Giải SBT Vật Lí 12 Chủ đề 4 (Cánh diều): Vật lí hạt nhân

433

Với giải sách bài tập Vật Lí 12 Chủ đề 4: Vật lí hạt nhân sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Vật Lí 12 Chủ đề 4: Vật lí hạt nhân

B. Ví dụ

Câu 1 trang 44 SBT Vật lí 12: Hạt nhân beryllium49Be và hạt nhân boron59 B có khối lượng lần lượt là 9,00999 u và 9,01059 u.

a) Mô tả thành phần cấu tạo của mỗi hạt nhân.

b) Biết khối lượng của các hạt proton và neutron lần lượt là 1,00728 u và 1,00866u. Tính độ hụt khối và năng lượng liên kết của mỗi hạt nhân đó.

c) So sánh độ bền vững của hai hạt nhân đó.

Lời giải:

a) Thành phần cấu tạo của hạt nhân beryllium49Be

Theo kí hiệu của hạt nhân ta có:

Z = 4 → số proton là 4

A = 9 → số neutron là: N = A – Z = 9 – 4 = 5

Tương tự, hạt nhân boron59 B có 5 proton và 4 neutron.

b) Độ hụt khối và năng lượng liên kết của mỗi hạt nhân

Hạt nhân beryllium49Be :

ΔmBe=Zmp+(AZ)mnmBe=4.1,00728u+5.1,00866u9,00999u=0,06243u

ElkBe =ΔmBec2=0,06243931,5MeVc2c2=58,15MeV

Hạt nhân boron59 B:

ΔmB=Zmp+(AZ)mnmB=5.1,00728u+4.1,00866u9,01059u=0,06045u

ElkB=ΔmBc2=0,06045931,5MeVc2c2=56,31MeV

c) Để so sánh độ bền vững của mỗi hạt nhân, ta tính năng lượng liên kết riêng của mỗi hạt:

ElkrBe=ElkBeA=(58,15MeV)(9 nucleon )=6,461MeV/nucleon

ElkrB=ElkBA=(56,31MeV)(9 nucleon )=6,257MeV/nucleon 

ElkBe>ElkB nên hạt nhân49Be bền vững hơn hạt nhân59 B

Câu 2 trang 45 SBT Vật lí 12:

a) Đồng vị84210Po là chất phóng xạ α, sản phẩm phân rã là chì Pb. Xác định cấu tạo của hạt nhân sản phẩm và viết phương trình của phản ứng phân rã phóng xạ đó.

b) Cho biết khối lượng nguyên tử của các hạt là mPo = 209,98287u; mHe = 4,00260 u; mPb = 205,97446 u. Tính năng lượng toả ra của phản ứng phân rã phóng xạ trên.

c) Một mẫu84210Po nguyên chất có khối lượng 125 g. Xác định độ phóng xạ của mẫu đó tại thời điểm ban đầu và tại thời điểm sau đó 30,0 ngày. Cho biết chu kì bán rã của84210Po là 138 ngày.

d) Tính khối lượng chì được tạo thành sau khoảng thời gian 30,0 ngày.

Lời giải:

a) Cấu tạo của hạt nhân Pb – phương trình phản ứng

Ta có: hạt α là hạt nhân24He

Phương trình phóng xạ có dạng:84210PoZAPb+24He

Do điện tích và số nucleon được bảo toàn trong các phản ứng hạt nhân nên

Z = 84 – 2 = 82

A = 210 – 4 = 206

Phương trình phóng xạ có dạng:84210Po82206 Pb+24He

b) Năng lượng toả ra của phản ứng hạt nhân:

Etoả = (mtrước – msau)c2

= [209,98287 u - (205,97446 u + 4,00260 u)]c2

=0,00581uc2=0,00581931,5MeVc2c2=5,41MeV

c) Độ phóng xạ của một mẫu chất phóng xạ: H = λN

Với λ=ln2T là hằng số phóng xạ

N=mANA là số hạt nhân chất phóng xạ có trong mẫu

• Tại thời điểm ban đầu:

H0=λN0=ln2(138.24.3600 s)(125 g)210gmol6,021023 nguyen tu mol=2,081016 Bq

• Tại thời điểm t=30,0 ngày:

H=H02tT=2,081016 Bq230,0138=1,791016 Bq

d) Mỗi hạt Po phân rã tạo ra một hạt Pb. Do đó, số hạt Pb tạo thành trong 30,0 ngày bằng số hạt Po bị phân rã trong khoảng thời gian đó:

NPb=ΔN=N0N=N0N02tT=N012tT=5,01.1022 nguyen tu

Khối lượng Pb được tạo thành là:

mPb=NPbNAA=5,011022 nguyen tu 6,021023 nguyen tu mol206gmol=17,2 g

C. Bài tập

Câu 4.1 trang 47 SBT Vật lí 12: Một hạt nhân nguyên tử có kí hiệu919X , kết luận nào dưới đây là đúng?

A. X là nguyên tố có số thứ tự 19 trong bảng hệ thống tuần hoàn.

B. Hạt nhân này có 19 nucleon.

C. Hạt nhân này có 9 proton và 19 neutron.

D. Hạt nhân này có 10 proton và 9 electron.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Hạt nhân này có 19 nucleon trong đó có 9 proton và 10 neutron.

