Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 30: Các dạng năng lượng sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 30: Các dạng năng lượng
Bài 30.1 trang 74 sách bài tập KHTN 6: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có
A. năng lượng ánh sáng.
B. năng lượng điện.
C. năng lượng nhiệt.
D. động năng.
Lời giải:
Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có động năng. Vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn và ngược lại.
Chọn đáp án D
Bài 30.2 trang 74 sách bài tập KHTN 6: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?
A. Dây cao su đang bị giãn.
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước.
C. Ngọn lửa đang cháy.
D. Quả táo trên mặt bàn.
Lời giải:
A – vật có thế năng đàn hồi.
B – vật có động năng.
C – vật có nhiệt năng.
D – vật có thế năng hấp dẫn.
Chọn đáp án A
A. Quạt trần.
B. Lò vi sóng.
C. Bếp than.
D. Bếp điện từ.
Lời giải:
A – cần năng lượng điện khi hoạt động.
B – cần năng lượng điện khi hoạt động.
C – không cần năng lượng điện khi hoạt động mà cần nhiên liệu để hoạt động.
D – cần năng lượng điện khi hoạt động.
Chọn đáp án C
A. thế năng đàn hồi.
B. thế năng hấp dẫn.
C. động năng.
D. năng lượng điện.
Lời giải:
Một vật đang rơi từ trên cao xuống dưới, khi đó có một dạng năng lượng giảm dần, đó là thế năng hấp dẫn và dạng năng lượng tăng dần là động năng.
Chọn đáp án B
A. Quả táo trên cành.
B. Lò xo đang bị nén.
C. Quả bóng đang bay.
D. Pin còn tốt.
Lời giải:
A – vật có thế năng hấp dẫn
B – vật có thế năng đàn hồi
C – vật có động năng và thế năng hấp dẫn
D – vật có thể cung cấp năng lượng điện
Chọn đáp án D
Bài 30.6 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Số đếm của công tơ điện ở mỗi gia đình cho biết
A. năng lượng điện gia đình sử dụng.
B. số quạt điện gia đình sử dụng.
C. thời gian sử dụng điện của gia đình.
D. số bóng đèn điện gia đình sử dụng.
Lời giải:
Số đếm của công tơ điện ở mỗi gia đình cho biết năng lượng điện gia đình sử dụng.
Chọn đáp án A
A. Động năng thuộc nhóm năng lượng lưu trữ.
B. Thế năng đàn hồi thuộc nhóm năng lượng gắn với chuyển động.
C. Năng lượng hóa học thuộc nhóm năng lượng gắn với chuyển động.
D. Năng lượng hạt nhân nhóm năng lượng lưu trữ.
Lời giải:
A – sai, động năng thuộc nhóm năng lượng gắn với chuyển động.
B – sai, thế năng đàn hồi thuộc nhóm năng lượng lưu trữ.
C – sai, năng lượng hóa học thuộc nhóm năng lượng lưu trữ.
D – đúng.
Chọn đáp án D
Hãy sắp xếp các dạng năng lượng trên theo hai nhóm: nhóm năng lượng gắn với chuyển động; nhóm năng lượng lưu trữ.
Lời giải:
- Nhóm năng lượng gắn với chuyển động: năng lượng điện, năng lượng nhiệt, năng lượng âm thanh, năng lượng ánh sáng.
- Nhóm năng lượng lưu trữ: thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân.
Lời giải:
Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có động năng. Vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn và ngược lại.
=> Ôtô A chuyển động nhanh hơn ôtô B nên động năng của ôtô A lớn hơn động năng của ôtô B.
Lời giải:
Vật ở càng cao so với mặt đất (mốc chọn thế năng) thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.
Quả bóng C ở độ cao lớn hơn quả bóng D nên quả bóng C có thế năng hấp dẫn lớn hơn quả bóng D.
Lời giải:
Những vật có tính chất đàn hồi (lò xo, dây cao su, cánh cung,…) khi bị biến dạng sẽ có thế năng đàn hồi.
Những vật đó biến dạng càng nhiều (trong giới hạn đàn hồi của nó) thì có thế năng đàn hồi càng lớn.
Vì hai lò xo giống hệt nhau, lò xo F giãn nhiều hơn lò xo E nên lò xo F bị biến dạng nhiều hơn lò xo E. Vì vậy lò xo F có thế năng đàn hồi lớn hơn lò xo E.
a) Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí.
b) So sánh động năng của viên bi ở vị trí 1 với động năng của viên bi ở vị trí 3. Giải thích câu trả lời của em.
Lời giải:
a) Vật ở càng cao so với mặt đất (mốc chọn thế năng) thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.
=> Thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí:
b) Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có động năng. Vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn và ngược lại.
+ Viên bi ở vị trí 1 là lúc nó bắt đầu chuyển động, vận tốc đầu bằng 0 nên động năng bằng 0.
+ Viên bị ở vị trí 3 đang chuyển động (vận tốc khác 0) nên động năng lớn hơn 0.
=> Động năng của viên bi ở vị trí 3 lớn hơn động năng của viên bi ở vị trí 1.
Lời giải:
Một số thiết bị trong gia đình cần được cung cấp năng lượng điện để hoạt động.
- Nồi cơm điện cần được cung cấp năng lượng điện để nấu chín cơm.
- Bóng đèn điện cần được cung cấp năng lượng điện để thắp sáng.
- Bình nóng lạnh cần được cung cấp năng lượng điện để làm nước nóng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.
Lời giải:
Tùy thuộc vào mỗi gia đình sử dụng các loại bếp khác nhau để nấu ăn. Ví dụ:
- Bếp ga sử dụng nhiên liệu khí gas để cung cấp năng lượng nhiệt trong quá trình nấu chín thức ăn.
