liên kết giữa các phân tử gồm cả lực hút và lực đẩy.

Câu 2. Khi nấu ăn những món như: luộc, ninh, nấu cơm,... đến lúc sôi thì cần chỉnh nhỏ lửa lại bởi vì:

A. Để lửa to làm cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh sẽ làm hỏng đồ nấu trong nồi.

B. Để lửa nhỏ sẽ vẫn giữ cho trong nồi có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ sôi của nước.

C. Lúc này để lửa nhỏ vì cần giảm nhiệt độ trong nồi xuống.

D. Lúc này cần làm cho nước trong nồi không bị sôi và hoá hơi.

Câu 3. Hãy chỉ ra phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về

A. thể tích.                                                     

B. khối lượng riêng.

C. kích thước của các nguyên tử.                    

D. trật tự của các nguyên tử.

Câu 4. Nội năng của một vật phụ thuộc vào

A. nhiệt độ và thể tích của vật.

B. nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật.

C. khoảng cách trung bình giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tốc độ trung bình của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 5. Hãy tìm câu sai trong các câu sau:

A. Nhiệt độ là đại lượng được dùng để mô tả mức độ nóng, lạnh của vật.

B. Nhiệt độ của một vật phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. Nhiệt độ cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng.

D. Nhiệt độ của một vật là số đo nội năng của vật đó.

Câu 6. Chỉ số nhiệt độ của một vật khi ở trạng thái cân bằng nhiệt tính theo thang nhiệt độ Celsius so với nhiệt độ của vật đó tính theo thang nhiệt độ Kelvin sẽ

A. thấp hơn chính xác là 273,15 độ.

B. cao hơn chính xác là 273,15 độ.

C. thấp hơn chính xác là 273,16 độ.

D. cao hơn chính xác là 273,16 độ.

Câu 7. Trong nhiều nghiên cứu khoa học về nhiệt hay về sự phụ thuộc của các đại lượng đặc trưng của các vật liệu vào nhiệt độ... người ta thường tính toán ở các nhiệt độ khác nhau nhưng nhiệt độ 300 K được chọn tính rất nhiều vì

A. 300 K là nhiệt độ mà nhiều chất xảy ra sự chuyển thể.

B. 300 K là nhiệt độ mà thực nghiệm dễ đo đạc và quan sát.

C. 300 K là nhiệt độ được coi như nhiệt độ phòng trong điều kiện bình thường.

D. 300 K là nhiệt độ chẵn nên dễ tính toán.

Câu 8. Khi đi tham quan trên các vùng núi cao sẽ có nhiệt độ thấp hơn nhiều dưới đồng bằng, chúng ta cần mang theo áo ấm để sử dụng vì

A. mặc áo ấm để ngăn nhiệt độ cơ thể truyền ra ngoài môi trường.

B. mặc áo ấm để ngăn cơ thể mất nhiệt lượng quá nhanh.

C. mặc áo ấm để ngăn hơi lạnh truyền vào trong cơ thể.

D. mặc áo ấm để ngăn tia cực tím từ Mặt Trời.

Câu 9. Một bạn học sinh ở Hà Nội đi tham quan trên núi cao quan sát thấy khi đun cùng một lượng nước đá đang tan trong cùng một ấm điện thì thời gian đun tới khi nước sôi ở trên núi là ngắn hơn ở Hà Nội, điều này được giải thích là do

A. nhiệt dung riêng của nước ở trên núi cao sẽ thấp hơn ở Hà Nội.

B. nhiệt dung riêng của nước ở trên núi cao sẽ cao hơn ở Hà Nội.

C. nhiệt độ sôi của nước ở trên núi cao sẽ thấp hơn ở Hà Nội.

D. điện lưới được cấp ở Hà Nội mạnh hơn điện lưới cấp cho vùng núi cao.

Câu 10. Nhiệt dung riêng có đơn vị đo là

A. K.                            

B. J.                              

C. J/kg.K.                     

D. J.kg/K.

Câu 11. Nhiệt dung riêng của một chất đang không ở trạng thái chuyển thể phụ thuộc vào

A. khối lượng của chất đó.                             

B. nhiệt độ hiện tại của chất đó.

C. thể hiện tại của chất đó.                             

D. nhiệt độ môi trường.

Câu 12. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau: Nhiệt dung riêng của một chất là

A. là nhiệt lượng cần thiết để nhiệt độ của 1 kg chất đó tăng thêm 1 °C kể cả trong trường hợp việc tăng nhiệt độ như vật có thể làm thay đổi thể của nó.

