Sách bài tập GDCD 6 Bài 9 (Kết nối tri thức): Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.5 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 1 trang 33 sách bài tập GDCD 6: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)

A. tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

 B. tất cả những người có quốc tịch Việt Nam

C. tất cả những người Việt dù sinh sống ở quốc gia nào.

D tất cả những người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định. 

Lời giải:

=> Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất cả những người có quốc tịch Việt Nam

Bài 2 trang 33 sách bài tập GDCD 6: Em hãy cho biết ý kiến dưới đây là đúng hay sai?

(Đánh dấu X vào ô em chọn)

Lời giải:

Ý kiến

Đúng

Sai

A. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì là công dân Việt Nam.

X

 

B. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam là công dân Việt Nam.

 

X

C. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.

X

 

D. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam là công dân Việt Nam.

 

X

E. Trẻ em sinh trên lãnh thổ Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai là công dân Việt Nam.

X

 

Bài 3 trang 34 sách bài tập GDCD 6: Bố mẹ Hùng là người Nga đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Hùng sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Có người nói Hùng là người Việt gốc Nga, không phải là công dân Việt Nam.

Câu hỏi: Theo em Hùng có phải là công dân Việt Nam không? Giải thích?

Lời giải:

- Theo em, Hùng không là công dân Việt Nam vì cha mẹ Hùng có quốc tịch nước ngoài.

Bài 4 trang 34 sách bài tập GDCD 6: Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã bề em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuoi và đặt tên cho bé là Bình An.

Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao?

Lời giải:

- Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam. Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.

1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Bài 5 trang 34 sách bài tập GDCD 6: Mẹ Lâm là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. Lâm sinh ra ở Việt Nam. Lâm và mẹ thường trú ở Việt Nam. Một số bạn cho rằng Lâm là người không có quốc tịch như mẹ, nhưng Hoa lại khẳng định Lâm có quốc tịch Việt Nam.

Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Lời giải:

Em đồng ý với ý kiến của Hoa vì quốc tịch của Lâm được xác định theo nơi sinh. Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 17. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá