Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 4 (Chân trời sáng tạo 2024): Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

779

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 9 Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 9.

Lịch Sử 9 Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

1. Nguyên nhân bùng nổ

- Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa đã làm so sánh lực lượng giữa các nước thay đổi căn bản, khiến cho sự phân chia thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không còn phù hợp.

- Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, Italia và Nhật Bản. Các thế lực phát xít là thủ phạm gây ra chiến tranh.

- Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước phương Tây nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến.

2. Những diễn biến chính

- Giai đoạn 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới (1939-1941)

+ Sau khi xâm chiếm Ba Lan, tháng 5-1940, quân Đức tổng tấn công ở mặt trận phía Tây với thế áp đảo, chiếm Hà Lan, Bi, Lúc-xăm-bua, Pháp, Đan Mạch và Na uy. Sau đó, Đức cố gắng đánh bại Anh nhưng bất thành. Ở Bắc Phi, phát xít Italia ồ ạt tấn công Ai Cập.

+ Ngày 22-6-1941, Đức tấn công Liên Xô. Trận chiến khốc liệt nhất đã diễn ra ở thành phố Lê-nin-grát và ngoại ô Mát-xcơ-va.

+ Trong lúc Đức đang thắng thế ở châu Âu, Nhật Bản mở rộng xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng toàn bộ vùng Đông Nam Á. Ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ cho máy bay tấn công hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng ở Haoai. Mỹ từ bỏ chính sách biệt lập bắt đầu tham chiến. Chiến tranh lan rộng trên toàn bộ châu Âu, Bắc Phi và vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

- Giai đoạn 2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (1942 -1945)

+ Ngày 1-1-1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh) đã kí bàn Tuyên ngôn Liên hợp quốc chống chủ nghĩa phát xít. Khối Đồng minh chính thức ra đời.

+ Từ tháng 11-1942 đến tháng 2-1943, Liên Xô phản công và giành thắng lợi quan trọng trong trận Xta-lin-grát. Từ đây, Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh bắt đầu chuyển sang thế tấn công quân phát xít trên khắp các mặt trận.

+ Ở châu Âu:

▪ Tháng 9-1943, phát xít I-ta-li-a đầu hàng.

▪ Ngày 6-6-1944, quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ bộ vào Noóc-măng-đi, giải phóng nước Pháp.

▪ Ở mặt trận phía đông, cuối năm 1944, quân đội Liên Xô đẩy lùi quân Đức ra khỏi lãnh thổ, tiến quân giải phóng các nước Đông Âu, rồi tiến vào Đức.

▪ Từ ngày 16-4 đến ngày 9-5-1945, Hồng quân Liên Xô tiến hành chiến dịch Béc-lin, đánh bại và buộc Đức đầu hàng không điều kiện.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

+ Ở mặt trận châu Á -Thái Bình Dương:

▪ Ngày 8-8-1945, Liên Xô tiến đánh hơn 1 triệu quân Nhật tại vùng Đông Bắc Trung Quốc.

▪ Ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật.

▪ Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc

3. Hậu quả

- Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra hậu quả nặng nề về sinh mạng và vật chất đối với toàn nhân loại.

+ Lôi cuốn 76 quốc gia vào vòng khói lửa.

+ Khiến hơn 60 triệu người chế, 90 triệu người bị thương.

+ Phá hủy hàng triệu làng mạc, thành phố, nhà máy, xí nghiệp,…

+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4000 tỉ USD, bằng tất cả các cuộc chiến tranh của 1000 năm trước cộng lại.

4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng chủ nghĩa phát xít

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh phi nghĩa do phe phát xít gây ra, đồng thời là cuộc chiến tranh chính nghĩa của phe Đồng minh, của các dân tộc bị phát xít chiếm đóng và của các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới.

+ Các dân tộc, toàn thể nhân loại tiến bộ luôn đoàn kết, kiên cường, sát cánh cùng lực lượng Đồng minh chiến đấu vì nền hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội...

+ Tinh thần chiến đấu và ý chí kiên cường của quân đội các nước Đồng minh, đặc biệt là của Hồng quân Liên Xô là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thắng lợi.

- Ý nghĩa:

+ Giúp nhân loại thoát khỏi thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít, tạo nên bước chuyển biến căn bản của tình hình thế giới sau chiến tranh: sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, tương quan giữa các nước tư bản chủ nghĩa thay đổi,...

+ Tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển.

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Đang cập nhật ...

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá