Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
A. 1 năm
B. 7 ngày
C. 29 ngày
D. 1 ngày
Lời giải:
Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Thời gian gần đúng của Tuần trăng là 29 ngày.
Chọn đáp án C
Cột A |
|
Cột B |
1. Mặt Trăng |
|
A. 29 ngày |
2. Mặt Trời |
|
B. ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng. |
3. Trên Trái Đất |
|
C. không phát sáng như Mặt Trời. |
4. Tuần trăng gần bằng |
|
D. có kích thước lớn hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều. |
Lời giải:
1 – C
Mặt Trăng không phát sáng như Mặt Trời.
2 – D
Mặt Trời có kích thước lớn hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều.
3 – B
Trên Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng.
4 – A
Tuần trăng gần bằng 29 ngày
Lời giải:
Lời giải:
Một nửa Mặt Trăng luôn được Mặt Trời chiếu sáng do Mặt Trăng có dạng hình cầu và phần được chiếu sáng đó phản chiếu xuống bề mặt Trái Đất. Nên ở những vị trí khác nhau (hay các ngày khác nhau) trên Trái Đất ta sẽ quan sát được các hình dạng Mặt Trăng khác nhau.
Thứ tự các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng:
Trăng tròn -> Trăng khuyết -> Trăng bán nguyệt -> Trăng lưỡi liềm.
Em hãy đề xuất cách xác định gần đúng khoảng thời gian từ khi Mặt Trăng mọc đến lúc nó ở vị trí nhìn thấy như hình vẽ.
Lời giải:
Vào ngày Trăng Tròn em sẽ thấy Mặt Trăng mọc vào lúc 6 giờ chiều và lặn lúc 6 giờ sáng hôm sau => thời gian nhìn thấy Trăng là 12 giờ và nó di chuyển được một góc 1800.
Trong hình vẽ, ta thấy Mặt Trăng nhô khỏi mặt đất ở hướng đông vào buổi tối một góc khoảng 450. Thời gian để Mặt Trăng nhô được một góc khoảng 450 là:
(giờ)
Vậy thời điểm quan sát của người trong hình vẽ kể từ lúc Mặt Trăng mọc là
6 giờ + 3 giờ = 9 giờ tối
Lời giải:
Do khối lượng nhỏ và lực hấp dẫn kém nên Mặt Trăng không thể duy trì được một bầu khí quyển, thậm chí cả khi bầu khí quyển đó rất loãng. Như vậy là trên Mặt Trăng không có không khí như ở Trái Đất nên các nhà du hành bắt buộc mang theo bình oxygen trong quá trình thám hiểm Mặt Trăng để thở.
Lời giải:
Gọi d là đường kính của tấm bìa, d = 2 cm
Gọi D (km) là đường kính của Mặt Trăng
Gọi a là khoảng cách từ mắt đến tấm bìa, a = 220 cm
Gọi b là khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất, b = 384 400 km
Theo đề bài ta có:
Vậy đường kính của Mặt Trăng khoảng 3 495 km.
Lý thuyết Bài 34: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
1. Mặt Trăng có hình dạng nhìn thấy như thế nào?
- Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời. Có những ngày, ta thấy Mặt Trăng tròn, nhưng cũng có ngày ta lại dường như không thấy Mặt Trăng.
- Từ ngày không trăng đến ngày trăng tròn là khoảng hai tuần. Sau hai tuần tiếp theo, lại đến ngày không trăng. Như vậy, từ ngày không trăng qua ngày trăng tròn, đến ngày không trăng tiếp theo hết khoảng một tháng.
2. Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng
- Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết khoảng một tháng.
- Như ở hình trên, phần Mặt Trăng đối diện với Mặt Trời luôn được chiếu sáng. Tuy nhiên, hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi theo ngày vì ở các ngày khác nhau, từ Trái Đất chúng ta nhìn nó với các góc khác nhau.
+ Khi Mặt Trăng ở cùng phía với Mặt Trời, mặt tối của nó quay về phía Trái Đất cho nên chúng ta không thấy Mặt Trăng. Đó là ngày không trăng (vị trí 1 như hình 34.4).
+ Khi Mặt trăng ở phía ngược lại với Mặt Trời, nửa được Mặt Trời chiếu sáng của nó quay về phía Trái Đất. Chúng ta thấy Mặt Trăng tròn (vị trí 3 như hình 34.4).