B. là nhiệt lượng cần thiết để nhiệt độ của 1 kg chất đó tăng thêm 1 K mà không làm thay đổi thể của nó.

C. bằng nhiệt lượng toả ra khi 1 kg chất đó giảm đi 1 °C mà không làm thay đổi thể của nó.

D. là nhiệt lượng cần thiết để nhiệt độ của 1 kg chất đó tăng thêm 1 oC mà không làm thay đổi thể của nó.

Câu 13. Khi thép đang nóng chảy được làm nguội nhanh về nhiệt độ phòng sẽ giúp tăng độ cứng cho thép và cách làm như vậy được gọi là tôi thép. Người ta có thể sử dụng nước để làm hạ nhiệt độ nhanh cho thép đang nóng đỏ vì

A. nhiệt dung riêng của nước cao hơn nhiều so với của thép trong khi đó nhiệt độ sôi của nước lại thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của thép.

B. nhiệt độ nóng chảy của nước thấp hơn nhiều so với của thép.

C. nước có khả năng bốc hơi rất nhanh khi gặp kim loại nóng.

D. sử dụng nước là do thói quen vì thật ra có thể để thép nóng đỏ trong không khí thì thép cũng hạ nhanh về nhiệt độ phòng.

Câu 14. Khi đo nhiệt độ của một chất đang nóng chảy,

A. ta có thể xác định nhiệt dung riêng của chất đó.

B. ta có thể xác định nhiệt nóng chảy riêng của chất đó.

C. ta có thể xác định được cả nhiệt dung riêng và nhiệt nóng chảy riêng của chất đó.

D. ta không thể xác định được nhiệt dung riêng hay nhiệt nóng chảy riêng của chất đó.

Câu 15. Trong nhiều bài toán và thí nghiệm nghiên cứu về nhiệt, nhiệt lượng,... người ta hay chọn mốc đo là  0 °C vì

A. 0 °C là nhiệt độ chuẩn được các nhà khoa học công nhận.

B. 0 °C là nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá khá lớn nên việc tạo ra và duy trì môi trường thực nghiệm tại 0 °C rất thuận lợi cho các thí nghiệm.

C. 0 °C là nhiệt độ trong môi trường ngăn đá của tủ lạnh (hoặc tủ đông) nên việc chọn mốc đo tại 0 °C rất thuận lợi cho các thí nghiệm.

D. 0 °C là nhiệt độ dễ tính toán.

Câu 16. Hàn thiếc là một phương pháp nối kim loại với nhau bằng một kim loại hay hợp kim trung gian (thiếc) gọi là vảy hàn. Trong quá trình nung nóng để hàn, vảy hàn sẽ nóng chảy trước trong khi vật hàn chưa nóng chảy hoặc nóng chảy với số lượng không đáng kể. Khi đó kim loại làm vảy hàn sẽ khuếch tán thẩm thấu vào trong kim loại vật hàn tạo thành mối hàn. Thiếc hàn là hợp kim thiếc – chì có nồng độ phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ thiếc hàn 60 (60%Sn và 40%Pb) được sử dụng để hàn các dây dẫn hay mối nối trong mạch điện. Thiếc hàn phải có

A. nhiệt độ nóng chảy lớn để tránh nóng chảy mối hàn trong quá trình sử dụng.

B. nhiệt nóng chảy riêng lớn để tránh nóng chảy mối hàn trong quá trình sử dụng.

C. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng nhỏ hơn của kim loại vật hàn.

D. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng lớn hơn của kim loại vật hàn.

Câu 17. Sau khi chúng ta tắm hay lau mặt bằng nước, thường có cảm giác mát, lạnh

A. thì không liên quan đến hiện tượng hoá hơi của nước.

B. vì da của chúng ta đã cung cấp nhiệt lượng để nước nóng sôi rồi hoá hơi nên nhiệt độ trên da giảm xuống.

C. vì da của chúng ta đã cung cấp nhiệt lượng trong quá trình bay hơi của nước nên nhiệt độ trên da giảm xuống.

D. vì nhiệt hoá hơi riêng của nước khá lớn.

Câu 18: Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 20 °C đến khi nước sôi 100 °C là

A. 8.104J.                     

B. 10.104J.                    

C. 33,44.104J.               

D. 32.103J.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1. Một nhiệt điện trở có đồ thị điện trở R (Q) theo nhiệt độ t (°C) như hình sau:

Bộ 10 đề thi giữa kì 1 Vật Lí 12 Cánh diều có đáp án năm 2024 (ảnh 1)

Xét tính đúng/sai của các phát biểu sau đây:

a) Nhiệt điện trở có điện trở là 10 kΩ khi nhiệt độ 25 °C.

b) Điện trở của nhiệt điện trở ở 10 °C là 46 kW.

c) Dùng nhiệt điện trở đo nhiệt độ gần 0 °C sẽ hữu ích hơn đo nhiệt độ gần 100 °C.

d) Cường độ dòng điện qua nhiệt điện trở này không tuân theo định luật Ohm.

Câu 2. Một học sinh làm thí nghiệm đun nóng để làm 0,020 kg nước đá (thể rắn) ở 0°C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C Cho nhiệt nóng chảy của nước ở 0°C là 3,34.105 J/kg; nhiệt dung riêng của nước là 4,20kJ/kgK; nhiệt hoá hơi riêng của nước ở 100°C là 2,26.106 J/kg Bỏ qua hao phí toả nhiệt ra môi trường. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 0,020kg nước đá tại nhiệt độ nóng chảy là 6860J.

b) Nhiệt lượng cần thiết để đưa 0,020kg nước từ 0°C đến 100°C là 8600J.

c) Nhiệt lượng cần thiết để làm hoá hơi hoàn toàn 0,020kg nước ở 100°C là 42500J.

d) Nhiệt lượng để làm 0,020kg nước đá (thể rắn) ở 0°C chuyền hoàn toàn thành hơi nước ở 100°C là 60280J.

Câu 3. Dùng tay cọ xát miếng kim loại vào sàn nhà thì miếng kim loại nóng lên.

a) Ta đã làm thay đổi nội năng của miếng kim loại bằng cách truyền nhiệt.

b) Nội năng của miếng kim loại giảm.

c) Mặt tiếp xúc giữa miếng kim loại và sàn nhà có ma sát.

d) Khi cọ xát trong thời gian đủ dài có thể tạo ra lửa.

Câu 4. Một hệ làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời có hiệu suất chuyển đổi 25%; cường độ bức xạ mặt trời lên bộ thu nhiệt là 1000 W/m2; diện tích bộ thu là 4,00 m2 Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/ (kg.K).

a) Công suất bức xạ chiếu lên bộ thu nhiệt là 4200 W

b) Trong 1,00h, năng lượng mặt trời chiếu lên bộ thu nhiệt là 14,4MJ

c) Trong 1,00h, phần năng lượng chuyển thành năng lượng nhiệt là 36,0MJ

d) Nếu hệ thống đó, làm nóng 30,0 kg nước thì trong khoảng thời gian 1,00 giờ nhiệt độ của nước tăng thêm 28,6°C

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6

Câu 1. Trong công nghệ khí nén, người ta sử dụng điện năng sinh công để nén một lượng khí lớn vào trong một bình kín có vỏ bằng kim loại chắc chắn và gọi đây là bình tích áp. Van đóng mở bình tích áp này được lắp nối với một ống dẫn khí và cuối đường ống sẽ là bộ phận (như phanh ô tô) hoặc dụng cụ cơ khí (như khoan bắt vít trong sửa ô tô, xe máy). Chú ý rằng, trong quá trình nén khí, động cơ điện sẽ lấy thêm không khí bên ngoài nén vào trong bình. Trong quá trình khối khí sinh công làm phanh ô tô hoặc quay trục khoan bắt vít sẽ có một lượng khí thoát ra. Một người thợ cơ khí sử dụng 5 000 J năng lượng điện cho máy nén khí thì có thể nén được 3 m3 không khí vào trong bình tăng áp có dung tích 250 lít. Hiệu suất của máy nén bằng 90%. Lượng khí trong bình tích áp có khả năng sinh được công bằng bao nhiêu?

Câu 2. Khi hạ thấp dần nhiệt độ của một số loại vật liệu qua một nhiệt độ TC gọi là nhiệt độ chuyển pha siêu dẫn thì vật liệu sẽ sang pha siêu dẫn, lúc này nó sẽ có khả năng dẫn điện tốt với điện trở giảm nhanh về  R = 0. Năm 1911, lần đầu tiên người ta phát hiện ra hiện tượng chuyển pha siêu dẫn đối với thuỷ ngân với  TC = 4,1 K. Hãy đổi nhiệt độ trên sang thang Celsius.

Câu 3. Nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ sơ sinh là 38 °C. Bình nước nóng được điều chỉnh để tránh bị bỏng khi tắm cho bé có nhiệt độ cao nhất là 49 °C. Nước lạnh được lấy từ trên bể trữ nước inox trên trần nhà có nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ không khí vào một buổi chiều mùa đông là 16 °C và ổn định khá lâu, để pha nước tắm cho bé thì ta cần pha theo tỉ lệ nóng - lạnh như thế nào?

Câu 4: Một thợ rèn nhúng một con dao bằng thép có khối lượng 1,1 kg ở nhiệt độ 850°C vào trong bể nước lạnh để làm tăng độ cứng của lưỡi dao. Nước trong bể có thể tích là 50 lít và có nhiệt độ bằng với nhiệt độ ngoài trời là 27°C Xác định nhiệt độ (theo thang nhiệt độ Celcius, lấy phần nguyên) của nước khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho thành bể và môi trường ngoài. Biết nhiệt dung riêng của thép là 460 J/ (kg.K), của nước là 4200 J/ (kg.K); khối lượng riêng của nước là 1,0 kg/lít.

Câu 5: Viên đạn chì có khối lượng 50 g, bay với tốc độ v0 = 360 km/h. Sau khi xuyên qua một tấm thép, tốc độ giảm xuống còn 72 km/h. Tính lượng nội năng tăng thêm của đạn và thép.

Câu 6. Vận động viên điền kinh bị mất rất nhiều nước trong khi thi đấu. Các vận động viên thường chỉ có thể chuyển hoá khoảng 20% năng lượng dự trữ trong cơ thể thành năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể. Phần năng lượng còn lại chuyển thành nhiệt thải ra ngoài nhờ sự bay hơi của nước qua hô hấp và da để giữ cho nhiệt độ cơ thể không đổi. Nếu vận động viên dùng hết 10800 kJ trong cuộc thi thì có khoảng bao nhiêu lít nước đã thoát ra ngoài cơ thể? Coi nhiệt độ cơ thể của vận động viên hoàn toàn không đổi và nhiệt hoá hơi riêng của nước ở nhiệt độ của vận động viên là 2,4.106 J/kg. Biết khối lượng riêng của nước là 1,0.103 kg/ m3.

Đề thi giữa kì 1 Vật Lí 12 Cánh diều có đáp án - Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Vật Lí lớp 12

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1: Một số chất ở thể rắn như iodine (i-ốt), băng phiến, đá khô (CO2 ở thể rắn),... có thể chuyển trực tiếp sang ...(1)...khi nó ...(2). Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa. Ngược lại, với sự thăng hoa là sự ngưng kết. Điền cưm từ thích hợp vào chỗ trống.

A. (1) thể lỏng; (2) toả nhiệt.

B. (1) thể hơi; (2) toả nhiệt.

C. (1) thể lỏng; (2) nhận nhiệt.

D. (1) thể hơi; (2) nhận nhiệt.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thể lỏng?

A. Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng.