- Bếp từ sử dụng năng lượng điện để cung cấp năng lượng nhiệt trong quá trình nấu chín thức ăn.
Bài 30.15 trang 76 sách bài tập KHTN 6: Bàn là cung cấp dạng năng lượng nào để làm phẳng quần, áo?
Lời giải:
Bàn là cung cấp năng lượng nhiệt để làm phẳng quần, áo.
Lời giải:
Cái điều khiển từ xa thường sử dụng năng lượng điện được cung cấp từ các cục pin để hoạt động.
Lời giải:
Trong lớp học của em, sử dụng bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn LED để cung cấp năng lượng ánh sáng.
Bóng đèn sợi đốt
Bóng đèn huỳnh quang
Bóng đèn LED
Lời giải:
Tra cứu bảng thông tin, ta thấy một học sinh lớp 6 cần tiêu thụ 2200 Kcal năng lượng một ngày.
Ví dụ: 1 – c.
Cột A |
1. Một lò xo đang biến dạng |
2. Tiếng còi xe ôtô |
3. Xăng, dầu mỏ |
4. Ngọn nến đang cháy |
5. Máy bay đang chuyển động |
Cột B |
a. có động năng. |
b. có năng lượng âm thanh. |
c. có thế năng đàn hồi. |
d. có năng lượng hóa học. |
e. cung cấp năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng. |
Lời giải:
1 – c
Một lò xo đang biến dạng có thế năng đàn hồi.
2 – b
Tiếng còi xe ôtô có năng lượng âm thanh.
3 – d
Xăng, dầu mỏ có năng lượng hóa học.
4 – e
Ngọn nến đang cháy cung cấp năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng.
5 – a
Máy bay đang chuyển động có động năng.
Lời giải:
Vào những ngày có gió lớn, nếu không để ý, gió lớn có thể tác dụng lực mạnh làm cho cửa đập mạnh vào tường gây ra nứt vỡ tường, hỏng cửa sổ. Biện pháp hạn chế tác hại trên:
- Chẹn cửa để hạn chế va đập của cửa vào tường khi vẫn muốn mở cửa khi có gió lớn.
- Đóng cửa khi có gió lớn.
- Lắp thêm bộ phận hãm va đập ở cửa.
- Đẩy xe lăn vào đầu B của lò xo, làm cho lò xo nén 1 cm rồi buông tay, xe sẽ chuyển động trên mặt sàn, xe đi được quãng đường S1 thì dừng lại.
- Đẩy xe lăn vào đầu B của lò xo, làm cho lò xo nén 2 cm rồi buông tay, xe sẽ chuyển động trên mặt sàn, xe đi được quãng đường S2 thì dừng lại.
Hãy so sánh hai quãng đường S1 và S2. Giải thích câu trả lời của em.
Lời giải:
Khi vật bị biến dạng sẽ có thế năng đàn hồi, vật bị biến dạng càng nhiều thì có thế năng đàn hồi càng lớn.
Ta thấy lò xo bị nén 2 cm bị biến dạng nhiều hơn lò xo bị nén 1 cm. Lò xo bị biến dạng nhiều hơn sẽ có thế năng đàn hồi lớn hơn và có khả năng tác dụng lực lớn hơn để xe đi được xa hơn.
=> Quãng đường S2 lớn hơn quãng đường S1.
Lý thuyết Bài 30: Các dạng năng lượng
1. Một số dạng năng lượng
- Động năng: Một vật chuyển động sẽ có động năng. Vật chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn và ngược lại.
- Năng lượng điện: Các nhà máy điện, pin,… cung cấp năng lượng điện. Năng lượng điện được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống.
- Năng lượng nhiệt: Các vật nóng như Mặt Trời, ngọn lửa, … đều có năng lượng nhiệt. Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn.
- Năng lượng ánh sáng: Ánh sáng từ Mặt Trời, từ bóng đèn, từ ngọn lửa, … mang năng lượng ánh sáng. Nhờ năng lượng này mà con người cảm nhận được ánh sáng.
- Năng lượng âm thanh: Tiếng trống, tiếng đàn, tiếng hát, … mang năng lượng. Năng lượng này giúp con người nghe được âm thanh.
- Thế năng hấp dẫn: Người ở trên cầu trượt, cuốn sách ở trên giá sách, quả táo ở trên cành,… có năng lượng hấp dẫn được gọi là thế năng hấp dẫn. Vật ở càng cao so với mặt đất thì có thế năng hấp dẫn càng lớn.
- Thế năng đàn hồi: Những vật như lò xo, dây cao su, đệm hơi, cánh cung,… khi bị biến dạng sẽ có thế năng đàn hồi. Những vật đó biến dạng càng nhiều thì có thế năng đàn hồi càng lớn.
- Năng lượng hóa học: Năng lượng lưu trữ trong lương thực – thực phẩm, trong pin, trong nhiên liệu, … được gọi là năng lượng hóa học. Năng lượng trong lương thực – thực phẩm giúp con người sinh sống, phát triển; năng lượng trong nhiên liệu giúp máy móc hoạt động.
- Năng lượng hạt nhân: Tàu ngầm nguyên tử, Mặt Trời và các ngôi sao,… hoạt động nhờ năng lượng hạt nhân. Đó là năng lượng lưu trữ trong tâm của nguyên tử.
2. Năng lượng và khả năng tác dụng lực
- Một vật có năng lượng thì có khả năng tác dụng lực lên vật khác. Không có năng lượng thì không thể làm bất cứ công việc gì. Để tác dụng dù một lực nhỏ nhất cũng cần phải có năng lượng.
- Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực
Ví dụ 1: Vật M rơi làm lò xo bị nén.
Ví dụ 2: Gió mạnh có thể gây tác hại đến sản xuất và đời sống.