Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 9 (Chân trời sáng tạo 2024): Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

615

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 9 Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 9.

Lịch Sử 9 Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ và Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến với tư cách là những quốc gia mạnh nhất thế giới. Trong những năm 1945-1947, hai nước vẫn cổ duy trì mối quan hệ hợp tác thời chiến. Tuy nhiên, giữa hai nước ngày càng này sinh nhiều bất đồng trong quá trình giải quyết những hậu quả của cuộc chiến:

+ Mỹ và Anh không tán đồng chính sách của Liên Xô là hỗ trợ các đảng cộng sản nắm quyền ở các nước Đông Âu;

+ Liên Xô phản đối Anh và Mỹ chia cắt Đức thành hai nước riêng biệt.

- Tháng 3-1947, phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống He-ri S. Truman (Harry S. Truman) công bố quan điểm chống lại chủ nghĩa cộng sản. Học thuyết Tru-man đánh dấu sự chuyển hướng sang chính sách đối đầu với Liên Xô của Mỹ.

- Để đối phó, tháng 9-1947, Hội nghị đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô và một số đảng cộng sản châu Âu đã họp tại Sa-ra-ke Pô-re-ba (Ba Lan). Trong bản báo cáo tình hình thế giới sau chiến tranh, đại diện cao nhất của phái đoàn Liên Xô là Giờ-đa-nốp (Zhdanov) chính thức tuyên bố thế giới đã chia thành hai phe: phe để quốc chủ nghĩa, chống dân chủ do Mỹ lãnh đạo và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

- Hậu quả là quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô đã rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, được gọi là Chiến tranh lạnh. Trong đó, Mỹ tiến hành chính sách thù địch về mọi mặt chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Sự đối đầu giữa hai siêu cường đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 phe và làm bùng nổ các cuộc chiến tranh cục bộ.

2. Biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh

♦ Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ-đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và Liên đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa luôn ở trong tình trạng đối đầu trên các lĩnh chính trị-quân sự và mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới...

♦ Một số biểu hiện về sự đối đầu giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa:

- Về kinh tế:

+ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thực hiện Kế hoạch Mác-san (1947), Mỹ đầu tư khoảng 13 tỉ USD cho 16 nước Tây Âu phục hồi kinh tế.

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Hội đồng Tượng trợ kinh tế-SEV (1949), thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Về chính trị-quân sự:

+ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương-NATO (1949); Chế tạo thành công bom nguyên tử (1945). Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1958),...

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955); Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949). Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957),....

- Trong thời kì Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ giữa các nước theo hai phe diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Trung Đông,...

3. Hậu quả của Chiến tranh lạnh

- Chiến tranh lạnh đã tạo nên một thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân.

- Mỹ và Liên Xô dồn nguồn lực đất nước để chạy đua vũ trang dẫn đến chi phí quốc phòng tăng cao.

- Các cuộc chiến tranh cục bộ còn cướp đi sinh mạng của hàng triệu con người, gây đau thương cho nhiều quốc gia, dân tộc.

- Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm, chấm dứt vào năm 1989.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá