Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Phần 1: Ôn tập | Kết nối tri thức

76

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Phần 1: Ôn tập sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Phần 1: Ôn tập

Tiết 1, 2 trang 148, 149

Câu 1 trang 148 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.

a. Nêu tên các chủ điểm đã học trong Tiếng Việt 5 (tập một và tập hai).

b. Theo em, bức tranh muốn nói điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Con đường học tập rộng mở đang chờ đón em bước tiếp.

B. Kiến thức là vô tận, hãy khám phá để thành công.

C. Học tập là một hành trình để đi đến tương lai tốt đẹp.

Tiết 1, 2 trang 148, 149 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

a. Các chủ điểm đã học trong Tiếng Việt 5 (tập một và tập hai) là: Thế giới tuổi thơ; Thiên nhiên kì thú; Trên con đường học tập; Nghệ thuật muôn màu; Vẻ đẹp cuộc sống; Hương sắc trăm miền; Tiếp bước cha ông; Thế giới của chúng ta.

b. Theo em, bức tranh muốn nói: B. Kiến thức là vô tận, hãy khám phá để thành công.

Câu 2 trang 149 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tóm tắt nội dung 1 – 2 câu chuyện dưới đây. Nêu điều em tâm đắc nhất trong câu chuyện đó và giải thích vì sao.

Tiết 1, 2 trang 148, 149 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

– Tóm tắt câu chuyện Người thầy của muôn đời: Thầy Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng, được nhiều học trò theo học. Năm ấy, đến ngày mừng thọ cụ tròn sáu mươi tuổi, học trò bốn phương tề tựu thăm cụ, dâng biếu cụ quà. Cụ hỏi thăm công việc từng người, bảo ban học trò rồi dẫn học trò tới nhà thầy của mình. Học trò hàng lối đi theo, tới sân, cụ và các trò vái lạy thầy giáo già. Các học trò khi ấy được học bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.

Điều em tâm đắc nhất trong câu chuyện này là cụ giáo Chu dẫn tất cả trò của mình sang nhà thầy giáo cũ, vì em nghĩ cụ Chu không đi một mình, cùng rủ học trò có lẽ vì ý đồ tốt. Cụ muốn thầy học trò biết mình cũng trọng nghĩa thầy trò, không quên ơn người cũ; ý nhắc học trò cũng cần trọng nghĩa thầy trò đến suốt đời.

– Tóm tắt câu chuyện Những con hạc giấy: Sau khi nước Mỹ chế tạo hai quả bom nguyên tử đã quyết định đem ném xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản. Hậu quả làm nửa triệu người chết và nhiễm phóng xạ, trong đó có câu chuyện của Xa-xa-ki Xa-đa-cô mới hai tuổi cũng bị nhiễm phóng xạ. Cô bé nghĩ và tin vào kì tích sau khi gấp một nghìn con hạc giấy để đổi lấy một điều ước. Nghe tin, nhiều bạn nhỏ khắp nước Nhật cũng gửi hạc giấy về cho bé. Song, cái chết vẫn đến với em. Học sinh toàn thành phố quyên góp tiền xây đài tưởng niệm những nạn nhân của cả nước, trong đó có mô phỏng hình ảnh Xa-đa-cô.

Điều em tâm đắc nhất trong câu chuyện này là trẻ em khắp cả nước Nhật đã gửi hàng nghìn con hạc giấy đến cho Xa-đa-cô. Vì điều ước khi gấp một nghìn con hạc giấy không có thật, nhưng vì Xa-đa-cô tin, trẻ em cũng muốn ủng hộ và an ủi nên cùng tin tưởng, chỉ tiếc điều ước ấy không có thực. 

