Giải SGK Tin học 12 Bài A1 (Chân trời sáng tạo): Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo

170

Lời giải bài tập Tin học lớp 12 Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 12 Bài A1 từ đó học tốt môn Tin học lớp 12.

Giải bài tập Tin học 12 Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo

Khởi động trang 6 Tin học 12: Ngày nay, trên điện thoại thông minh người ta thường cài đặt một số ứng dụng trợ lí ảo như Siri của Apple, Google Assistant của Google,…hãy nêu các chức năng của ứng dụng trợ lí ảo mà em biết.

Lời giải:

Chức năng của ứng dụng trợ lí ảo: nhận yêu cầu bằng văn bản hoặc giọng nói từ người dùng, tự học để thực hiện yêu cầu chính xác các yêu cầu giống con người. Các trợ lí ảo có thể trả lời câu hỏi, giao tiếp thông minh và khả năng trò chuyện như con người.

1. Khái niệm trí tuệ nhân tạo

Hoạt động trang 7 Tin học 12: Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

a) AI có phải do con người tạo ra không?

b) Công nghệ nào giúp máy tính có thể mô phỏng hành vi thông minh của con người.

Lời giải:

a) AI là các hệ thống do con người xây dựng nhằm giúp các máy tính có thể thực hiện các hành vi thông minh như con người.

b) Công nghệ sau giúp máy tính có thể mô phỏng hành vi thông minh của con người: khả năng học, khả năng suy luận, khả năng nhận thức, khả năng hiểu ngôn ngữ, khả năng giải quyết vấn đề.

2. Một số ứng dụng phổ biến của trí tuệ nhân tạo

Hoạt động trang 9 Tin học 12: Liệt kê một số ứng dụng có sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt.

Lời giải:

Liệt kê một số ứng dụng có sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt: nhận diện khuôn mặt để xác thực người dùng, sử dụng khuôn mặt để mở khoá điện thoại thông minh, xác thực khuôn mặt trong các ứng dụng ngân hàng thông minh, điểm danh trong các ứng dụng học trực tuyến.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 9 Tin học 12: AI có thể được chia thành bao nhiêu loại? Em hãy cho biết đặc trưng của mỗi loại.

Lời giải:

AI có thể được chia thành 2 loại chính dựa theo khả năng mô phỏng trí tuệ của con người. Đó là:

1. AI hẹp hay AI yếu (Artificial Narrow Intelligence - ANI): được xây dựng để thực hiện một hoặc một số lượng giới hạn các nhiệm vụ. Các hệ thống AI tính đến năm 2023 đều thuộc loại ANI, ANI chỉ có thể giải quyết nhiệm vụ theo những gì đã được học mà không có khả năng tổng hợp tri thức hoặc áp dụng vào các lĩnh vực khác. Ví dụ, một hệ thống ANI được xây dựng để nhận dạng khuôn mặt có trong một bức ảnh. Hệ thống này có thể hoạt động tốt để nhận dạng khuôn mặt, nhưng không thể phân loại các đối tượng khác trong ảnh.

2. AI tổng quát hay AI rộng (Artificial General Intelligence - AGI): được nhà vật lí học người Mỹ Mark Gubrud đề cập vào năm 1997 và thuật ngữ này được giới thiệu nhiều hơn từ năm 2002 bởi Shane Legg - nhà nghiên cứu về AI. AGI là AI có khả năng tự học từ dữ liệu mới, tự chuyển đổi giữa các nhiệm vụ khác nhau và áp dụng tri thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. AGI có khả năng thích nghi và giải quyết các vấn đề phức tạp tương tự như con người. Một số hệ thống AI phổ biến như GPT-4 thể hiện mức độ thông minh tổng quát, thực hiện được các nhiệm vụ trong lĩnh vực toán học, sinh học, lịch sử, nghệ thuật. GPT-4 còn có khả năng hiểu ngôn ngữ và tạo ra văn bản giống con người, trả lời các câu hỏi phức tạp, học và xử lí các loại dữ liệu hình ảnh, giọng nói, video, văn bản.

Luyện tập 2 trang 9 Tin học 12: Nêu một ứng dụng phổ biến có sử dụng công nghệ giọng nói.

Lời giải:

Nêu một ứng dụng phổ biến có sử dụng công nghệ giọng nói: Các mô hình nhận dạng giọng nói, xử lí ngôn ngữ tự nhiên trong AI giúp cho máy tính chuyển từ giọng nói sang văn bản (Hình 2). Công nghệ nhận dạng giọng nói giúp khoảng cách giao tiếp giữa con người và máy tính được rút ngắn. Việc sử dụng, ra lệnh, truy vấn thông tin trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhiều ứng dụng dạy ngôn ngữ sử dụng AI và nhận dạng giọng nói để đánh giá khả năng ngôn ngữ của người học.

Nêu một ứng dụng phổ biến có sử dụng công nghệ giọng nói

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 9 Tin học 12: Liệt kê một số ứng dụngg trong thực tế có sử dụng công nghệ giọng nói.

Lời giải:

Một số ứng dụngg trong thực tế có sử dụng công nghệ giọng nói: tìm kiếm bằng giọng nói, chuyển từ văn bản sang giọng nói, đánh giá khả năng ngôn ngữ của người học, AI có thể trả lời câu hỏi, giao tiếp thông minh và khả năng trò chuyện như con người.

Vận dụng 2 trang 9 Tin học 12: Nêu một số ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục có sử dụng AI.

Lời giải:

Một số ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục có sử dụng AI:

- Hướng dẫn thông minh:

AI được sử dụng để cung cấp hướng dẫn cá nhân hóa cho học viên. Nó có khả năng theo dõi tiến trình học tập của từng học viên. Đồng thời nó cũng cung cấp phản hồi, bài tập và tài liệu phù hợp với năng lực và nhu cầu của họ.

- Nền tảng kỹ thuật số dùng AI:

Các nền tảng giáo dục kỹ thuật số sử dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ quá trình học tập. AI có thể giúp kiểm tra và xác định những khoảng trống trong kiến thức của học viên. Từ đó AI đề xuất nội dung bổ sung hoặc bài tập tùy chỉnh để giúp họ nắm vững hơn.

- Tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn:

AI cung cấp tiện ích trong việc tiếp cận kiến thức bằng cách cung cấp các ứng dụng dịch thuật, tư vấn hỗ trợ thông minh. Từ đó AI giúp người học giải quyết khó khăn trong học tập và cung cấp khả năng sửa lỗi ngữ pháp tự động.

Xem thêm cái bài giải bài tập Tin học 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo

Bài A2: Trí tuệ nhân tạo và cuộc sống

Bài B1: Thiết bị và giao thức mạng

Bài B2: Các chức năng mạng của hệ điều hành

Bài B3: Thực hành kết nối và sử dụng mạng trên thiết bị thông minh

Bài B4: Vai trò của các thiết bị mạng

Đánh giá

0

0 đánh giá