Câu 4.2 trang 47 SBT Vật lí 12: Hạt nhân614C, và hạt nhân714N, có cùng

A. điện tích.

B. số nucleon.

C. số proton.

D. số neutron.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Câu 4.3 trang 47 SBT Vật lí 12: Số hạt nucleon mang điện tích trong hạt nhân bạc47107Ag 

A. 47.

B. 60.

C. 107.

D. 154.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Điện tích hạt nhân là +47e.

Câu 4.4 trang 47 SBT Vật lí 12: Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có

A. cùng số proton.

B. cùng số neutron.

C. cùng số nucleon.

D. cùng khối lượng.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có cùng số proton.

Câu 4.5 trang 47 SBT Vật lí 12: Có 15 neutron trong đồng vị 29Si. Có bao nhiêu neutron trong đồng vị 32Si ?

Lời giải:

Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có cùng số proton.

Số neutron trong đồng vị32Si là 32 – 15 = 17.

Câu 4.6 trang 47 SBT Vật lí 12: Tìm số hạt neutron có trong 532 g plutonium94239Pu.

Lời giải:

Số hạt nhân có trong 532g là: N=mA.NA=532239.6,02.1023=1,34.1024

Trong 1 hạt nhân94239Pu có 239 – 94 = 145 neutron.

Vậy trong 532 g plutonium94239Pu có 145.1,34.1024=1,943.1026 neutron.

Câu 4.7 trang 47 SBT Vật lí 12: Nguyên tố lithium có hai đồng vị bền là:

• 36Li có khối lượng nguyên tử là 6,01512 u và chiếm 7,59% lithium trong tự nhiên.

• 37Li có khối lượng nguyên tử là 7,01600 u và chiếm 92,41% lithium trong tự nhiên.

Tính khối lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố lithium (kết quả lấy đến hai chữ số sau dấu phẩy thập phân).

Lời giải:

M=6,01512.7,59%+7,01600.92,41%=6,9400u

Câu 4.8 trang 47 SBT Vật lí 12: Titanium là vật liệu “nhẹ”, bền, cứng, chịu nhiệt tốt và khó bị oxy hoá. Do đó titanium được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hàng không - vũ trụ.

a) Xác định số electron, số proton và số neutron trong nguyên tử titanium2248Ti.

b) Xác định điện tích của hạt nhân2248Ti.

Lời giải:

a) Có 22 electron; 22 proton; 48 – 22 = 26 neutron.

b) +22e.

Câu 4.9 trang 47 SBT Vật lí 12: Khối lượng của nguyên tử calcium 2040Ca là 39,96259u. Tính khối lượng của nguyên tử calcium 2040Ca ra đơn vị kg và MeV/c2.

Lời giải:

m = 39,96259.1,66054.10-27 = 6,63595.10-26 kg = 3,723.104 MeV/c2.

Câu 4.10 trang 48 SBT Vật lí 12: Hình 4.1 dưới đây biểu diễn ba hạt nhân A, B, C.

Hình 4.1 dưới đây biểu diễn ba hạt nhân A, B, C trang 48 Sách bài tập Vật lí 12

a) Sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học để xác định tên của nguyên tố và viết kí hiệu của ba hạt nhân A, B, C.

b) Chỉ ra các hạt nhân là đồng vị.

c) Chỉ ra các hạt nhân có khối lượng và thể tích xấp xỉ bằng nhau.

Lời giải:

a) A là nitrogen714 N ; B là carbon612C; C là carbon614C.

b) B và C là hai hạt nhân đồng vị vì có cùng số proton.

c) A và C có khối lượng và thể tích xấp xỉ bằng nhau vì có cùng số khối.

Câu 4.11 trang 48 SBT Vật lí 12: Sử dụng công thức tính bán kính hạt nhân R = 1,2.10-15.A1/3 (m) để tính gần đúng bán kính, thể tích và khối lượng riêng của hạt nhân82208 Pb.

So sánh khối lượng riêng của hạt nhân chì với khối lượng riêng của chì và rút ra nhận xét về sự phân bố khối lượng trong nguyên tử chì. Cho biết khối lượng riêng của chì là 1,13.104 kg/m3.

Lời giải:

Bán kính hạt nhân chì: R = 1,2.10-15.A1/3 = 1,2.10-15.2081/3 = 7,1.10-15 m;

Thể tích hạt nhân chì: V=43πR3=1,5.1042m3

Khối lượng riêng của hạt nhân chì:D=mV=208.1,66054.10271,5.1042=2,3.1017kg/m3

Khối lượng riêng của hạt nhân chì lớn hơn khối lượng riêng của chì rất nhiều. Điều này cho thấy phần lớn khối lượng của nguyên tử chì tập trung ở hạt nhân của nó.