Câu 3 trang 149 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chọn từ thích hợp thay cho mỗi bông hoa.

nhiều

 

đông

 

đầy

 

a. Tiết 1, 2 trang 148, 149 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 như kiến

b. Năng mưa thì giếng năng Tiết 1, 2 trang 148, 149 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5.

c.Tiết 1, 2 trang 148, 149 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5  sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

d.    Con ơi nhớ lấy câu này

 Sông sâu chớ lội, đò Tiết 1, 2 trang 148, 149 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 chớ qua.

Tiết 1, 2 trang 148, 149 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

a. Đông như kiến.

b. Năng mưa thì giếng năng đầy.

c. Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

d.     Con ơi nhớ lấy câu này

 Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.

Câu 4 trang 149 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đặt câu để phân biệt nghĩa của ba từ: ít, thưa, vắng.

Trả lời:

– Hôm nay em có rất ít bài tập.

– Trong vườn, những cây cỏ dại mọc thưa thớt.

– Hôm qua bố mẹ em vắng nhà.

Câu 5 trang 149 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Các câu trong mỗi đoạn văn dưới đây liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?

a. Cạnh nơi ở của loài nai, bên những dải đất ẩm ướt ven suối là nơi ở của loài hươu. Ban ngày, chúng ẩn náu trong những lùm cây hoặc những bờ lau sậy um tùm, chiều xuống mới ra đi ăn, hửng sáng lại trở về ổ nằm ngủ. Chúng không đẹp: mình dài, chân ngắn, lông màu vàng nhạt hoặc nâu đen. Thế nhưng chúng lại là những con vật dũng cảm nhất trong loài có gạc.

(Theo Vũ Hùng)

 

b. Mỗi mùa của Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he... Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ Hạ Long, Bãi Cháy hay Tuần Châu, Bản Sen hay Ngọc Vừng,... ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta.

(Thi Sảnh)

Trả lời:

a. Các câu liên kết với nhau bằng từ nối: ban ngày, thế nhưng.

    Các câu liên kết với nhau bằng từ thay thế: chúng.

b. Các câu liên kết với nhau bằng cách lặp lại từ: mùa, Hạ Long, hè, gió

    Các câu liên kết với nhau bằng từ nối: song.

Câu 6 trang 149 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết 2 – 3 câu tả cảnh nơi em ở vào một ngày mưa hoặc một ngày nắng, cho biết biện pháp liên kết câu em đã sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời:

Nơi em ở là một vùng giáp với nhiều đồi núi, nơi có những trận mưa khi nhẹ nhàng, khi xối xả dữ dội. Cơn mưa lên những triền đồi, nước từ khắp nơi bủa về khu đất bằng, nước xối nhau, đuổi nhau dồn về hạ lưu. Thật vậy, nước mưa dữ dội không tiếc thương, cuốn phăng mọi thứ chúng có thể đủ sức cuốn đi, là mưa nhưng mưa không đẹp đẽ, dịu dàng.

– Biện pháp liên kết câu em đã dùng là: lặp lại từ “mưa”, dùng từ ngữ nối “thật vậy”.

Tiết 3, 4 trang 150, 151

Câu 1 trang 150 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chọn 1 trong 2 yêu cầu dưới đây:

a. Đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 100 chữ trong một bài thơ đã học và trả lời câu hỏi.

Tiết 3, 4 trang 150, 151, 152 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

b. Đọc một bài dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Tiết 3, 4 trang 150, 151, 152 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

a. Em đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 100 chữ trong một bài thơ đã học và trả lời câu hỏi:

– Bài Bộ đội về làng: Tình quân dân được thể hiện: Khi các anh bộ đội trở về, xóm làng mang không khí tưng bừng, rộn ràng, người dân ai cũng hớn hở. Hình ảnh giúp em cảm nhận được điều đó là:

Các anh về mái ấm nhà vui

Tiếng hát câu cười

Rộn ràng xóm nhỏ

Các anh về tưng bừng trước ngõ,

Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau

Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con ở rừng sâu mới về.

