Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn với chủ đề Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn với chủ đề Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội
Đề bài: Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội. Lấy câu văn trên làm chủ đề, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu)
Đoạn văn với chủ đề Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội - Mẫu 1
Có ý kiến cho rằng: “Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội.” Ý kiến này hoàn toàn đúng. Vũ Như Tô vừa có tội, tội là vì quá say sưa với ước mơ xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài “bền vững như trăng sao, để dân ta nghìn thu còn hãnh diện” mà Vũ Như Tô đã không nhận ra thực tế: Cửu Trùng Đài được xây dựng bằng mồ hôi, xương máu, nước mắt của nhân dân. Nhưng Vũ Như Tô cũng không có tội vì Vũ Như Tô là một nghệ sỹ có nhân cách, có hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả. Ban đầu, Vũ Như Tô ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân Lê Tương Dực và kiên quyết không xây Cửu Trùng Đài. Ông cũng không phải là người hám lợi. Được vua ban thưởng vàng bạc, ông chia hết cho thợ. Lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô là lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy.
Đoạn văn với chủ đề Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội - Mẫu 2
Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội. Điển hình cho nhân vật bi kịch "vừa có tội lại vừa không có tội" là Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng. Là một nghệ sĩ tài ba, say mê nghệ thuật, Vũ Như Tô dồn hết tâm huyết để xây dựng Cửu Trùng Đài - một công trình nghệ thuật tráng lệ. Tuy nhiên, ông lại lựa chọn con đường sai lầm khi phụng sự cho hôn quân, góp phần làm khổ nhân dân. Hành động của ông là "có tội" vì đã tiếp tay cho bạo ngược, nhưng đồng thời cũng "không có tội" bởi xuất phát từ lòng yêu nước và khao khát cống hiến cho nghệ thuật. Sự bi kịch của Vũ Như Tô chính là ở chỗ: ông ý thức được sai lầm của mình, nhưng không thể quay đầu. Khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông cũng tự sát để kết thúc bi kịch cuộc đời.Nhân vật bi kịch "vừa có tội lại vừa không có tội" khơi gợi cho người đọc nhiều suy tư về số phận con người, về mâu thuẫn giữa lí tưởng và thực tại. Họ là những con người đáng thương, đáng trách, nhưng đồng thời cũng là những tấm gương sáng để chúng ta học hỏi và rút ra bài học cho bản thân.
Đoạn văn với chủ đề Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội - Mẫu 3
Sau khi học tác phẩm kịch, em thấy rằng nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội. Nhân vật bi kịch như một bức tranh với nhiều mảng sắc thái khác nhau. Họ đối diện với những quyết định khó khăn, đôi khi phải chịu trận đấu với bản thân để tìm ra lối thoát cho mình. Trái tim họ đầy những xúc cảm phức tạp, không thể đơn giản hoá trong một lời giải thích. Đó chính là cái đẹp và đau thương của sự đa chiều trong con người. Điển hình cho nhân vật bi kịch “vừa có tội lại vừa không có tội” là Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng. Hành động của ông là có tội vì đã tiếp tay cho bạo ngược, nhưng đồng thời cũng không có tội bởi xuất phát từ lòng yêu nước và khao khát cống hiến cho nghệ thuật. Sự bi kịch của Vũ Như Tô chính là ở chỗ: ông ý thức được sai lầm của mình, nhưng không thể quay đầu. Khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy, ông cũng tự sát để kết thúc bi kịch cuộc đời. Họ là những con người đáng thương, đáng trách, nhưng đồng thời cũng là những tấm gương sáng để chúng ta học hỏi và rút ra bài học cho bản thân.
Đoạn văn với chủ đề Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội - Mẫu 4
(1) Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội. (2) Trong vở kịch Lơ Xít, Rô-đri-gơ đã ra tay giết chết cha của người con gái mà mình yêu thương nhất. (3) Hành động đó của anh không chỉ khiến Si-men mất cha, trở thành người mồ côi, mà còn giết chết tình yêu sâu đậm của cả hai người. (4) Nhưng chúng ta không thể trách Rô-đri-gơ vì hành động đó, bởi đó là điều mà anh bắt buộc phải làm để bảo toàn danh dự cho bản thân, cho cha và gia tộc của mình. (5) Nếu không giết cha của Si-men, anh sẽ đánh mất đi danh dự và sự chính trực - điều anh luôn tự hào bấy lâu nay và còn xem trọng hơn mạng sống của chính mình. (6) Và rồi anh sẽ phải sống trong tủi nhục và sự dằn vặt đến từ cha, từ những người anh em trong dòng tộc và từ chính bản thân. (7) Cùng với đó, dù cho Rô-đri-gơ không ra tay, thì những người khác trong gia tộc của anh cũng sẽ cầm gươm và giết chết cha của Si-men - một điều buộc phải diễn ra trong guồng xoay của bi kịch. (8) Do đó, hành động của Rô-đri-gơ là tất yếu, không thể nào thay đổi được. (9) Anh ta đáng trách vì đã giết cha của người mình yêu, nhưng cũng thật đáng thương bởi không phải chủ đích của anh ta mong muốn điều đó, mà tất cả là do vòng xoáy của cuộc đời. (10) Vì vậy mà Si-men tuy đau khổ vô cùng trước cái chết của cha cũng không thể oán than, trách móc Rô-đri-gơ khi anh đến tự thú trước mặt cô. (11) Suy cho cùng, cả Rô-đri-gơ, Si-men và cha của cô đều là những nạn nhân của bi kịch xã hội, dù có vẫy vùng như thế nào cũng chẳng thể thoát ra được. (12) Do đó, người ta vẫn thường nói rằng, nhân vật trong vở kịch vừa có tội nhưng cũng không có tội.
Đoạn văn với chủ đề Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội - Mẫu 5
Với ý kiến “Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội.” là hoàn toàn đúng. Rô-đri-gơ trong truyện thơ Lơ Xít đã phải đối mặt với Si -men, người con gái mình yêu, anh là người đã giết cha của cô. Đây là hành động đòi hỏi rất nhiều can đảm và bản lĩnh bởi anh ta biết rằng Si-men sẽ vô cùng đau khổ và căm phẫn. Chàng trai không trốn tránh hay lảng tránh trách nhiệm mà đối mặt trực tiếp với người mình đã gây ra tổn thương. Rô-đri-gơ đã chấp nhận mọi hình phạt mà Si-men dành cho mình. Chàng trai sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của mình, dù cho hình phạt đó có nặng nề đến đâu. Sự dũng cảm của Rô-đri-gơ là một hành động đáng trân trọng. Nó thể hiện rằng anh ta là một người đàn ông có trách nhiệm và dám đối mặt với sai lầm của mình, đồng thời lên án những suy nghĩ cổ hủ có thể khiến con người ta mắc phải sai lầm không thể cứu vãn.
Đoạn văn với chủ đề Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội - Mẫu 6
Câu chuyện Người con gái Nam Xương được dựa trên một câu chuyện dân gian, và được biến đổi bởi tác giả Nguyễn Dữ đã thêm nhiều chi tiết. Trong câu chuyện Vũ Nương hiện lên như một nhân vật bi kịch phải chịu nỗi oan khuất và cuối cùng là chọn cái chết. Với nhận định “Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội.” em hoàn toàn đồng ý. Vũ Nương là người phụ nữ thương chồng, yêu con. Nhưng điều mà Vũ Nương không đã sai chính là không không mạnh mẽ vứt bỏ mà ra đi. Với sự nghi oan này của Trương Sinh , Vũ Nương hoàn toàn có thể chọn một cách khác thay lấy tính mạng của mình ra đánh đổi. Và với câu chuyện này, liệu thực tế sẽ có những phép màu nào giúp cho phụ nữ giải oan như trong truyện? Điều này vừa là lỗi cũng vừa là niềm tiếc thương sâu sắc đối với cuộc đời bi đát của Vũ Nương. Nhìn rộng hơn là cả một thế hệ phụ nữ Việt Nam thời phong kiến bị coi thường và bị đối xử không công bằng.
Đoạn văn với chủ đề Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội - Mẫu 7
Với nhận định “Nhân vật bi kịch vừa có tội lại vừa không có tội.” Em hoàn toàn đồng ý và nhận thấy rằng Rô-mê-ô và Giu-li-ét có thể được coi là nhân vật bi kịch. Vở kịch này nói về tình yêu thắm thiết, khăng khít của đôi bạn trẻ Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Nhưng trớ trêu thay họ lại sinh ra từ hai dòng họ có mối hiềm khích với nhau từ rất lâu. Thế nên tình yêu của họ bị cả dòng họ hết sức cấm cảm, chia lìa. Để bảo vệ tình yêu đôi bạn trẻ đã đi đến hành động quyết liệt tự tử, không thể bên nhau lúc còn sống thì trọn đời bên nhau ngay cả lúc chết. Vốn dĩ tình yêu của họ không có lỗi, lỗi là ở sự thù ghét truyền kiếp giữa hai gia tộc đẩy chính con cháu mình, những người yêu thương nhau thật lòng phải tìm đến sự ra đi.