Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 6: Tự nhận thức bản thân
Lời giải:
- Những dấu hiệu cho biết một người có khả năng tự nhận thức bản thân là:
+ Biết nhận ra điểm mạnh của bản thân để tiếp tục phát huy điểm mạnh đó
+ Biết nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục hạn chế đó.
+ Đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tự nhận thức bản thân
B. Tự hoàn thiện bản thân
C. Tự phát triển bản thân
D. Tự rèn luyện bản thân
Lời giải:
Chọn đáp án A
Khi một người biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,… của bản thân, người đó được gọi là người tự nhận thức bản thân.
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Lan học giỏi Tiếng Anh nên khi cô giáo giao nhiệm vụ theo nhóm, Lam quyết định chọn ý tưởng của riêng mình mà không lắng nghe ý kiến của các bạn khác.
B. Mỗi khi các bạn nhận xét không đúng về mình thì Tuấn lại tự trách bản thân là kém cỏi.
C. Sau khi thuyết trình trước lớp, Hương hỏi những người bạn cùng tổ về cách nói của mình để tự điều chỉnh cho tốt hơn.
D. Dựa vào kết quả xem tử vi, Thành nhận ra được những ưu điểm và nhược điểm của bản thân.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Biểu hiện của sự tự nhận thức bản thân là "Sau khi thuyết trình trước lớp, Hương hỏi những người bạn cùng tổ về cách nói của mình để tự điều chỉnh cho tốt hơn".
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân
B. Mơ ước được trở thành người khác
C. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân
D. Học hỏi những điều hay, điểm tốt của người khác
E. Đánh giá mình thấp hơn khả năng thực tế
G. Tìm đến những người tin cậy để được trợ giúp
Lời giải:
- Những việc học sinh nên làm để phát huy khả năng tự nhận thức bản thân là: A, C, D, G
+ Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân
+ Học hỏi những điều hay, điểm tốt của người khác
+ Tìm đến những người tin cậy để được trợ giúp
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
|
Biết tôn trọng bản thân |
Chưa biết tôn trọng bản thân |
A. Hoa thích tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân |
|
|
B. Vân rất thất vọng vì chiều cao của mình không bằng các bạn khác |
|
|
C. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng An vẫn cố gắng học tốt và hòa đồng với bạn bè |
|
|
D. Dũng rất hay thay đổi kiểu tóc và trang phục sao cho thật giống thần tượng của mình |
|
|
E. Dù nhà xa cách trường nhưng Tuấn vẫn cố gắng không đi học muộn |
|
|
G. Mỗi khi bạn thân của mình đưa ra lời khuyên, Hà đều cố gắng làm theo lời bạn |
|
|
Lời giải:
|
Biết tôn trọng bản thân |
Chưa biết tôn trọng bản thân |
A. Hoa thích tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân |
X |
|
B. Vân rất thất vọng vì chiều cao của mình không bằng các bạn khác |
X |
|
C. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng An vẫn cố gắng học tốt và hòa đồng với bạn bè |
X |
|
D. Dũng rất hay thay đổi kiểu tóc và trang phục sao cho thật giống thần tượng của mình |
X |
|
E. Dù nhà xa cách trường nhưng Tuấn vẫn cố gắng không đi học muộn |
X |
|
G. Mỗi khi bạn thân của mình đưa ra lời khuyên, Hà đều cố gắng làm theo lời bạn |
X |
Lời giải:
- Hình 1: Bạn Mai tự nhận thức bản thân bằng cách suy ngẫm về ước mơ, sở thích, ưu điểm và nhược điểm của bản thân
- Hình 2: Bạn Tiến tự nhận thức về bản thân bằng cách nhìn ra và học hỏi về ưu điểm của bạn Hiếu.
- Hình 3: Minh tự nhận thức bản thân nhờ vào lời khen của cô giáo và bạn tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa để được cô giáo khen nhiều hơn.
- Hình 4: Bạn Tuấn tự nhận thức bản thân bằng cách lên kế hoạch để thay đổi bản thân.
I |
II |
1. Hãy tự yêu thương bản thân mình, |
A. thì khó khăn và thử thách cũng không thể đánh bại chúng ta. |
2. Khi có niềm tin vào chính bản thân mình, |
B. bạn phải tự tỏa ra ánh sáng của riêng mình. |
3. Hãy là chính mình, |
C. bởi vì mỗi chúng ta đều là một sự khác biệt. |
4. Để trở thành một ngôi sao, |
D. thay vì mơ ước trở thành một người khác |
5. Chúng ta không thể yêu thương được ai khác |
E. nếu chúng ta không học được cách yêu thương chính bản thân mình. |
Lời giải:
1 nối với C
2 nối với A
3 nối với D
4 nối với B
5 nối với E
a. Em học hỏi điều gì từ tấm gương của chị Thương?
b. Điều gì đã giúp chị Thương vượt lên trên hoàn cảnh của mình?
Lời giải:
Yêu cầu a) Từ tấm gương của chị Thương, em học hỏi được sự kiên trì, cố gắng, niềm tin vào chính bản thân mình, không ngại khó khăn, gian khổ.
Yêu cầu b) Điều đã giúp chị Thương vượt lên trên hoàn cảnh của mình là niềm tin mãnh liệt vào bản thân.
Nếu là bạn thân của Hân, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
Lời giải:
- Nếu là bạn thân của Hân, em sẽ khuyên Hân không nên quá buồn về chuyện này. Hân nên lạc quan hơn và tự nhận thức lại bản thân mình. Đừng chỉ vì kết quả của một cuộc thi nhỏ mà đánh giá toàn bộ con người của mình.
Lời giải:
- Khi một người đánh giá quá thấp bản thân sẽ dẫn đến sự tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân.
- Khi một người đánh giá quá cao bản thân sẽ dẫn đến sự tự phụ, thể hiện thái quá, coi thường người khác và không biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.
Lời giải:
- Việc tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp em phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động khác.
- Ngoài ra, em sẽ dựa vào những điểm mạnh, điểm yếu đó để lập kế hoạch phù hợp cho bản thân.
Lời giải:
- Em đồng ý với câu nói “Khi chúng ta biết tôn trọng bản thân mình thì sẽ dễ dàng tôn trọng được người khác”.
- Vì khi chúng ta nhận thức được về bản thân mình thì đồng thời, chúng ta cũng sẽ nhận ra được những điểm mạnh và yếu của người khác. Chính vì thế, chúng ta sẽ dễ dàng tôn trọng được người khác
Lời giải:
- Em đồng ý với quan điểm này.
- Vì có nhiều lúc bản thân mình sẽ không tự nhìn ra được những khuyết điểm của chính mình. Vì vậy, chúng ta cần lắng nghe nhận xét của người khác để hoàn thiện bản thân mình hơn.
- Tuy nhiên, khi nghe những nhận xét của bản thân, chúng ta không nên nghe theo một cách hoàn toàn mà cần có sự nhìn nhận lại, xem xét lại những ý kiến đó đã thực sự đúng đắn hay chưa? Có phù hợp hay không? Từ đó, chúng ta sẽ có những biện pháp phù hợp để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
Lý thuyết Bài 6: Tự nhận thức bản thân
1. Tự nhận thức bản thân
- Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.
2. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
- Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của chính mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.
3. Các cách tự nhận thức bản thân
- Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh - yếu, sở thích, tính cách của bản thân.
- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.
- So sánh mình với những tấm gương người tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.
- Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.