Với giải sách bài tập Công nghệ 6 Bài 3: Ngôi nhà thông minh sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Công nghệ 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Công nghệ lớp 6 Bài 3: Ngôi nhà thông minh
a) Chỉ những ngôi nhà xây dựng mới từ đầu mới có thể lắp đặt hệ thống điều khiển thông minh.
b) Một ngôi nhà đang được sử dụng vẫn có thể lắp đặt hệ thống điều khiển thông minh cho các thiết bị trong ngôi nhà để trở thành một ngôi nhà thông minh.
Trả lời:
- Em đồng ý với quan điểm b: Một ngôi nhà đang được sử dụng vẫn có thể lắp đặt hệ thống điều khiển thông minh cho các thiết bị trong ngôi nhà để trở thành một ngôi nhà thông minh.
- Giải thích: Ví dun minh chứng cho quan điểm b như sau
+ Lắp đặt năng lượng mặt trời cho ngôi nhà bất kì thời điểm nào.
+ Lắp đặt camera bất kì lúc nào.
Điều khiển camera, điều khiển điều hòa nhiệt độ, điều khiển rèm, điều khiển máy giặt, điều khiển khóa cửa, điều khiển ti vi, điều khiển bình nóng lạnh, điều khiển thiết bị báo cháy, điều khiển hệ thống quạt.
Trả lời:
Sắp xếp các hệ thống điều khiển thông minh vào Bảng 3.1:
Nhóm |
Điều khiển |
Hệ thống an ninh, an toàn |
Điều khiển camera, điều khiển khóa cửa, điều khiển thiết bị báo cháy |
Hệ thống chiếu sáng |
Điều khiển rèm, điều khiển bóng đèn |
Hệ thống kiểm soát nhiệt độ |
Điều khiển điều hòa nhiệt độ, điều khiển hệ thống quạt |
Hệ thống giải trí |
Điều khiển hệ thống âm thanh, điều khiển ti vi. |
Hệ thống điều khiển thiết bị gia dụng |
Điều khiển lò vi sóng, điều khiển bình nóng lạnh. |
- Cảm biến mở cửa: Để thông báo khi có người mở của hoặc báo động khi có đột nhập trái phép.
- Cảm biến chuyển động: Điều khiển thiết bị khác khi phát hiện ra các chuyển động.
- Cảm biến khói: Để báo động khi có hỏa hoạn.
- Cảm biến khí gas: Để báo động khi có rò rỉ khí gas trong nhà.
- Cảm biến nhiệt độ: Để điều chỉnh không khí trong nhà.
- Cảm biến ánh sáng: Để bật, tắt bóng đèn khi trời tối.
Theo em, các cảm biến trên thường được lắp đặt cho các hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh.
Trả lời:
Các cảm biến trên thường được lắp đặt cho các hệ thống trong ngôi nhà thông minh
Cảm biến |
Hệ thống |
- Cảm biến mở cửa - Cảm biến chuyển động - Cảm biến khói - Cảm biến ánh sáng - Cảm biến khí gas |
Hệ thống an ninh, an toàn |
- Cảm biến chuyển động - Cảm biến ánh sáng |
Hệ thống chiếu sáng |
- Cảm biến nhiệt độ |
Hệ thống kiểm soát nhiệt độ |
Trả lời:
Mô tả |
Đặc điểm |
Mỗi buổi sáng Nam thức dậy, chiếc rèm của được tự động kép ra, đèn ngủ trong phòng tắt dần |
Tiện ích |
Những thiết bị thông minh được lắp đặt sẽ phát hiện chuyển động của con người để tự động bật hay điều chỉnh nhiệt độ, hướng gió các thiết bị như bóng đèn, điều hòa nhiệt độ. |
Tiết kiệm năng lượng |
Một số thiết bị nhà bếp như tủ lạnh, lò vi sóng, …có thể được vận hành thông qua điện thoại di động |
Tiện ích |
Khói trong phòng bếp bốc lên, ngay lập tức chuông báo động vang lên. |
An toàn, an ninh |
Trả lời:
Ngôi nhà thông minh này có thể được lắp đặt những hệ thống:
- Hệ thống an ninh, an toàn.
- Hệ thống chiếu sáng
- Hệ thống kiểm soát nhiệt độ.
- Hệ thống điều khiển thiết bị gia dụng
Trả lời:
Một số giải pháp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình thuộc nhóm các giải pháp sau: ý thức con người; kiến trúc và xây dựng nhà ở; sử dụng năng lượng tự nhiên:
Nhóm giải pháp |
Giải pháp |
Ý thức con người |
- Lựa chọn đồ dùng, thiết bị tiết kiệm năng lượng. - Sử dụng thiết bị đúng cách, tiết kiệm |
Kiến trúc và xây dựng nhà ở |
- Thiết kế đảm bảo tính thông thoáng - Sử dụng vật liệu có khả năng cách nhiệt tốt. |
Sử dụng năng lượng tự nhiên |
- Tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên. - Sử dụng năng lượng gió. - Sử dụng năng lượng mặt trời. |
Lý thuyết Bài 3: Ngôi nhà thông minh
• Nội dung chính
- Đặc điểm ngôi nhà thông minh.
- Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiện, hiệu quả
I. Ngôi nhà thông minh
- Là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình.
- Đặc điểm của ngôi nhà thông minh:
+ Đảm bảo cuộc sống tiện nghi
+ Đảm bảo an ninh, an toàn.
+ Tiết kiệm năng lượng.
- Ngôi nhà thông minh lắp đặt các hệ thống:
+ Nhóm hệ thống an ninh, an toàn: điều khiển camera, giám sát, khóa cửa, báo cháy, …
+ Nhóm hệ thống chiếu sáng: điều khiển thiết bị ánh sáng trong nhà, rèm cửa.
+ Nhóm hệ thống kiểm soát nhiệt độ: điều khiển điều hòa nhiệt độ, quạt điện, …
+ Nhóm hệ thống giải trí: điều khiển máy thu hình, hệ thống âm thanh, ..
+ Nhóm hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng: điều khiển tủ lạnh, máy giặt, …
II. Đặc điểm của ngôi nhà thông minh
1. Tiện ích
- Các thiết bị được điều khiển từ xa thông qua các ứng dụng được cài đặt trên thiết bị.
- Các hệ thống, thiết bị có thể hoạt động dựa trên thói quen của người sử dụng.
2. An ninh, an toàn
- Thiết bị được lắp đặt giúp cảnh báo tới chủ nhà các tình huống gây mất an ninh, an toàn như:
+ Có người lạ đột nhập.
+ Quên không đóng cửa.
+ Nguy cơ cháy nổ.
- Các hình thức cảnh báo:
+ Đèn báo
+ Chuông báo
+ Tin nhắn tự động tới chủ nhà
+ Cuộc gọi tự động tới chủ nhà.
3. Tiết kiệm năng lượng
- Thiết bị điều khiển, giám sát việc sử dụng hợp lí năng lượng trong ngôi nhà →tiết kiệm năng lượng.
- Thiết kế nhằm tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên →tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
III. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tức là:
+ Sử dụng năng lượng đúng lúc, đúng chỗ.
+ Sử dụng ít năng lượng mà vẫn đảm bảo được nhu cầu.
- Lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
+ Tiết kiệm cho phí cho gia đình.
+ Bảo vệ môi trường.
- Để tiết kiệm năng lượng cần:
+ Nhà được thiết kế thông thoáng, sử dụng ánh sáng tự nhiên.
+ Dùng vật liệu cách nhiệt tốt.
+ Chọn thiết bị, đồ dùng tiết kiệm năng lượng.
+ Dùng năng lượng thân thiện với môi trường: năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
+ Sử dụng thiết bị, đồ đúng cách, tiết kiệm năng lượng.