Câu 4.12 trang 48 SBT Vật lí 12: Trong thí nghiệm tán xạ hạt α trên lá vàng mỏng, hạt α có khối lượng 6,64.10-27 kg phát ra từ nguồn với tốc độ 1,85.107 m/s bay đến gần một hạt nhân vàng theo phương nối tâm hai hạt nhân như Hình 4.2

Trong thí nghiệm tán xạ hạt α trên lá vàng mỏng, hạt α có khối lượng 6,64.10^-27 kg

Tính khoảng cách gần nhất (d) giữa hạt a và hạt nhân vàng. Biết rằng ở khoảng cách đó, thế năng của hạt a trong điện trường gây bởi hạt nhân vàng được tính theo công thức Wt=kQαQvd, trong đó: Qa và Qv lần lượt là điện tích của hạt a và hạt nhân vàng; k = 9.109 Nm2/C2. Cho biết e = 1,60.10-19 C.

Lời giải:

Khi được phóng ra từ nguồn ở rất xa hạt nhân vàng, hạt a có động năng: Wd=12mv2

Khi dừng lại cách hạt nhân vàng một khoảng d, toàn bộ động năng ban đầu của hạt α đã chuyển hoá thành thế năng của nó trong điện trường gây bởi hạt nhân vàng: Wt=kQαQvd

Ta có: 12mv2=kQαQvdd=2kQαQvmv2=3,20.1014 m

Câu 4.13 trang 49 SBT Vật lí 12: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hạt nhân có số khối càng lớn thì càng bền vững.

B. Hạt nhân nào có năng lượng liên kết lớn hơn thì bền vững hơn.

C. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

D. Trong các hạt nhân đồng vị, hạt nhân nào có số khối càng lớn càng kém bền vững.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Năng lượng liên kết riêng đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân.

Câu 4.14 trang 49 SBT Vật lí 12: Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân được tính bằng

A. tích giữa năng lượng liên kết của hạt nhân với số nucleon của hạt nhân ấy.

B. tích giữa độ hụt khối của hạt nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không.

C. thương số giữa khối lượng hạt nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không.

D. thương số giữa năng lượng liên kết của hạt nhân với số nucleon của hạt nhân ấy.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Câu 4.15 trang 49 SBT Vật lí 12: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có

A. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.

B. năng lượng liên kết càng lớn.

C. năng lượng liên kết càng nhỏ.

D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Năng lượng liên kết E = Δmc2.

Câu 4.16 trang 49 SBT Vật lí 12: Phát biểu nào sau đây về phản ứng nhiệt hạch là sai?

A. Phản ứng nhiệt hạch là sự kết hợp hai hay nhiều hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn.

B. Một trong các điều kiện để phản ứng nhiệt hạch xảy ra là nhiệt độ của nhiên liệu phải rất cao.

C. Tên gọi phản ứng nhiệt hạch là do nó toả ra năng lượng nhiệt rất lớn, làm nóng môi trường xung quanh lên.

D. Năng lượng nhiệt hạch không phụ thuộc vào năng lượng cung cấp để phản ứng xảy ra.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Câu 4.17 trang 49 SBT Vật lí 12: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững.

b) Hai hạt nhân đồng vị có số neutron khác nhau nên có khối lượng khác nhau.

c) Trong phản ứng phân hạch, một hạt nhân có số khối trung bình hấp thụ một neutron chậm rồi vỡ ra thành các hạt nhân có số khối nhỏ.

d) Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nucleon tạo thành nó.

Lời giải:

a) Sai. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

b) Đúng.

c) Sai. Trong phản ứng phân hạch, một hạt nhân có số khối lớn hấp thụ một neutron chậm rồi vỡ ra thành các hạt nhân có số khối nhỏ hơn.

d) Đúng.

Câu 4.18 trang 50 SBT Vật lí 12: Hạt nhân 92235U hấp thụ một neutron nhiệt rồi vỡ ra thành hai hạt nhân95X và 55137Cs kèm theo giải phóng một số hạt neutron mới. Biết rằng tổng khối lượng các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng khối lượng các hạt sau phản ứng là 0,181 u. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Đây là quá trình nhiệt hạch do toả ra năng lượng nhiệt rất lớn.

b) Hạt nhân X là rubidium 3795Rb.

c) Quá trình này giải phóng kèm theo ba hạt neutron mới.

d) Năng lượng toả ra sau phản ứng là 201 MeV.

Lời giải:

a) Sai. Đây là quá trình phân hạch. 92235U+01n55137Cs+3795X+401n

b) Đúng. Sử dụng định luật bảo toàn số khối, bảo toàn điện tích.

c) Sai. 92235U+01n55137Cs+3795X+401n

d) Sai. E=Δmc2=0,181.931,5=168,6MeV

Câu 4.19 trang 50 SBT Vật lí 12: Biết hạt nhân1840Ar có khối lượng 39,9525 u. Cho khối lượng của proton và neutron lần lượt là 1,0073 u và 1,0087 u. Tính năng lượng liên kết của hạt nhân1840Ar. (Kết quả lấy đến một chữ số sau dấu phẩy thập phân).

Lời giải:

Elk=Δm.c2=18.1,0073+(4018).1,008739,9525.931,5=344,9MeV

Câu 4.20 trang 50 SBT Vật lí 12: Các hạt nhân deuterium 12H, tritium 13H helium 24He có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22 MeV; 8,49 MeV và 28,16 MeV. Sắp xếp các hạt nhân trên theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân.

Lời giải:

Elkr(12H)=2,222=1,11MeV/nucleon

Elkr(13H)=8,493=2,83MeV/nucleon

Elkr(24He)=28,164=7,04MeV/nucleon

Độ bền vững giảm dần theo thứ tự24He,13H,12H.

