Với giải sách bài tập Địa Lí 9 Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 9. Mời các bạn đón xem:
Sách bài tập Địa Lí 9 Bài 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Câu 1 trang 62 SBT Địa Lí 9: Đất trồng đa dạng, khí hậu phân hoá là cơ sở để nước ta
A. sản xuất nông nghiệp quanh năm.
B. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
C. chuyên môn hóa về một loại cây trồng.
D. sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Đất trồng đa dạng, khí hậu phân hoá là cơ sở để nước ta đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
A. Khí hậu.
B. Đất.
C. Địa hình.
D. Sông ngòi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta chủ yếu là do yếu tố khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quy định.
Câu 3 trang 62 SBT Địa Lí 9: Thị trường tiêu thụ mở rộng là nhân tố quan trọng thúc đẩy
A. sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ.
B. sản xuất chuyên môn hoa sản phẩm.
C. việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
D. sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Thị trường tiêu thụ mở rộng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
A. diện tích đất trồng.
B. tiến bộ của khoa học - công nghệ.
C. sự biến đổi của khí hậu.
D. sự thay đổi mùa vụ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Khối lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào tiến bộ của khoa học - công nghệ.
A. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.
B. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
C. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
D. Tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp và chăn nuôi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta từ năm 2010 đến năm 2021 đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Câu 6 trang 63 SBT Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi
Để thể hiện diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường.
B. Tròn.
C. Kết hợp (cột và đường).
D. Miền.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Để thể hiện diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 - 2021, biểu đồ kết hợp (cột và đường) là thích hợp nhất.
Câu 7 trang 63 SBT Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu sau, trả lời câu hỏi
Năng suất lúa năm 2010 và năm 2021 (tạ/ha) của nước ta lần lượt là
A. 5,3 và 6,0.
B. 43 và 63.
C. 53,4 và 60,6.
D. 73 và 80.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Năng suất lúa năm 2010 và năm 2021 (tạ/ha) của nước ta lần lượt là (40 : 7489,4) x 10000 = 53,4 tạ/ha và (43,9 : 7238,9) x 10000 = 60,6 tạ/ha.
Lời giải:
A. Tổng diện tích rừng của nước ta tăng.
B. Diện tích rừng tự nhiên nhìn chung vẫn giảm.
C. Diện tích rừng trồng tăng liên tục.
D. Tổng diện tích rừng tăng là do diện tích rừng tự nhiên tăng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A, B, C
Nhận định D chưa đúng. Vì, diện tích rừng tự nhiên giảm, từ 10,3 triệu ha năm 2010 xuống còn 10,1 triệu ha năm 2021, giảm 0,2 triệu ha.
Câu 10 trang 64 SBT Địa Lí 9: Cho bảng số liệu sau:
a) Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tổng sản lượng thuỷ sản, trong đó có sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta giai đoạn 2010 - 2021.
b) Nhận xét sự phát triển của ngành thuỷ sản ở nước ta.
Lời giải:
a) Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ sản lượng thuỷ sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2021
b) Nhận xét:
- Tổng sản lượng thủy sản nước ta liên tục tăng, từ 5,2 triệu tấn năm 2010 lên 8,8 triệu tấn năm 2021, tăng 3,6 triệu tấn.
- Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng đều tăng:
+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng từ 2,5 triệu tấn năm 2010 lên 3,9 triệu tấn năm 2021, tăng 1,4 triệu tấn.
+ Sản lượng thủy sản khai thác tăng từ 2,7 triệu tấn năm 2010 lên 4,9 triệu tấn năm 2021, tăng 2,2 triệu tấn.
- Sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác và có tốc độ tăng nhanh hơn:
+ Sản lượng nuôi trồng (4,9 triệu tấn – năm 2021) lớn hơn sản lượng khai thác (3,9 triệu tấn – năm 2021).
+ Giai đoạn 2010 – 2021, sản lượng nuôi trồng (1,81 lần) tăng nhanh hơn sản lượng khai thác (1,56 lần).
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: