Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 110, 111 Chính tả | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 tập 1

3.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chính tả trang 110, 111 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 110, 101 Chính tả - Tuần 16

Câu 1 trang 110 VBT Tiếng Việt lớp 5: Hãy viết những từ ngữ chứa các tiếng dưới đây

a) rẻ / dẻ/ giẻ ; rây/ dây/ giây

rẻ: .....................                         rây: .....................                              
dẻ: ..................... dây: .....................
giẻ: ..................... giây: .....................

M : rây bột / nhảy dây / giây phút

b) vàng / dàng; vào / dào; vỗ / dỗ

vàng: ............            vào: ............                 vỗ: ............                        
dàng: ............ dào: ............ dỗ: ............

M : sóng vỗ / dỗ dành

c) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêm hay im

chiêm: ............                       liêm: ............                              
chim: ............ lim: ............

M : thanh liêm / gỗ lim

d) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêp hay ip

diếp: ............                           kiếp: ............                          
díp: ............ kíp: ............

M : rau diếp / buồn ngủ díp mắt

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a) rẻ / dẻ/ giẻ ; rây/ dây/ giây

rẻ: giá rẻ, đắt rẻ, rẻ quạt, rẻ súng,... rây: rây bột, rây cháo,...
dẻ: hạt dẻ, mảnh dẻ, da dẻ,...  dây: dây thun, nhảy dây, dây điện, dây phơi,...
giẻ: giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân,... giây: phút giây, giây bẩn, giây mực,...

b) vàng / dàng; vào / dào; vỗ / dỗ

vàng: vàng hoe, vàng lựng, vàng chanh,... vào: ra vào, vào nhà,... vỗ: vỗ về, sóng vỗ, vỗ vai,...
dàng: dịu dàng, dễ dàng,... dào: dồi dào, dào dạt,... dỗ: dỗ dành, dỗ ngon dỗ ngọt, thí dỗ,...

c) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêm hay im

chiêm: lúa chiêm, chiêm tinh, chiếm hữu,... liêm: lưỡi liềm, liêm khiết, liếm láp
chim: chim chích bông, chim chóc, .... lim: lim dim, ngọt lịm, chết lịm

d) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêp hay ip

diếp: rau diếp, diếp cá,...                  kiếp: kiếp người, số kiếp, kiếp nạn,...             
díp: díp mắt, díp mí, ... kíp: cần kíp, kíp nổ,...

 

Câu 2 trang 111 VBT Tiếng Việt lớp 5: Điền những tiếng thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây. Biết rằng :

(1): chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi.

(2): chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d

Thầy quên mặt nhà con (1) ............ hay sao ?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo :

- Cậu hãy (2) ........ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) ........ lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá !

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, (1) ........ lại tự họa chính mình ngồi cạnh. (2) ........ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

- Anh (2) ........ hình chị nào treo đó ?

Anh ta trở lời:

- Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1) ........ hay sao ?

Ông bố vợ nói tiếp :

-  Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà trông tướng mạo kì (2) ........ vậy ?

Phương pháp giải:

Em bám vào gợi ý sau để tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ trống.

(1): chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi.

(2): chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d

Trả lời:

Thầy quên mặt nhà con (1) rồi hay sao ?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo :

- Cậu hãy (2) vẽ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) rồi lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá !

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, (1) rồi lại tự họa chính mình ngồi cạnh. (2) vẽ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

- Anh (2) vẽ hình chị nào treo đó ?

Anh ta trở lời:

- Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1) rồi hay sao ?

Ông bố vợ nói tiếp :

-  Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà trông tướng mạo kì (2) dị vậy ?



Đánh giá

0

0 đánh giá