Nhiệm vụ 2. Sưu tầm tư liệu, viết một đoạn văn ngắn về trách nhiệm của học sinh

62

Với giải Vận dụng 2 trang 219 Bài 3 Lịch Sử 9 Cánh diều chi tiết trong Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Vận dụng 2 trang 219 Lịch Sử và Địa Lí 9: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

- Nhiệm vụ 2. Sưu tầm tư liệu, viết một đoạn văn ngắn về trách nhiệm của học sinh đối với việc góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

- Nhiệm vụ 3. Sưu tầm tư liệu về bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Trả lời:

(*) Tham khảo:

- Lựa chọn nhiệm vụ 3.

- Tư liệu: Châu bản ngày 2 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 19 (1838)

+ Nội dung châu bản:

Ngày 2 tháng 4 nhuận năm Minh Mạng thứ 19.

Bộ Công [tâu]:

Vâng mệnh chiếu xét khoản cử người đến Hoàng Sa, bộ thần đã bàn xin đến hạ tuần tháng 3 ra khơi đến [Hoàng Sa] đo vẽ khảo sát toàn bộ xứ đó, đến hạ tuần tháng 6 thì trở về. Vâng theo sự phê chuẩn của nhà vua, [bộ thần] đã sao gửi cho 2 tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi thực hiện và tuyển chọn các viên Thị vệ, Khâm thiên giám thành cùng Thủy sư, binh thuyền phái đi trước. Nay tiếp nhận được tờ tư của tỉnh Quảng Ngãi trình bày cụ thể từng mục rằng binh thuyền ở kinh được phái đi, ngày 21 tháng 3 đã đến. Dân thuyền tỉnh Bình Định ngày 3 tháng 4 cũng đã đến. Viên dẫn đường Phạm Văn Sênh ngày 9 tháng đó cũng đã đến. Theo sự trình bày chi tiết của phái viên thì từ ngày 10 đến ngày 26 tháng 4, gió Đông liên tục thổi, không tiện cho việc ra khơi. Viên Cai tỉnh quan sát cũng thấy như vậy và khẩn thiết xin đợi đến khi có gió Nam thổi thì thuận tiện cho việc đưa thuyền ra khơi ngay và tiếp tục báo về.

Bộ thần vâng mệnh chiếu xét: Việc đi khảo sát đo đạc ở Hoàng Sa đã có hạn định rõ ràng là hạ tuần tháng 3 thì xuất phát ra khơi, nhưng vì hướng gió và con nước chưa tiện, kéo dài [hạn định] đến hạ tuần tháng 4 mà vẫn chưa ra khơi được là quá hạn. [Bộ thần] căn cứ vào sự thực tấu trình đầy đủ.

Thần Lê Văn Côn vâng mệnh soạn thảo.

Thần Hà Duy Phiên, thần Phạm Thế Trung vâng mệnh đọc duyệt.”

+ Nguồn trích dẫn: Châu bản triều Nguyễn, tập 68, tờ 21, lưu trữ tại Ủy ban Biên giới Quốc gia. Dẫn theo: Bộ Ngoại giao - Ủy ban Biên giới Quốc gia, Tuyển tập các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Tri Thức, Hà Nội, 2013, trang 158 - 159.

Đánh giá

0

0 đánh giá