SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 33 (Cánh diều): Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

2.8 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Bài 33.1 trang 80 sách bài tập KHTN 6: Nói về hiện tượng mọc và lặn hàng ngày của Mặt Trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?

A. hướng tây lúc sáng sớm.

B. hướng đông lúc sáng sớm.

C. hướng bắc lúc sáng sớm.

D. hướng nam lúc sáng sớm.

Lời giải:

Nói về hiện tượng mọc và lặn hàng ngày của Mặt Trời, Mặt Trời mọc ở hướng đông. Vậy, hướng đông lúc sáng sớm.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Chọn đáp án B

Bài 33.2 trang 80 sách bài tập KHTN 6: Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất. Em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng về thời gian quay hết một vòng xung quanh trục của Trái Đất? Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh trục là

A. một tháng

B. một năm

C. một tuần

D. một ngày đêm

Lời giải:

Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh trục là 24 giờ tương ứng với một ngày đêm.

Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm tương ứng với 365 ngày.

Chọn đáp án D

Bài 33.3 trang 81 sách bài tập KHTN 6: Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là đúng (Đ), phát biểu nào là sai (S)?

STT

Nhận định

Đ

S

1

Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.

 

 

2

Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

 

 

3

Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

 

 

4

Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

 

 

 

Lời giải:

STT

Nhận định

Đ

S

1

Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.

 

S

2

Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

 

S

3

Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

Đ

 

4

Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

 

S

Giải thích

1. Trái Đất tự quay quanh trục của nó hết một ngày đêm và quay quanh Mặt Trời hết thời gian khoảng một năm.

2. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây hằng ngày.

4. Mặt Trời mọc lên ở phía đông vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía tây lúc chiều tối.

Bài 33.4 trang 81 sách bài tập KHTN 6: Hãy ghép mỗi thông tin cho trong cột A với mỗi thông tin cho trong cột B để được phát biểu đúng về hiện tượng mọc và lặn hằng ngày của Mặt Trời.

Cột A

 

Cột B

1. Từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do

 

A. ở phía đông vào lúc sáng sớm.

2. Mặt Trời mọc

 

B. ở phía tây vào lúc chiều tối.

3. Mặt Trời lặn

 

C. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông hằng ngày.

4. Trái Đất quay xung quanh trục của nó

 

D. một vòng hết gần một ngày đêm.

Lời giải:

1 – C

Từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông hằng ngày.

2 – A

Mặt Trời mọc ở phía đông vào lúc sáng sớm.

3 – B

Mặt Trời lặn ở phía tây vào lúc chiều tối.

4 – D

Trái Đất quay xung quanh trục của nó một vòng hết gần một ngày đêm.

Bài 33.5 trang 81 sách bài tập KHTN 6: Hình 33.1 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi chúng ta nhìn vào cực Bắc, chiều quay của Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy ghép các thông tin ở cột B tương ứng với các địa điểm trên Trái Đất được đưa ra ở cột A.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Cột A

 

Cột B

1. Ở vị trí A

 

A. người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lặn vào chiều tối.

2. Ở vị trí B

 

B. đang là ban đêm.

3. Ở vị trí C

 

C. người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lên cao nhất vào gần giữa trưa.

4. Ở vị trí D

 

D. người quan sát nhìn thấy Mặt Trời mọc vào lúc sáng sớm.

 

Lời giải:

1 – D

Ở vị trí A người quan sát nhìn thấy Mặt Trời mọc vào lúc sáng sớm. Vì ta thấy chiều quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ nên vị trí A sẽ dần dần nhận được ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn.

2 – C

Ở vị trí B người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lên cao nhất vào gần giữa trưa. Vì ở vị trí này nhận được toàn bộ ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc xuống bề mặt.

3 – A

Ở vị trí C người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lặn vào chiều tối. Vì ta thấy chiều quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ nên vị trí C sẽ dần dần không nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu nữa.

4 – B

Ở vị trí D đang là ban đêm. Vì ta thấy ở vị trí này không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới.

Bài 33.6 trang 82 sách bài tập KHTN 6: Vào một ngày tại một nơi Mặt Trời mọc lúc 6 giờ sáng và lặn lúc 6 giờ chiều. Em hãy cho biết thời điểm người quan sát thấy Mặt Trời ở vị trí như hình 33.2 là vào khoảng mấy giờ.

Bài 33. Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

Lời giải:

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Trong hình vẽ ta thấy, Mặt Trời nhô khỏi mặt đất ở hướng đông được một góc khoảng 450.

Mà Mặt Trời mọc ở hướng đông (6h sáng) lặn ở hướng tây (6h chiều) coi như là quay được một góc 1800 trong 12 giờ.

Vậy thời gian để Mặt Trời nhô lên được góc 450 là:

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Thời điểm quan sát thấy Mặt Trời ở vị trí như hình vẽ kể từ lúc Mặt Trời bắt đầu mọc là: 6 + 3 = 9 giờ sáng.

Bài 33.7 trang 82 sách bài tập KHTN 6: Tại một thời điểm bất kì, trên Trái Đất nửa hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, nửa kia là ban đêm. Trên hình 33.3 cho thấy châu Âu và châu Phi là ban ngày, Ấn Độ chuẩn bị tối và châu Úc đang là ban đêm. Em hãy cho biết thứ tự quan sát thấy Mặt Trời mọc ở bốn vùng nói trên?

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Lời giải:

Dựa vào Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây.

Từ đó, quan sát hình 33.3 ta thấy: Châu Úc sẽ là địa điểm thấy Mặt Trời mọc đầu tiên sau đó lần lượt là Ấn Độ, Châu Phi và Châu Âu.

Bài 33.8 trang 82 sách bài tập KHTN 6: Bạn Hiếu Minh làm thí nghiệm đo chiều dài bóng của một cái cọc in trên mặt đất vào sau một số thời điểm trong một ngày trời nắng và thu được kết quả cho trong bảng sau:

Thời điểm

10 giờ

11 giờ

12 giờ

13 giờ

14 giờ

Chiều dài bóng (cm)

90

45

25

50

85

Em hãy nhận xét về sự thay đổi chiều dài bóng in trên mặt đất của cái cọc trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Lời giải:

Qua kết quả thu được trong bảng ta thấy:

+ Chiều dài bóng in trên mặt đất của cái cọc giảm dần từ 10 giờ đến 12 giờ trưa.

+ Tăng dần từ 12 giờ trưa đến 14 giờ chiều.

Lý thuyết Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời

1. Trái Đất quay quanh trục

- Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Cánh diều

2. Sự mọc và lặn của Mặt Trời

Do Trái Đất quay quanh trục từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây mỗi ngày.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Cánh diều

Hiện tượng ngày và đêm

Đánh giá

0

0 đánh giá