SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 14 (Cánh diều): Phân loại thế giới sống

3.7 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống

Bài 14.1 trang 37 sách bài tập KHTN 6: Trong hệ thống phân loại 5 giới sinh vật, vi khuẩn thuộc giới nào?

A. Giới Khởi sinh

B. Giới Nấm

C. Giới Nguyên sinh

D. Giới Động vật

Lời giải:

Đáp án:

Vi sinh vật là các cơ thể đơn bào, nhân sơ thuộc Giới Khởi sinh.

Bài 14.2 trang 37 sách bài tập KHTN 6: Thế giới sống được phân thành các nhóm theo trình tự nào?

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 14.3 trang 37 sách bài tập KHTN 6: Cho các đại diện dưới đây:

(1) Nấm sò

(2) Vi khuẩn

(3) Tảo lục đơn bào

(4) Rong

Trong các đại diện trên, có bao nhiêu đại diện thuộc giới Nguyên sinh?

A. 1                      B. 2                      C. 3                      D. 4

Lời giải:

Đáp án: B

Tảo lục đơn bào và rong là đại diện thuộc giới Nguyên sinh. 

Bài 14.5 trang 37 sách bài tập KHTN 6: Trong các loài dưới đây, loài nào không thuộc giới Thực vật?

A. Tảo đa bào

B. Dương xỉ

C. Rêu

D. Thông

Lời giải:

Đáp án: A

Bài 14.6 trang 37 sách bài tập KHTN 6: Loại rừng nào dưới đây có hệ thực vật phong phú nhất?

A. Rừng lá kim phương Bắc

B. Rừng lá rộng ôn đới

C. Rừng mưa nhiệt đới

D. Rừng ngập mặn ven biển

Lời giải:

Đáp án: C

Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu và môi trường thuận lợi cho các loài sinh vật sinh trưởng và phát triển nên có hệ thực vật phong phú nhất.

Bài 14.7 trang 38 sách bài tập KHTN 6: Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc?

A. Sen, đậu ván, cà rốt

B. Rau muối, cà chua, dưa chuột

C. Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà

D. Mâm xôi, cà phê, đào

Lời giải:

Đáp án: C

Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà là những loài có khả năng chịu hạn tốt nên có thể thích nghi với đời sông khô nóng ở khách sạn.

Bài 14.8 trang 38 sách bài tập KHTN 6: Đơn vị phân loại nhỏ nhất của thế giới sống là gì?

A. Ngành

B. Lớp

C. Loài

D. Giới

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 14.9 trang 38 sách bài tập KHTN 6: Sắp xếp các sinh vật: cá voi, dương xỉ, cây tùng, cây hoa hồng, nấm hương, trùng roi xanh, nấm linh chi, vi khuẩn lam, tảo lục, tảo silic vào các giới tương ứng trong bảng sau:

STT

Tên giới

Tên sinh vật

1

Giới Khởi sinh

 

2

Giới Nguyên sinh

 

3

Giới Nấm

 

4

Giới Thực vật

 

5

Giới động vật

 

 

Lời giải:

STT

Tên giới

Tên sinh vật

1

Giới Khởi sinh

Vi khuẩn lam

2

Giới Nguyên sinh

Tảo lục, tảo silic, trùng roi xanh

3

Giới Nấm

Nấm hương, nấm linh chi

4

Giới Thực vật

Dương xỉ, cây tùng, cây hoa hồng

5

Giới động vật

Cá voi

Bài 14.10 trang 38 sách bài tập KHTN 6: Chú thích tên 5 giới sinh vật vào hình 14.1.

Bài 14: Phân loại thế giới sống

Lời giải:

(1) Giới Thực vật

(2) Giới Nấm

(3) Giới Động vật

(4) Giới Nguyên sinh

(5) Giới Khởi sinh

Bài 14.11 trang 39 sách bài tập KHTN 6: Viết tên cấp bậc phân loại của cây ngô vào chỗ … trong hình 14.2 dựa vào gợi ý sau: Cói, Một lá mầm, Thực vật, Thực vật hạt kín, Hòa thảo, Cỏ ngô, cây ngô.

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống | Giải SBT KHTN 6 Cánh diều

Lời giải:

- Loài: Cây ngô

- Chi: Cỏ ngô

- Họ: Hòa thảo

- Bộ: Hòa thảo

- Lớp: Một lá mầm

- Ngành: Thực vật hạt kín

- Giới: Thực vật

Bài 14.12 trang 39 sách bài tập KHTN 6: Viết tên một số sinh vật sống trong mỗi môi trường được ghi trong bảng dưới đây và nhận xét mức độ đa dạng số lượng loài ở mỗi môi trường đó.

Môi trường sống

Tên sinh vật

Mức độ đa dạng số lượng loài

Đồng cỏ

 

 

Đại dương

 

 

Bắc Cực

 

 

 

Lời giải:

Môi trường sống

Tên sinh vật

Mức độ đa dạng số lượng loài

Đồng cỏ

Ngựa vằn, linh dương

Khá đa dạng về số lượng loài

Đại dương

Cá mập, cá mòi, cá thu

Rất đa dạng về số lượng loài

Bắc Cực

Gấu trắng, chim cánh cụt

Độ đa dạng về số lượng loại thấp

Bài 14.13 trang 39 sách bài tập KHTN 6: Viết tên chi và tên loài của các động vật trong bảng dưới đây:

STT

Tên thường gọi/Tên khoa học

Tên chi

Tên loài

1

Lạc đà một bướu/ Camelus dromedarius

 

 

2

Hươu cao cổ/ Giraffa camelopardalis

 

 

3

Hổ/ Panthera tigris

 

 

4

Sư tử/ Panthera leo

 

 

5

Cáo/ Canlis lupus

 

 

6

Ngựa/ Equus caballus

 

 

 

Lời giải:

STT

Tên thường gọi/Tên khoa học

Tên chi

Tên loài

1

Lạc đà một bướu/ Camelus dromedarius

Camelus

dromedarius

2

Hươu cao cổ/ Giraffa camelopardalis

Giraffa

camelopardalis

3

Hổ/ Panthera tigris

Panthera

tigris

4

Sư tử/ Panthera leo

Panthera

leo

5

Cáo/ Canlis lupus

Canlis

lupus

6

Ngựa/ Equus caballus

Equus

caballus

 

Lý thuyết Bài 14: Phân loại thế giới sống

I. Vì sao cần phân loại thế giới sống?

- Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi.

II. Thế giới sống được phân loại thành các giới

- Thế giới sông được chia thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, THực vật, Động vật.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống | Cánh diều

III. Sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống | Cánh diều

- Theo ước tính có khoảng trên 10 triệu loài sinh vật trên Trái Đất.

- Môi trường sống của sinh vật rất đa dạng như: môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường đất hoặc môi trường sinh vật.

- Môi trường sống của sinh vật có thể là nơi có khí hậu khô, nóng hoặc nơi có khí hậu lạnh,…

IV. Sinh vật được gọi tên như thế nào?

- Mỗi sinh vật có hai cách gọi tên là tên địa phương và tên khoa học

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 14: Phân loại thế giới sống | Cánh diều

Đánh giá

0

0 đánh giá