Trình bày một số biểu hiện chính của Chiến tranh lạnh

139

Với giải Câu hỏi trang 43 Bài 9 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

Câu hỏi trang 43 Lịch Sử 9: Trình bày một số biểu hiện chính của Chiến tranh lạnh.

Trả lời:

Biểu hiện của chiến tranh lạnh: Mỹ-đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và Liên Xô- đứng đầu đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa luôn ở trong tình trạng đối đầu trên các lĩnh chính trị-quân sự và mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới...

Cụ thể:

- Về kinh tế:

+ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thực hiện Kế hoạch Mác-san (1947), Mỹ đầu tư khoảng 13 tỉ USD cho 16 nước Tây Âu phục hồi kinh tế.

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Hội đồng Tượng trợ kinh tế-SEV (1949), thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Về chính trị-quân sự:

+ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương-NATO (1949); Chế tạo thành công bom nguyên tử (1945). Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1958),...

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955); Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949). Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957),....

- Mĩ và Liên Xô tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực

Lý thuyết Biểu hiện của Chiến tranh lạnh

♦ Trong Chiến tranh lạnh, Mỹ-đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và Liên đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa luôn ở trong tình trạng đối đầu trên các lĩnh chính trị-quân sự và mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới...

♦ Một số biểu hiện về sự đối đầu giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa:

- Về kinh tế:

+ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thực hiện Kế hoạch Mác-san (1947), Mỹ đầu tư khoảng 13 tỉ USD cho 16 nước Tây Âu phục hồi kinh tế.

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Hội đồng Tượng trợ kinh tế-SEV (1949), thúc đẩy sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Về chính trị-quân sự:

+ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương-NATO (1949); Chế tạo thành công bom nguyên tử (1945). Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1958),...

+ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955); Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949). Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957),....

- Về việc mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực:

+ Ở Đức:

▪ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức ở Tây Đức (9-1949).

▪ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức ở Đông Đức (10-1949).

+ Ở Triều Tiên:

▪ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Ủng hộ thành lập Nhà nước Đại Hàn Dân quốc ở phía nam (Hàn Quốc, 8-1948); viện trợ và trực tiếp tham gia trong cuộc chiến tranh với Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên (1950-1953).

▪ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Triều Tiên ở phía bắc (9 1948); viện trợ và trực tiếp tham gia trong cuộc chiến tranh với Hàn Quốc (1950-1953).

+ Ở Cu-ba:

▪ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Chống Chính phủ Cu-ba do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu, thực hiện lệnh phong toả hải quân đối với Cu-ba (10-1962).

▪ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Hỗ trợ kinh tế, đưa quân đội thường trực và một số tên lửa hạt nhân vào Cu-ba (10-1962).

+ Ở Việt Nam:

▪ Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa: Giúp thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược (1950-1954); thiết lập, hỗ trợ chính quyền ở miền Nam, tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam và chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1975).

▪ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: Ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1950-1954); ủng hộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước (1954-1975).

Đánh giá

0

0 đánh giá