Câu 4.21 trang 50 SBT Vật lí 12: Hạt nhân92235U có năng lượng liên kết riêng là 7,59 MeV/nucleon. Tính:

a) Năng lượng tối thiểu cần cung cấp để tách hạt nhân92235U thành các nucleon riêng lẻ.

b) Độ hụt khối của hạt nhân92235U.

c) Khối lượng của hạt nhân92235U. Cho biết khối lượng của các hạt proton và neutron lần lượt là 1,00728 u và 1,00866 u.

Lời giải:

a) Năng lượng tối thiểu cần để tách hạt nhân thành các nucleon riêng lẻ là năng lượng liên kết của hạt nhân: Elk = 7,59.235 = 1,78.103 MeV.

b) Δm=Elkc2=1,78.103931,5=1,91u

c) mU=92.1,00728+(23592).1,008661,91=234,99u

Câu 4.22 trang 50 SBT Vật lí 12:

a) Chứng minh rằng độ hụt khối của hạt nhânZAX còn có thể tính bằng công thức:

Δm=ZmH+(AZ)mnmx

Trong đó:

mH là khối lượng của nguyên tử 11H

mn là khối lượng của hạt neutron

mX là khối lượng của nguyên tửZAX

b) Tính độ hụt khối và năng lượng liên kết của các hạt nhân 2555Mn,2656Fe,2759Co. Cho biết khối lượng của các nguyên tử11H,2555Mn,2656Fe,2759Co và khối lượng hạt neutron lần lượt là: 1,00783 u; 54,93804 u; 55,93494 u; 58,93319 u; 1,00866 u.

c) Sắp xếp các hạt nhân2555Mn,2656Fe,2759Co theo thứ tự độ bền vững tăng dần.

Lời giải:

a) Sử dụng: mH = mp + mvà mnguyên tử = mhạt nhân +Zme

Với me là khối lượng của hạt electron.

b) Hạt nhân2555Mn : Δm=0,51751u;Elk=482,1MeV

Hạt nhân2656Fe:Δm=0,52844u;Elk=492,2MeV

Hạt nhân 2759Co:Δm=0,55534u;E1k=517,3MeV

c) Năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân:

ElkrMn = 8,765 MeV/nucleon.

ElkrFe = 8,789 MeV/nucleon.

ElkrCo = 8,768 MeV/nucleon.

Do đó các hạt nhân sắp xếp theo thứ tự độ bền vững tăng dần là: 2555Mn,2759Co,2656Fe.

Câu 4.23 trang 51 SBT Vật lí 12: Cho biết khối lượng nguyên tử của các hạt 1327Al,82206 Pb 11H lần lượt là 26,98154 u; 205,97446 u và 1,00783 u; khối lượng hạt neutron là 1,00866 u.

a) Tính độ hụt khối của mỗi hạt nhân.

b) Tính năng lượng liên kết riêng của mỗi hạt nhân.

Lời giải:

a)ΔmAl=13.1,00783+(2713).1,0086626,98154=0,24149u;

ΔmPb=82.1,00783+(20682).1,00866205,97446=1,74144u

b) ElkrAl =0,24149.931,527=8,331 MeV/ nucleon.

ElkrPb=1,74144.931,5206=7,875 MeV/ nucleon.

b) Etoả = 188,4 MeV.

c) E = 4,27.1027 MeV = 6,83.1014 J.

Câu 4.24 trang 51 SBT Vật lí 12: Hạt nhân 94239Pu hấp thụ một neutron nhiệt rồi phân hạch thành hai hạt nhân 54134Xe và 40103Zr.

a) Xác định số hạt neutron phát ra sau phản ứng phân hạch đó và viết phương trình phản ứng.

b) Tính năng lượng toả ra của mỗi phản ứng phân hạch đó. Cho biết khối lượng của các nguyên tử94239Pu,54134Xe,40103Zr và khối lượng hạt neutron lần lượt là: 239,05216u;133,90539u;102,92719u và1,00866u.

c) Tính năng lượng toả ra khi 9,00 kg 94239Pu bị phân hạch hoàn toàn theo phản ứng ở câu a.

Lời giải:

a) 94239Pu+01n54134Xe+40103Zr+301n

b) Etoả = (mPu + mn – mXe – mZr – 3mn).c2 = 188,4 MeV.

c) Số hạt nhân 239Pu có trong 9kg là: N=mANA=9000239.6,023.1023=2,27.1025

Mỗi hạt nhân 239Pu tham gia 1 phản ứng.

Năng lượng toả ra: E = 2,27.1025.188,4 = 4,27.1027 MeV = 6,83.1014 J.

Câu 4.25 trang 51 SBT Vật lí 12: Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt có công suất 500,0 kW và sử dụng nhiên liệu là92235U. Coi mỗi hạt nhân 92235U phân hạch toả ra năng lượng trung bình là 175 MeV và uranium chỉ bị tiêu hao bởi quá trình phân hạch. Tính khối lượng92235U mà lò tiêu thụ nếu hoạt động liên tục trong 72 giờ.

Lời giải:

Năng lượng toả ra trong 72 giờ là: Q = P.t = 500000.72.3600 = 1,296.1011 J

Số phản ứng hạt nhân: N=1,296.1011175.1,6.1013=4,63.1021

Khối lượng hạt nhân 235U cần sử dụng: m=NNA.A=4,63.10216,023.1023.235=1,81g

Câu 4.26 trang 51 SBT Vật lí 12: Mỗi phản ứng nhiệt hạch có phương trình12D+12D23He+01n(4.1) toả ra năng lượng khoảng 3,30MeV. Trong khi đó, mỗi phản ứng phân hạch 92235U toả ra trung bình khoảng 200,0MeV. Tính năng lượng toả ra khi tổng hợp hoàn toàn1,000 kg12D theo phương trình (4.1) và năng lượng toả ra khi phân hạch hoàn toàn1,000 kg92235U. So sánh kết quả tính được và rút ra nhận xét.

Lời giải:

Số hạt nhân 12D có trong 1 kg là: N=mANA=10002.6,02.1023=3,01.1026

Mỗi phản ứng nhiệt hạch cần 2 hạt nhân12D, nên số phản ứng là: 3,01.10262=1,505.1026

Năng lượng phản ứng nhiệt hạch toả ra là:E=1,505.1026.3,3.1,6.1013=7,95.1013J

Năng lượng phân hạch toả ra: E=1000235.6,02.1023.200.1,6.1013=8,19.1013J

Mỗi phản ứng phân hạch uranium toả ra năng lượng (200,0 MeV) lớn hơn nhiều mỗi phản ứng nhiệt hạch của deuterium (3,30 MeV). Tuy vậy, nếu xét cùng một khối lượng nhiên liệu thì năng lượng toả ra của hai loại phản ứng là gần bằng nhau.

Câu 4.27 trang 51 SBT Vật lí 12: Bom nhiệt hạch dùng phản ứng: 12D+13 T24He+01n.

Cho biết khối lượng của các nguyên tử 12D,13 T,24He và khối lượng hạt neutron lần lượt là: 2,0141u; 3,0160u;4,0026u và 1,0087u.

a) Tính năng lượng toả ra nếu có 1,000 kg He được tạo thành do vụ nổ.

b) Năng lượng nói trên tương đương với năng lượng tỏa ra khi bao nhiêu kg92235U phân hạch hết nếu mỗi phân hạch toả ra 200,0MeV ?

Lời giải:

a) Năng lượng toả ra của một phản ứng là:

ΔE=Δmc2=(mD+mTmHemn)c2=17,51MeV

1,000 kg He được tạo thành, tương ứng với số hạt nhân He là:

N=mANA=100046,02.1023=1,505.1026

Năng lượng toả ra:

E=N.ΔE=1,505.1026.17,51=2,64.1027MeV=4,22.1014J

b) Số hạt nhân 235U cần sử dụng cho phản ứng phân hạch để thu được năng lượng như ý a) là: N=2,64.1027200=1,32.1025

Khối lượng 235U cần sử dụng: m=NNA.A=1,32.10256,02.1023.235=5,152kg

Câu 4.28 trang 51 SBT Vật lí 12: Một nhà máy điện hạt nhân tiêu thụ trung bình 58,75 g235U mỗi ngày. Biết hiệu suất của nhà máy là 25%; mỗi hạt nhân235U phân hạch giải phóng 200,0MeV.

a) Tính công suất phát điện của nhà máy.

b) Giả thiết sau mỗi phân hạch trung bình có 2,5 neutron được giải phóng thì sau một ngày số neutron thu được trong lò phản ứng là bao nhiêu? Cho rằng neutron chỉ mất đi do bị hấp thụ bởi các 235U trong chuỗi phân hạch dây chuyền.

Lời giải:

a) Năng lượng 58,75 g235U toả ra:

E=mA.NA.200MeV=58,75235.6,02.1023.200.1,6.1013=4,816.1012J

Hiệu suất của máy phát điện là 25%, nên năng lượng có ích là:

Ecoich=E.25%=4,816.1012.25%=1,204.1012J

Công suất của nhà máy: P=Ecoicht=1,204.101286400=13,9.106W

b) Mỗi phản ứng cần dùng 1 neutron và sinh ra 2,5 neutron.

Sau một ngày số neutron thu được trong lò phản ứng là:

N'=mA.NA.(2,51)=58,75235.6,02.1023.(2,51)=2,26.1023

Câu 4.29 trang 52 SBT Vật lí 12: Hiện nay, công suất phát xạ năng lượng của Mặt Trời khoảng 3,83.1026 W.

a) Dựa vào hệ thức liên hệ giữa khối lượng và năng lượng, tính khối lượng Mặt Trời giảm đi mỗi giây.

b) Giả sử rằng Mặt Trời duy trì công suất phát xạ năng lượng này trong suốt khoảng thời gian từ khi hình thành (4,50 tỉ năm trước) cho đến hiện tại. Biết rằng, khối lượng Mặt Trời hiện nay là 1,99.1026 kg. Khối lượng này bằng bao nhiêu phần trăm khối lượng ban đầu của Mặt Trời khi mới hình thành?

Lời giải:

a) Khối lượng Mặt Trời giảm đi mỗi giây: DmMặt Trời =Pc2=4,26109 kg/s.

b) Khối lượng Mặt Trời đã mất đi để chuyển hoá thành năng lượng trong thời gian 4,50 tỉ năm là: (4,26.109 kg/s).(4,50.109.365.24.3600 s) = 6,04.1026 kg.

Khối lượng Mặt Trời khi mới hình thành là: 6,04.1026 + 1,99.1026 = 8,03.1026 kg.

Khối lượng hiện nay của Mặt Trời bằng 24,8% khối lượng ban đầu.

Câu 4.30 trang 52 SBT Vật lí 12: Trong không khí, tia phóng xạ nào sau đây có tốc độ nhỏ nhất?

A. Tia γ.

B. Tia α.

C. Tia β+.

D. Tia β.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Tốc độ của tia α cỡ 2.107 m/s.

Câu 4.31 trang 52 SBT Vật lí 12Phát biểu nào sau đây về tia γ là sai?

A. Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh.

B. Tia γ là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.

C. Tia γ là dòng các hạt photon năng lượng cao.

D. Tia γ bị lệch trong điện trường.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Tia γ không mang điện.

Câu 4.32 trang 52 SBT Vật lí 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ phóng xạ?

A. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ.

B. Đơn vị đo độ phóng xạ là becơren.

C. Với mỗi lượng chất phóng xạ xác định thì độ phóng xạ tỉ lệ với số nguyên tử của lượng chất đó.

D. Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ phụ thuộc nhiệt độ của lượng chất đó.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Phóng xạ là quá trình tự phát, không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.

Câu 4.33 trang 52 SBT Vật lí 12: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hiện tượng phóng xạ là quá trình hạt nhân tự động phát ra tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

B. Sự phóng xạ xảy ra trong nội bộ hạt nhân, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.

C. Hai chất phóng xạ khác nhau có thể cho cùng một loại tia phóng xạ.

D. Khối lượng chất phóng xạ càng lớn thì chu kì bán rã của chất phóng xạ đó càng lớn.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Chu kì bán ra không phụ thuộc vào khối lượng chất phóng xạ.

Câu 4.34 trang 53 SBT Vật lí 12: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

A. Tia β có thể làm ion hoá không khí.

B. Khi đi trong điện trường giữa hai bản kim loại song song tích điện trái dấu, tia α bị lệch về phía bản dương.

C. Tia β+ là dòng các hạt proton.

D. Tia γ có thể bị chặn lại bởi một lá nhôm dày 1 mm.

Lời giải:

A. Đúng.

B. Sai. Tia α mang điện dương nên bị lệch về bản âm.

C. Sai. Tia β+ là dòng các hạt positron.

D. Sai. Tia γ có tính đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua tấm nhôm dày.

Câu 4.35 trang 53 SBT Vật lí 12: Viết phương trình phản ứng hạt nhân của các quá trình phóng xạ sau:

a) Hạt nhân chì Pb biến thành hạt nhân bismuth83209Bi trong quá trình phóng xạ β có kèm theo một phản neutrino.

b) Quá trình phóng xạ β+ biến hạt nhân carbon610C thành hạt nhân boron B.

c) Hạt nhân thorium Th phóng xạ α và biến đổi thành hạt nhân radium 88226Ra.

Lời giải:

a) 82209 Pb83209Bi+10e+00v~

b) 610C510 B+10e+00 V

c) 90230Th88226Ra+24He

Câu 4.36 trang 53 SBT Vật lí 12: Máy chiếu xạ sử dụng nguồn phóng xạ β cobalt 2760Co với chu kì bán rã 5,27 năm để điều trị ung thư. Nguồn phóng xạ trong máy sẽ cần được thay mới nếu như độ phóng xạ của nó giảm còn bằng 50% độ phóng xạ ban đầu. Các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

a) Sản phẩm phân rã của cobalt 2760Co là nickel 2861Ni.

b) Hằng số phóng xạ của cobalt 2760Co là 0,132 s1.

c) Nguồn phóng xạ của máy cần được thay thế sau mỗi 5,27 năm.

d) Tại thời điểm thay nguồn phóng xạ, số hạt nhân 2760Co còn lại trong nguồn bằng 50% số hạt nhân 2760Co ban đầu.

Lời giải:

a) Sai. 2760Co2860X+10e+ν~

b) Sai. λ=ln2T=ln25,27.365.86400=4,17.109s

c) Đúng.

d) Đúng.

Câu 4.37 trang 53 SBT Vật lí 12: Ban đầu có 12,0 g cobalt 2760Co là chất phóng xạ β với chu kì bán rã T=5,27 năm. Tính số nguyên tử đã phân rã sau thời gian t=10,54 năm.

Lời giải:

ΔN=N0(12tT)=1260.6,02.1023.(1210,545,27)=9,03.1022 hạt nhân.

Câu 4.38 trang 53 SBT Vật lí 12: Một phòng thí nghiệm ban đầu mua về một mẫu polonium có chứa 2,1 g84210Po. Các hạt nhân 84210Po phóng xạ α và biến thành hạt nhân bền X. Xác định chu kì bán rã của 84210Po, biết rằng trong 1 năm sau đó nó tạo ra 0,0084 mol khí He.

Lời giải:

Số nguyên tử 84210Po tại thời điểm ban đầu:

N0=m0ANA=2,1210.6,02.1023=6,02.1021 nguyên tử.

Số nguyên tử 24He được tạo thành bằng số nguyên tử 84210Po đã phân rã:

ΔN=N0N=N012tT

Số nguyên tử24He được tạo thành trong một năm là:

ΔN=(0,0084 mol)6,021023 nguyên tu mol=5,061021 nguyên tử

Ta có: 121T=ΔNN021T=1ΔNN01T=log21ΔNN0

T = 0,378 năm = 138 ngày.

Câu 4.39 trang 53 SBT Vật lí 12: Đồng vị phóng xạ chromium2451Cr được sử dụng trong phương pháp nguyên tử đánh dấu của y học hạt nhân khi chẩn đoán các bệnh về thận và huyết học. Chu kì bán rã của chromium2451Cr là 27,7 ngày. Mẫu chromium2451Cr nguyên chất với độ phóng xạ 23,91011 Bq có khối lượng bao nhiêu mg (kết quả lấy đến hai chữ số sau dấu phẩy thập phân)?

Lời giải:

N=Hλ=23,9.1011ln227,7.86400=8,25.1018

m=NNAA=8,25.10186,02.1023.517.104kg=0,7mg

Câu 4.40 trang 54 SBT Vật lí 12: Trong một mẫu đá được các nhà du hành mang về Trái Đất từ Mặt Trăng, các nhà khoa học phát hiện có 75% potassium 1940 K ban đầu đã biến thành argon 1840Ar. Biết rằng, khi được hình thành, mẫu đá không chứa argon; toàn bộ argon được tạo ra có nguồn gốc từ potassium và không hề bị thất thoát vào môi trường. Cho chu kì bán rã của 1940 K là 1,25.109 năm.

a) Xác định tuổi của mẫu đá đó.

b) Sau bao nhiêu lâu nữa thì lượng potassium 1940 K còn lại bằng 6,25% lượng potassium 1940 K ban đầu?

Lời giải:

a) ΔNN0=12tT=0,75t=2T=2,5.109 năm

Niên đại của mẫu đá là cách đây 2,50 tỉ năm.

b) NN0=2tT=6,25%t=4T=10.109

Sau 7,50.109 năm, kể từ hiện tại, lượng potassium 1940 K còn lại trong mẫu đá bằng 6,25% lượng ban đầu.

Câu 4.41 trang 54 SBT Vật lí 12: Hạt nhân 92238U sau một chuỗi các quá trình phóng xạ α và β liên tiếp biến đổi thành hạt nhân 82206 Pb bền theo phương trình chuỗi phản ứng:

92238U82206 Pb+x24He+y10e

Trong đó, x và y lần lượt là số lần phóng xạ α và β trong chuỗi phóng xạ.

a) Xác định x và y.

b) Trong một mẫu quặng uranium, người ta thấy có lẫn chì 82206 Pb cùng với 92238U. Biết rằng toàn bộ chì được tạo ra có nguồn gốc từ uranium và không hề bị thất thoát vào môi trường. Cho chu kì bán rã của92238U là 4,47 tỉ năm. Tính tuổi của mẫu quặng trong hai trường hợp:

i) Tỉ lệ nguyên tử tìm thấy là cứ 1 nguyên tử 82206 Pb thì có 5 nguyên tử92238U.

ii) Tị lệ khối lượng tìm thấy là cứ 1 g82206 Pb thì có 5 g92238U.

Lời giải:

a) 238=206+4x+0y92=82+2xyx=8;y=6

b)

i. Gọi số hạt 92238U ban đầu là N0, số hạt 92238U còn lại là Nsố hạt 92238U bị phân rã cũng chính là số hạt 82206 Pb được tạo thành là: ΔN=N0N=N012tT

Theo đề bài: ΔNN=15N012tTN02tT=152tT=56t=Tlog256=1,18.109 năm

Vậy niên đại của mẫu quặng là 1,18 tỉ năm.

ii. Mối liên hệ giữa khối lượng và số nguyên tử trong một mẫu chất là: m=NNAA

Do đó, tỉ lệ khối lượng giữa 82206 Pb và 92238U là:mPbmU=206NPbNA238NUNA=206NPb238NU=15

ΔNN=2385.206N012tTN02tT=2385.206=119515

2tT=515634t=Tlog2515634=1,34.109 năm

Câu 4.42 trang 54 SBT Vật lí 12: Các nhà khoa học đã xác định được độ phóng xạ của 1g mẫu carbon trong cơ thể sinh vật sống là 0,231 Bq. Biết rằng, trong số các đồng vị của carbon có trong mẫu, chỉ có 614C là đồng vị phóng xạ với chu kì bán rã là 5730 năm.

a) Xác định số nguyên tử 614C có trong 1 g mẫu carbon đó.

b) Vào ngày 19/9/1991, trong khi đang tìm đường vượt qua dãy Otztal Alps, hai nhà leo núi người Đức đã phát hiện thấy xác ướp người cổ được bảo quản hầu như nguyên vẹn trong băng tuyết tại Hauslabjoch, khu vực giữa biên giới Áo và Italia. Xác ướp đó được đặt tên là người băng Otzi. Tại thời điểm này, các nhà khoa học đã đo được độ phóng xạ của 1 g mẫu carbon trong cơ thể người băng Otzi là 0,121 Bq. Xác định niên đại của người băng đó.

Lời giải:

a) N=Hλ=Hln2T=0,231ln25730.365.86400=6,02.1010 nguyên tử.

b) H=H0.2tT0,121=0,231.2t5730t5345 năm.

Câu 4.43 trang 54 SBT Vật lí 12: Để điều trị ung thư tuyến giáp, một bệnh nhân đã nhận một liều dược chất phóng xạ chứa 25mg53131I. Biết rằng 53131I là chất phóng xạ β có chu kì bán rã là 8,02 ngày.

a) Viết phương trình phóng xạ của 53131I.

b) Tính độ phóng xạ của liều thuốc tại thời điểm bệnh nhân sử dụng.

c) Tính độ phóng xạ của liều thuốc sau khi sử dụng 7,00 ngày.

d) Tính số hạt β phát ra từ liều thuốc trong 7,00 ngày đó.

Lời giải:

a) 53131I54131Xe+10e+00v~

b) H0=λN0=ln2T.mA.NA=ln28,02.86400.25.103131.6,02.1023=1,151014 Bq.

c) H=H0.2tT=1,15.1014.278,02=6,281013 Bq.

d) S ht β phát ra từ liều thuốc trong 7,00 ngày bằng với số hạt nhân mất đi. ΔN=N0(12tT)=25.103131.6,02.1023.(1278,02)=5,211019 electron.

Câu 4.44 trang 55 SBT Vật lí 12: Hạt nhân84210Po phóng xạ α tạo thành hạt nhân 82206 Pb bền. Ban đầu, có một mẫu trong đó chứa cả hạt nhân 84210Po và hạt nhân 82206 Pb. Biết hạt nhân 82206 Pb sinh ra được giữ lại hoàn toàn trong mẫu. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân 82206 Pb và số hạt nhân 84210Po còn lại trong mẫu là 1. Tại thời điểmt2=3,52t1, tỉ số giữa số hạt nhân82206 Pb và số hạt nhân 84210Po còn lại trong mẫu là 7. Tỉ số giữa số hạt nhân 82206 Pb và số hạt nhân84210Po ban đầu là bao nhiêu?

Lời giải:

Gọi số hạt nhân 84210Po và số hạt nhân 82206 Pb tại thời điểm ban đầu là N0Po và N0 Pb

Sau thời gian t, số hạt nhân 84210Po còn lại là: N=N0Po2tT

Số hạt nhân 82206 Pb mới được tạo thành bằng số hạt nhân 84210Po

đã mất đi: ΔN=N0Po12tT

Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân 82206 Pb và số hạt nhân 84210Po

là:

N0Pb+ΔN1N1=N0Pb+N0Po12t1TN0Po2t1T=1N0PbN0Po2t1T+2t1T1=1N0PbN0Po+12t1T=2 (1)

Tại thời điểm t2, tỉ số giữa số hạt nhân 82206 Pb và số hạt nhân 84210Po là:

N0Pb+ΔN2N2=N0Pb+N0Po12t2TN0Po2t2T=7N0PbN0Po2t2T+2t2T1=7N0PbN0Po+12t2T=8 (2)

Chia (2) cho (1) theo từng vế: 2t2T2t1T=42t2t1T=422,52t1T=222,52t1T=2t1T=5063

Thay vào (1) ta tìm được tỉ số: N0PbN0Po=0,154.

Câu 4.45 trang 55 SBT Vật lí 12: Thành phần sữa bò có chứa potassium với nồng độ 2,00 g/l. Trong đó, có 0,0117% là đồng vị phóng xạ potassium 1940 K với chu kì bán rã là1,25109 năm.

a) Xác định độ phóng xạ do 1940 K của 1 lít sữa bò.

b) Sau tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vào năm 1986, người ta thấy có các đồng vị phóng xạ 53131I trong khí quyển. Mưa sẽ làm cỏ nhiễm đồng vị phóng xạ này và cuối cùng nó xuất hiện trong sữa bò. Người ta đo được độ phóng xạ của 53131I trong sữa bò ở Ba Lan lúc đó là 2,00kBq/l. Độ phóng xạ này lớn hơn độ phóng xạ của1940 K trong sữa bao nhiêu lần? Biết chu kì bán rã của 53131I là 8,02 ngày. Sau bao lâu thì độ phóng xạ trong sữa bò do 53131I giảm xuống bằng độ phóng xạ do 1940 K?

Lời giải:

a) Độ phóng xạ của 1 lít sữa bò do potassium:

H=λN=ln2T.N=ln21,25.109.365.86400.2.0,0117%40.6,02.1023=61,9Bq

b) Sau tai nạn Chernobyl, độ phóng xạ trong sữa bò do 53131I cao hơn độ phóng xạ trong sữa bò do 1940 K khoảng200061,9=32,3 lần.

Thời gian để độ phóng xạ trong sữa bò do 53131I giảm xuống bằng độ phóng xạ do 1940 K là: 61,9=2000.2t8,02t=40,2 ngày

Xem thêm các bài giải SBT Vật Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá