Với giải Câu hỏi trang 35 Bài 8 Lịch Sử 9 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu hỏi trang 35 Lịch Sử 9: Khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy cho biết nội dung chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939-1941 là gì? Lấy dẫn chứng từ tư liệu 1 để chứng minh.
Trả lời:
- Giai đoạn 1930-1939: tiến hành cuộc cách mạng tư sản dân quyền, giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ là chống đế quốc và làm cách mạng ruộng đất.
- Từ năm 1939, khi tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển lớn lao, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 đã xác định nhiệm vụ cách mạng lúc này là đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai để giải phóng dân tộc.
- Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (5-1941), Đảng đã nhấn mạnh hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc, coi đó là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu. Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra nhiều biện pháp sáng tạo, như:
+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương;
+ Nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
+ Xác định hình thái cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa;
+ Dự báo về thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền,..
=> Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám đã hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, được đề ra từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939.
Lý thuyết Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc
a) Sự chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương
- Trước những chuyển biến to lớn của tình hình thế giới và trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời tổ chức các hội nghị để vạch ra đường lối lãnh đạo cách mạng.
- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Hội nghị đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc này là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai để giành độc lập.
- Tháng 5/1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám được triệu tập tại Pác Bó (Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì: Hội nghị xác định:
+ Giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước Đông Dương;
+ Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm;
+ Xác định hình thái cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa;
+ Dự báo về thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền,..
=> Hội nghị đã hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, được đề ra từ Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939.
Tranh vẽ minh họa Nguyễn Ái Quốc về nước chỉ đạo cách mạng
b) Chuẩn bị về lực lượng
- Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) được thành lập nhằm tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân để giải phóng dân tộc. Mặt trận bao gồm các tổ chức quần chúng lấy tên là Hội Cứu quốc.
- Mặt trận Việt Minh ra đời đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là ở Cao Bằng, tham gia vào các hội Cứu quốc. Dưới ngọn cờ Việt Minh, công cuộc chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền được xúc tiến gấp rút.
- Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chi Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại Cao Bằng. Ngay sau khi thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng hai trận liên tiếp tại Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng).
c) Cao trào kháng Nhật cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng cho Tổng khởi nghĩa (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)
♦ Cao trào Kháng Nhật cứu nước
- Bối cảnh:
+ Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Đông Dương, thực dân Pháp ráo riết hoạt động, chờ cơ hội phản công quân Nhật, mâu thuẫn Nhật-Pháp trở nên “cơ hội phản gay gắt.
+ Tối 9/3/1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương.
- Chủ trương của Đảng: Ngày 12/3, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào “Kháng Nhật cửu nước” làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
- Diễn biến chính: Cao trào “Kháng Nhật cứu nước” đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên cả nước.
▪ Ở khu căn cứ địa Cao-Bắc-Lạng: Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện.
▪ Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì: phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” diễn ra quyết liệt chưa từng có.
- Ý nghĩa: là cuộc tập dượt lần thứ ba của Đảng và quần chúng cho Cách mạng tháng Tám
♦ Những hoạt động chuẩn bị cuối cùng cho Tổng khởi nghĩa
- Ngày 15/4/1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì được triệu tập. Hội nghị quyết định thống nhất Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành Việt Nam Giải phóng quân, phát triển hơn nữa các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, xây dựng căn cứ địa kháng Nhật,...
- Tháng 5/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh rời Pác Bộ về Tân Trào (Tuyên Quang). Theo chỉ Chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 34 Bài 8 Lịch Sử 9:...
Câu hỏi trang 36 Lịch Sử 9: Công cuộc chuẩn bị lực lượng diễn ra và đạt được kết quả như thế nào?...
Câu hỏi 1 trang 39 Lịch Sử 9: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời như thế nào?...
Câu hỏi 2 trang 39 Lịch Sử 9: Khai thác tư liệu 3 và hãy xác định nội dung chính của tư liệu....
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch Sử lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7. Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939
Bài 8. Cách mạng tháng Tám năm 1945
Bài 9. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)
Bài 10. Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 11. Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Bài 12. Khu vực Mỹ La-tinh và châu Á từ năm 1945 đến năm 1991