SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 26 (Cánh diều): Lực và tác dụng của lực

3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực

Bài 26.1 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Khi một quả bóng đập xuống sân bóng thì sân tác dụng lực lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Chỉ làm thay đổi chuyển động của quả bóng.

B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

C. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm thay đổi chuyển động của nó.

D. Không làm biến dạng và cũng không làm thay đổi chuyển động của quả bóng.

Lời giải:

Khi một quả bóng đập xuống sân bóng thì sân tác dụng lực lên quả bóng sẽ làm cho quả bóng bị móp lại và nảy lên.

Như vậy, sân tác dụng lực lên quả bóng vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm thay đổi chuyển động của nó.

Chọn đáp án C

Bài 26.2 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Hãy chọn cụm từ trong khung điền vào chỗ ..... cho phù hợp với những phát biểu sau đây.

lực đẩy

lực kéo

lực nâng

lực hút

lực ấn

a) Để nâng một vật nặng từ mặt đất, cần cẩu phải tác dụng vào vật một …(1)…

b) Người công nhân ở hình 26.1a (SGK) đã tác dụng …(2)… lên động cơ điện.

c) Người công nhân ở hình 26.1b (SGK) đã tác dụng …(3)… lên xe.

d) Khi ấn tay lên quả bóng bay, ta đã tác dụng …(4)… lên vỏ quả bóng.

e) Khi cầu thủ sút bóng ở hình 26.2 (SGK), chân cầu thủ đã tác dụng vào quả bóng một …(5)…

Lời giải:

a) (1) lực nâng

b) (2) lực kéo

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

c) (3) lực đẩy

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

d) (4) lực ấn

e) (5) lực đẩy

Bài 26.3 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Em hãy lấy hai ví dụ trong đó lực tác dụng gây ra sự thay đổi hình dạng của một vật.

Lời giải:

Hai ví dụ trong đó lực tác dụng gây ra sự thay đổi hình dạng của một vật:

- Gió tác dụng lực lên cánh buồm của thuyền.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

- Một người dùng tay bóp con thú nhựa

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Bài 26.4 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Em hãy lấy hai ví dụ trong thực tế, khi đẩy hoặc kéo làm một vật đang đứng yên thì chuyển động.

Lời giải:

Hai ví dụ trong thực tế, khi đẩy hoặc kéo làm một vật đang đứng yên thì chuyển động.

- Người thợ đẩy thùng hàng đến kho chứa.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

- Con bò kéo chiếc xe đi trên đường.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Bài 26.5 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Em hãy lấy ví dụ về tình huống lực làm thay đổi hướng chuyển động.

Lời giải:

Ví dụ về tình huống lực làm thay đổi hướng chuyển động

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Quả bóng tennis bay tới, cầu thủ dùng vợt đánh vào quả bóng, lực của vợt làm cho quả bóng bay ngược trở lại sang bên đối thủ.

Bài 26.6 trang 71 sách bài tập KHTN 6: Đánh dấu X vào ô trống cho phù hợp.

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Đơn vị đo lực là niutơn

 

 

2

Lực hướng theo phương ngang được vẽ bằng hình mũi tên hướng thẳng đứng lên trên.

 

 

3

Lực kéo một cuốn sách làm nó bắt đầu chuyển động trên bàn nhỏ hơn lực kéo làm cái bàn bắt đầu chuyển động trên sàn nhà.

 

 

4

Lực được biểu diễn bằng hình mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng lực.

 

 

 

Lời giải:

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Đơn vị đo lực là niutơn.

X

 

2

Lực hướng theo phương ngang được vẽ bằng hình mũi tên hướng thẳng đứng lên trên.

 

X

3

Lực kéo một cuốn sách làm nó bắt đầu chuyển động trên bàn nhỏ hơn lực kéo làm cái bàn bắt đầu chuyển động trên sàn nhà.

X

 

4

Lực được biểu diễn bằng hình mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng lực.

X

 

Giải thích:

2. Sai vì lực theo phương ngnag phải được vẽ bằng hình mũi tên theo phương nằm ngang, chiều có thể sang trái hoặc sang phải.

3. Đúng vì trọng lượng của cuốn sách nhỏ hơn trọng lượng của cái bàn nên áp lực của cuốn sách tác dụng lên mặt bị ép (mặt bàn) nhỏ hơn áp lực của cái bàn tác dụng lên mặt bị ép (sàn nhà).

Lý thuyết Bài 26: Lực và tác dụng của lực

1. Tìm hiểu về lực

- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực

- Phương đẩy, kéo là phương của lực.

- Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.

- Ví dụ:

+ Lực làm vật đang đứng yên thì chuyển động

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Cánh diều

Lực do chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng làm quả bóng đang đứng yên chuyển động.

+ Lực làm vật đang chuyển động thì đứng yên

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Cánh diều

Lực do lưới tác dụng làm quả bóng đang chuyển động dừng lại.

+ Lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Cánh diều

Lực do vợt tác dụng làm thay đổi hướng chuyển động của quả bóng

+ Lực làm vật biến dạng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Cánh diều

Lực ấn của tay làm đệm biến dạng

2. Đo lực

- Độ mạnh, yếu của lực được gọi là độ lớn của lực.

- Đơn vị đo lực là niu tơn, kí hiệu là N.

- Lực được đo bằng lực kế.

- Cách đo lực bằng lực kế lò xo:

+ Bước 1: Ước lượng lực mạnh hay yếu để chọn lực kế phù hợp.

+ Bước 2: Điều chỉnh cho cái chỉ vạch của lực kế chỉ đúng vạch số 0.

+ Bước 3: Cho lực cần đo tác dụng vào lò xo lực kế. Treo hoặc giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

+ Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với cái chỉ vạch.

3. Biểu diễn lực

- Người ta biểu diễn lực bằng một mũi tên có đặc điểm:

+ Gốc của mũi tên đặt vào vật chịu tác dụng lực.

+ Hướng của mũi tên theo hướng kéo hoặc đẩy.

+ Độ lớn của lực biểu diễn qua độ dài mũi tên hoặc ghi bằng số bên cạnh mũi tên.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực | Cánh diều

Đánh giá

0

0 đánh giá