B. Lực tương tác phân tử yếu hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn.

C. Không có thể tích và hình dạng riêng xác định.

D. Các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây.

B. Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.

C. Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.

D. Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.

Câu 4: Đơn vị của độ biến thiên nội năng DU là

A. °C.

B. K.

C. J.

D. Pa.

Câu 5: Chọn đáp án đúng: Nội năng là

A. tổng của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

B. tổng của động năng và thế năng của vật.

C. tổng của động lượng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tích của động năng chuyển động hỗn độn và thế năng tương tác giữa các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 6: Hiện tượng quả bóng bàn bị móp (nhưng chưa bị thủng) khi thả vào cốc nước nóng sẽ phồng trở lại là do

3 Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

A. Nội năng của chất khí tăng lên.

B. Nội năng của chất khí giảm xuống.

C. Nội năng của chất khí không thay đổi.

D. Nội năng của chất khí bị mất đi.

Câu 7: Cung cấp cho vật một công là 200 J nhưng nhiệt lượng bị thất thoát ra môi trường bên ngoài là 120 J. Nội năng của vật

A. Tăng 80 J.

B. Giảm 80 J.

C. Không thay đổi.

D. Giảm 320 J.

Câu 8: Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong một xi lanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pit-tông đi một đoạn 5 cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pit-tông và xi lanh có độ lớn là 20 N.

A. 1,5 J.

B. 1,0 J.

C. 0,5 J.

D. -1 J.

Câu 9: Một cục nước đá ở 0 °C được thả vào nước ở 0 °C. Khi đó nước đá sẽ

A. tan chảy.

B. chuyển thành nước.

C. không tan.

D. tan chảy một phần.

Câu 10: Cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là

A. lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (10 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) làm chuẩn.

B. lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (100 °C) và nhiệt độ sôi của nước (0 °C) làm chuẩn.

C. lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (0 °C) và nhiệt độ sôi của nước (100 °C) làm chuẩn.

D. lấy nhiệt độ của nước khi đóng băng là (100 °C) và nhiệt độ sôi của nước (10 °C) làm chuẩn.

Câu 11: Hình vẽ dưới đây gồm bốn cách sắp xếp để đo nhiệt độ của nước trong cốc bằng nhiệt kế trong phòng thí nghiệm. Hình vẽ nào thể hiện sự sắp xếp đúng để đo nhiệt độ chính xác?

3 Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí 12 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

A. hình A.

B. hình B.

C. hình C.

D. hình D.

Câu 12: 104 °C ứng với bao nhiêu K?

A. 313 K.

B. 298 K.

C. 328 K.

D. 377 K.

Câu 13: Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg nước ở 20 °C đến khi nước sôi 100 °C là

A. 8.104J.

B. 10.104J.

C. 33,44.104J.

D. 32.103J.

Câu 14: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 500 g nước đá ở 0 °C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.105 J/kg.

A. Q = 7.107 J.

B. Q = 167 kJ.

C. Q = 167 J.

D. Q = 167.106 J.

Câu 15: Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là L = 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 100 g nước ở 100 °C là

A. 23.106 J.

B. 2,3.105 J.

C. 2,3.106 J.

D. 0,23.104 J.

Câu 16: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Câu nào sau đây đúng?

A. Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

B. Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

C. Mỗi kilogam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

D. Mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Câu 17: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn?

A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ).

B. Jun trên kilôgam (J/kg).

C. Jun (J).

D. Jun trên độ (J/độ).

Câu 18: Cho các bước như sau:

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật.

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

Các bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật là

A. (2), (4), (3), (1), (5).

B. (1), (4), (2), (3), (5).

C. (1), (2), (3), (4), (5).

D. (3), (2), (4), (1), (5).

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1: Bảng sau đây ghi sự thay đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được vào ngày mùa đông.

Thời gian (giờ)

1

4

7

10

13

16

19

22

Nhiệt độ (°C)

13

13

13

18

18

20

17

12

Xét tính đúng hoặc sai của các phát biểu dưới đây:

a. Nhiệt độ lúc 4 giờ là 13 °C.

b. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 1 giờ.

c. Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc 16 giờ.

d. Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn nhất là 6 °C.

Câu 2: Trong các phát biểu sau đây về chất ở thể rắn, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

a) Ở thể rắn các phân từ rất gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử).

b) Các phân tử ở thể rắn sắp xếp không có trật tự, chặt chẽ.

c) Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.

d) Vật rắn có thể tích và hình dạng riêng không xác định.

Câu 3: Xét tính đúng sai của các phát biểu sau khi: Nhiệt hóa hơi riêng của nước có giá trị 2,3.106 J/kg có ý nghĩa như thế nào?

a) Một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

b) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn.

c) Mỗi kilôgam nước sẽ toả ra một lượng nhiệt là 2,3.106 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.

d) Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.106 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn.

Câu 4: Hiện nay, kính cường lực (chịu lực rất tốt) thường được sử dụng để làm một phần tường của các tòa nhà, chung cư hay thương mại,... thay thế các vật liệu gạch, bê tông (hình vẽ). Tuy nhiên, vào những ngày mùa hè, nếu bước vào những căn phòng có tường làm bằng kính cường lực bị đóng kín, ta thường thấy không khí trong phòng nóng hơn so với bên ngoài. Dưới đây là những biện pháp đơn giản để làm giảm sự tăng nhiệt độ của không khí trong phòng đó khi trời nắng nóng vào mùa hè? Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Mở cửa để không khí đối lưu với bên ngoài, từ đó làm giảm nội năng của không khí trong phòng và nhiệt độ phòng giảm xuống.

b) Lắp rèm cửa bằng vải dày chuyên dụng, màu sẫm, bề mặt lượn sóng.

c) Dán tấm phim cách nhiệt có cấu tạo đặc biệt (từ nhiều lớp polyester và chống ánh sáng tử ngoại.

d) Đóng tất cả các cửa ở các lối vào, ra của tòa nhà để làm giảm nội năng căn phòng.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6

Câu 1: Trên một thang đo nhiệt độ X, điểm đóng băng và điểm sôi của nước lần lượt là −125 °X và 375 °X. Trên một thang đo nhiệt độ Y, điểm đóng băng và điểm sôi của nước lần lượt là –70 °Y và –30 °Y. Nếu trên thang đo độ Y tương ứng với nhiệt độ 50 °Y thì nhiệt độ trên thang đo °X sẽ là bao nhiêu?

Câu 2: Tính lượng nhiệt cần thiết để chuyển hóa 1,00 kg nước đá ở –10 °C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 100 °C (ở điều kiện áp suất bình thường). Cho nhiệt dung riêng của nước đá 2100 J/kg.K; nhiệt nóng chảy nước đá là 3,36.105 J/kg; nhiệt dung riêng của nước 4200 J/kg.K; nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,25.106 J/kg.

Câu 3: Một bình đựng nước ở 0,00°C. Người ta làm nước trong bình đông đặc lại bằng cách hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là 3,3.105 J / kg và nhiệt hoá hơi riêng ở nước là 2,48.106 J / kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tỉ số giữa khối lượng nước bị hoá hơi và khối lượng nước ở trong bình lúc đầu là bao nhiêu?

Câu 4: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80 g ở 0 °C vào một cốc nhôm đựng 0,4 kg nước ở 20 °C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,2 kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

Câu 5: Một chất rắn nặng 437,2 g và cần 8460 J để tăng nhiệt độ của nó từ 19,3 °C lên 68,9 °C. Nhiệt dung riêng của chất đó là bao nhiêu?

Câu 6. Giá điện trung bình của trường THPT năm 2023 là 1 980 đồng/kWh đã tính cả hao phí. Bếp của nhà trường sử dụng là bếp điện với hiệu suất 70% và mỗi ngày cần đun 40 phích nước (bình thuỷ) 1,8 lít để sử dụng trong trường. Nhà trường dự định mua ấm điện với hiệu suất 90% thì mỗi tháng trong năm 2023 nhà trường sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện? Biết rằng trung bình mỗi tháng nhà trường hoạt động 26 ngày và coi như nhiệt độ nước máy luôn bằng 20 °C.

Đánh giá

0

0 đánh giá