– Bài Về ngôi nhà đang xây: Theo em, hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên cuộc sống trên đất nước ta đang ngày càng phát triển. Đất nước ta đang không ngừng xây dựng các đô thị, hệ thống nhà cửa, công xưởng, trung tâm thương mại,… phục vụ cuộc sống hiện đại. Ngay hiện tại vẫn còn rất nhiều những dự án, những dự định đang được ấp ủ và chờ được thực hiện, phát triển hơn cả hiện tại. 

– Bài Việt Nam quê hương ta: Những câu thơ trong bài mà em thích là:

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.

Vì qua những câu thơ này, em thấy người Việt Nam giản dị, bình thường, cơm trắng rau xanh lại có thể có được sức mạnh đánh đổ quân thù thành công, trở thành người hùng trong thời chiến và hoá thành người hiền lành, chất phác trong thời bình. Người Việt Nam thật linh hoạt và tài năng.

– Bài Bài ca trái đất: Nhan đề bài thơ gợi cho em suy nghĩ trái đất được rất nhiều người cùng yêu quý, mỗi người một vẻ, một dân tộc, giới tính, đặc điểm,… nhưng cùng chung một bài ca hát cho trái đất thân yêu. 

Câu 2 trang 151 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu dưới đây và cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép.

a. Hoa cà phê có mùi thơm đậm và ngọt nên nó thường theo gió bay đi rất xa.

(Thu Hà)

b. Bác rùa đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát của tiếng chim bách thanh.

(Vân Long)

c. Tôi có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng và tôi có thể chạy đến chỗ nó rơi xuống một cách dễ dàng.

(Nguyễn Trọng Tạo)

d. Những buổi trưa hè, tôi nằm trên chiếc võng mắc vào tán cây sau nhà, vừa nghe gió thổi hiu hiu vừa nhìn lên bầu trời ngắm mây bay.

(Lê Văn Trường)

Trả lời:

a. Chủ ngữ là: Hoa cà phê; nó.  

    Vị ngữ là:  có mùi thơm đậm và ngọt; thường theo gió bay đi rất xa.

b. Chủ ngữ là: Bác rùa đá

    Vị ngữ là: đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát của tiếng chim bách thanh.

c. Chủ ngữ là: Tôi; tôi.

    Vị ngữ là: có cảm giác mặt trời sẽ rơi xuống cánh đồng; có thể chạy đến chỗ nó rơi xuống một cách dễ dàng.

d. Chủ ngữ là: tôi

    Vị ngữ là: nằm trên chiếc võng mắc vào tán cây sau nhà, vừa nghe gió thổi hiu hiu vừa nhìn lên bầu trời ngắm mây bay.

– Câu đơn là các câu b, d; câu ghép là các câu a, c.

Câu 3 trang 151 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trong những câu ghép tìm được ở bài
tập 2, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

Trả lời:

Trong những câu ghép tìm được ở bài tập 2, các vế câu được nối với nhau bằng cách:

+ Ở câu a, dùng kết từ nên.

+ Ở câu b, dùng kết từ và.

Câu 4 trang 151 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Bà tổ nghề dệt lụa

Truyền thuyết kể lại rằng, Vua Hùng thứ sáu có cô con gái út vô cùng xinh đẹp, dịu dàng tên là Thiếu Hoa. Nàng yêu quý muôn loài, từ cành cây, ngọn cỏ đến con chim, con thú nhỏ. Mỗi khi nàng vào rừng, cây nảy lộc, hoa đơm bông, hươu nai, chim chóc chào đón.

Một lần, dự hội thi múa của họ nhà bướm, công chúa Thiều Hoa gặp hàng trăm loại bướm đẹp. Có loại cánh trắng như tuyết, có loại cánh vàng như nắng, có loại cánh đen như nhung,... Nhưng có một con bướm nâu, cánh mốc thếch, dáng bay vụng về, đậu hiền lành ở một chỗ. Qua trò chuyện, công chúa biết được bướm nâu là loài có ích. Bướm nâu sinh ra con tằm, tằm ăn lá dâu, nhả ra những sợi tơ vàng óng, cuộn thành kén. Kén ấy kéo được thành những sợi tơ óng vàng và bền chắc.

Công chúa Thiều Hoa mang bướm nâu ra bãi dâu ven sông Hồng để nuôi. Qua một mùa nắng, những đứa con của bướm nâu kéo tơ kết thành kén vàng. Công chúa còn tìm cách làm ra cái guồng để kéo kén, cái xa để xe tơ, đưa vào khung cửi dệt. Quả nhiên làm ra được một thứ vải mỏng và vàng óng như những dải nắng trời, mùa nóng mặc vào thì mát, mùa rét mặc vào thì ấm. Nàng gọi thứ vải đó là lụa.

Công chúa Thiều Hoa dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Nghề nuôi tằm, dệt lụa ở Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng có từ thời đó và truyền mãi cho đến ngày nay.

(Theo Tạ Phong Châu – Nguyễn Quang Vinh – Nghiêm Đa Văn)

Tiết 3, 4 trang 150, 151, 152 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

a. Dựa vào đoạn mở đầu câu chuyện, em hãy giới thiệu về công chúa Thiều Hoa.

b. Câu chuyện giải thích thế nào về việc công chúa tìm ra được nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa?

c. Vải lụa được làm từ tơ tằm đẹp và quý thế nào?

d. Nhờ đâu nghề dệt lụa phát triển ở Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng?

e. Nêu chủ đề của bài đọc.

Trả lời:

a. Dựa vào đoạn mở đầu câu chuyện, em biết công chúa Thiều Hoa là con gái út thứ sáu của Vua Hùng, vô cùng xinh đẹp dịu dàng. Nàng yêu quý muôn loài, từ cành cây, ngọn cỏ đến con chim, con thú nhỏ. Mỗi khi nàng vào rừng, cây nảy lộc, hoa đơm bông, hươu nai, chim chóc chào đón.

b. Câu chuyện giải thích công chúa tìm ra được nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa bằng cách: công chúa dự hội thi múa của họ nhà bướm, trong đó có một con bướm nâu mốc thếch, vụng về nhưng lại là loài bướm có ích. Loài này có thể sinh tằm, ăn dâu, nhả sợi tơ, cuộn thành kén, kéo thành tơ óng vàng bền chắc. Biết vậy, công chúa nuôi bướm nâu ở bãi dâu ven sông, qua từng công đoạn thì thu được thứ vải mỏng vàng óng là lụa.

c. Vải lụa được làm từ tơ tằm đẹp vì là thứ vải mỏng, màu vàng óng như những dải nắng trời. Vải lụa quý vì mùa nóng mặc vào thì mát, mùa rét mặc vào thì ấm mà lại chỉ có thể có được từ tơ loài tằm.

d. Nghề dệt lụa phát triển ở Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng vì nhờ công chúa Thiều Hoa đã dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa; nên có thể hiểu ai ai cũng ở khu này cũng biết, cũng thạo với nghề dệt lụa.

e. Chủ đề của bài đọc: Lý giải cho việc sinh nghề dệt lụa; Tôn vinh người đã dạy cho nhân dân Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng nghề dệt lụa.

Tiết 5 trang 153

Câu 1 trang 153 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào câu chuyện Bà tổ nghề dệt lụa, nêu nội dung của từng tranh.

Tiết 5 trang 153 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Dựa vào câu chuyện Bà tổ nghề dệt lụa, em nêu được nội dung của từng tranh như sau:

– Bức tranh 1: Truyền thuyết kể lại rằng, Vua Hùng thứ sáu có cô con gái út vô cùng xinh đẹp, dịu dàng tên là Thiếu Hoa.

– Bức tranh 2: Nàng yêu quý muôn loài, từ cành cây, ngọn cỏ đến con chim, con thú nhỏ. Mỗi khi nàng vào rừng, cây nảy lộc, hoa đơm bông, hươu nai, chim chóc chào đón. Một lần, dự hội thi múa của họ nhà bướm, công chúa Thiều Hoa gặp hàng trăm loại bướm đẹp. Có loại cánh trắng như tuyết, có loại cánh vàng như nắng, có loại cánh đen như nhung,...

– Bức tranh 3: Nhưng có một con bướm nâu, cánh mốc thếch, dáng bay vụng về, đậu hiền lành ở một chỗ. Qua trò chuyện, công chúa biết được bướm nâu là loài có ích. Bướm nâu sinh ra con tằm, tằm ăn lá dâu, nhả ra những sợi tơ vàng óng, cuộn thành kén. Kén ấy kéo được thành những sợi tơ óng vàng và bền chắc. Công chúa Thiều Hoa mang bướm nâu ra bãi dâu ven sông Hồng để nuôi. Qua một mùa nắng, những đứa con của bướm nâu kéo tơ kết thành kén vàng. Công chúa còn tìm cách làm ra cái guồng để kéo kén, cái xa để xe tơ, đưa vào khung cửi dệt. Quả nhiên làm ra được một thứ vải mỏng và vàng óng như những dải nắng trời, mùa nóng mặc vào thì mát, mùa rét mặc vào thì ấm. Nàng gọi thứ vải đó là lụa.

– Bức tranh 4: Công chúa Thiều Hoa dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Nghề nuôi tằm, dệt lụa ở Cổ Đô và mười tám trang ấp dọc theo sông Hồng có từ thời đó và truyền mãi cho đến ngày nay.

Câu 2 trang 153 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về câu chuyện Bà tổ nghề dệt lụa.

Trả lời:

Câu chuyện Bà tổ nghề dệt lụa quả là một câu chuyện hay và nhiều ý nghĩa mà em từng được đọc. Câu chuyện làm em ấn tượng với việc con gái Vua Hùng trứ danh lại có lòng yêu thương muôn loài, từ cành cây ngọn cỏ đến chim và con thú nhỏ. Có lẽ đây là một công chúa nhân hậu, hiền lành và hết mực nâng niu những gì quanh mình, một công chúa nhân hậu và tốt bụng! Có lẽ cũng bởi lòng tốt này, cô đã có duyên khi được gặp bướm nâu – loài bướm có ích và giúp cô trở thành người có công lớn. Bản thân chúng ta có lẽ không ấn tượng nhiều với vẻ ngoài của chú bướm qua cách nhìn của công chúa: mốc thếch, vụng về, đậu ở một chỗ; nhưng công chúa tôn trọng và yêu thương tất cả, cô đặc biệt quan tâm và hỏi han chú bướm. Điều công chúa phát hiện cũng là điều làm em ấn tượng nhất: cô tìm ra loại lụa dệt từ tơ của tằm, tằm sinh được từ loài bướm nâu. Cô đem bướm nâu chăm sóc, tìm ra giống vải quý và truyền nghề dệt lụa lại cho dân. Cuộc đời của cô thực sự đã thật có ý nghĩa, làm đến tận thời bây giờ ta vẫn thầm biết ơn, hạnh phúc khi được chạm tay tới tấm vải lụa.

Câu 3 trang 153 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chỉnh sửa đoạn văn theo góp ý.

Trả lời:

Em đọc đoạn văn của mình cho thầy cô, bạn bè nghe và chỉnh sửa theo góp ý (nếu có).

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 27: Một người hùng thầm lặng

Bài 28: Giờ Trái Đất

Bài 29: Điện thoại di động

Bài 30: Thành phố thông minh Mát-xđa

Phần 1: Ôn tập

Phần 2: Đánh giá cuối năm học

 

Đánh giá

0

0 đánh giá