Dựa vào thông tin, hãy phân tích những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

179

Với giải Câu hỏi trang 211 Bài 2 Lịch Sử 9 Cánh diều chi tiết trong Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 9 Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Câu hỏi trang 211 Lịch Sử và Địa Lí 9: Dựa vào thông tin, hãy phân tích những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Trả lời:

- Châu thổ sông Hồng:

+ Nhiệt độ trung bình năm ở châu thổ sông Hồng có xu hướng tăng. Trong giai doan 1961-2018, nhiệt độ trung bình năm tăng từ 0,8 °C. Mức tăng nhiệt độ trung bình khác nhau giữa các tháng trong năm, trong đó từ tháng 9 đến tháng 11 tăng cao nhất (tăng 1,2 °C) và thấp nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 (tăng 0,7 °C). Nhiệt độ tăng. nắng nóng kéo dài.

+ Lượng mưa thay đổi, có sự khác nhau theo thời gian và cường độ. Lượng mưa trung bình năm ở châu thổ sông Hồng có xu thế giảm, số ngày mưa lớn tăng lên. Trong năm, lượng mưa giảm nhiều từ tháng 9 đến tháng 11 (giảm 27,1%) và tăng nhiều từ tháng 12 đến tháng 2 (tăng 13,8%).

+ Các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng gia tăng: năng nóng kéo dài, số ngày rét đậm, rét hại giảm. Số cơn bão và áp thấp nhiệt đới tăng Mùa bão bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn so với thời kì trước. Mưa lớn xảy ra bất thường hơn cả về thời gian và cường độ

+ Mực nước biển dâng. Trong thời kì 1962 - 2018, mực nước biển ở châu thổ sông Hồng tăng trung bình khoảng từ 2,3 mm/năm (trạm Hòn Dấu, Hải Phòng) đến 6,5 mm/năm (trạm Cửa Ông, Quảng Ninh).

- Châu thổ Sông Cửu Long:

+ Gia tăng nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở châu thổ sông Cửu Long tăng thêm 0,9 °C trong 58 năm (giai đoạn 1961 - 2018), trong đó nhiệt độ tăng cao nhất từ tháng 9 đến tháng 2 (tăng 1,1 °C) và thấp nhất từ tháng 3 đến tháng 5 (tăng 0,8 °C).

+ Thay đổi về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng ở châu thổ sông Cửu Long, tuy nhiên, số ngày mưa lớn giảm. Lượng mưa trong các tháng đều tăng, trong đó tăng nhiều nhất từ tháng 12 đến tháng 2 (tăng 97,4%).

+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: Trong giai đoạn 1961-2018, số ngày nắng nóng tăng từ 0,2 ngày thập kỉ đến 3,65 ngày/thập kỉ, số ngày hạn trong mùa khô thay đổi, có nhiều cơn bão đổ bộ vào và mưa lớn xảy ra bất thường hơn.

+ Mực nước biển dâng: Trong thời kì 1962 - 2018, mực nước biển ở châu thổ sông Cửu Long tăng khoảng 3,1 mm/năm (trạm Thổ Chu, Kiên Giang) đến 3.2 mm/năm (trạm Phú Quốc, Kiên Giang). Nước biển dâng, kết hợp nắng nóng, gây xâm nhập mặn sâu vào đất liền, triều cường gia tăng.

+ Trong quá trình phát triển, con người sử dụng nhiên liệu hoá thạch để sản xuất năng lượng, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải.... tạo ra lượng phát thải khí nhà kính ngày một lớn, là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.

Đánh giá

0

0 đánh giá