Sách bài tập Lịch sử 6 Bài 3 (Kết nối tri thức): Thời gian trong lịch sử

4.1 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử lớp 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử

A. Trắc nghiệm

  • Câu 1 trang 10 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy xác định phương án đúng.

    Câu 1.1. Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào?

    A. Sự lên, xuống của thuỷ triều.

    B. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,...

    C. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.

    D. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.

    Lời giải:

    Đáp án: C

    Giải thích: Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất (âm lịch) và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời (dương lịch).

    Câu 1.2. Dương lịch là loại lịch dựa theo

    A. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

    B. sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.

    C. sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất quanh Mặt Trời.

    D. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh trục của nó.

    Lời giải:

    Đáp án: B

    Giải thích: Dương lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời (SGK – trang 15).

    Câu 1.3. Theo em, âm lịch là loại lịch dựa theo

    A. chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

    B. chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

    C. chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

    D. chu kì chuyển động của Mặt Trời quanh Trái Đất.

    Lời giải:

    Đáp án: B

    Giải thích: Âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất (SGK – trang 15).

    Câu 1.4. Trên các tờ lịch của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì

    A. cả âm lịch và dương lịch đều chính xác như nhau.

    B. ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song với nhau.

    C. âm lịch là theo phương Đông còn dương lịch là theo phương Tây.

    D. nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.

    Lời giải:

    Đáp án: B

    Giải thích: Trên các tờ lịch của Việt Nam đều có ghi cả âm lịch và dương lịch vì ở nước ta vẫn dùng hai loại lịch âm và lịch dương song song với nhau.

    + Nhịp sống hiện đại đòi hỏi người Việt phải hội nhập, hòa nhịp theo sự phát triển của thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều sử dụng dương lịch => trên tờ lịch của Việt Nam cần phải ghi ngày dương lịch.

    + Mặt khác, từ xa xưa cho tới hiện nay, người Việt vẫn sử dụng ngày âm lịch trong đời sống sản xuất (sản xuất nông nghiệp theo thời vụ) và đời sống sinh hoạt thường nhật (ví dụ: các ngày lễ tết, ngày cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi…) => do đó, cần ghi thêm ngày âm lịch (tương ứng với ngày dương lịch) để người dân dễ dàng theo dõi.

    Câu 2 trang 11 sách bài tập Lịch Sử 6: Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Hãy xác định các ý trả lời sau đây đúng hay sai.

    A. Để biết sự kiện đó đã xảy ra trong quá khứ.

    B. Để ghi nhớ sự kiện.

    C. Để sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự đã xảy ra của nó.

    D. Để phục dựng và tái hiện lại sự kiện.

    Lời giải:

    Lý do phải xác định thời gian trong lịch sử: lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả các sự kiện theo đúng trình tự của nó.

    - Xác đính tính đúng/ sai của các nội dung lịch sử:

    Nội dung lịch sử

    Đúng/ sai

    A. Để biết sự kiện đó đã xảy ra trong quá khứ.

    Đúng

    B. Để ghi nhớ sự kiện.

    Đúng

    C. Để sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự đã xảy ra của nó.

    Đúng

    D. Để phục dựng và tái hiện lại sự kiện.

    Sai

    Câu 3 trang 11 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy ghép ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp về nội dung.

    Câu 3.1.

    Hãy ghép ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp về nội dung

    Lời giải:

    Các dữ liệu được ghép theo thứ tự dưới đây:

    1 – B                           2 – D

    3 – E                           4 – G

    5 – A                           6 - C

    Câu 3.2.

    Hãy ghép ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp về nội dung

    Lời giải:

    Các dữ liệu được ghép theo thứ tự dưới đây:

    1 – C                           2 – D

    3 – A                           4 – B

    B. Tự luận

    Câu 1 trang 12 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy vẽ trục thời gian thể hiện các sự kiện lịch sử dưới đây theo đúng trình tự.

    Năm 40: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.

    Năm 2000 TCN: Đã tìm thấy những mẩu xỉ đồng thuộc văn hoá Phùng Nguyên.

    Năm 938: Chiến thắng Bạch Đằng.

    Năm 179 TCN: Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc.

    Năm 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập.

    Năm 1975: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

    Năm 1010: Lý Công Uẩn ban Chiếu đời đô.

    Lời giải:

    Hãy vẽ trục thời gian thể hiện các sự kiện lịch sử dưới đây theo đúng trình tự

    Câu 2 trang 12 sách bài tập Lịch Sử 6: Các sự kiện sau đây được ghi theo âm lịch hay dương lịch?

    Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

    Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).

    Ngày 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu (1789): Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

    Tháng 2 năm Canh Tý: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.

    Lời giải:

    Sự kiện lịch sử

    Cách ghi thời gian

    Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ.

    Âm lịch

    Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).

    Dương lịch

    Ngày 5 tháng 1 năm Kỷ Dậu (1789): Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

    Âm lịch

    Tháng 2 năm Canh Tý: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.

    Âm lịch

    Câu 3 trang 12 sách bài tập Lịch Sử 6: Trong quá trình phát triển, loài người đã có những phát minh gì để xác định thời gian?

    Lời giải:

    - Để xác định thời gian, loài người đã phát minh ra nhiều loại đồng hồ đo thời gian: đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời,..

    Câu 4 trang 12 sách bài tập Lịch Sử 6: Theo em, việc sử dụng đồng thời cả âm lịch và công lịch ở nước ta hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì đối với cuộc sống của người dân?

    Lời giải:

    - Thuận lợi: 

    + Người dân sử dụng biết được cả ngày tháng âm lịch và dương lịch.

    + Vừa phù hợp với các hoạt động văn hoá truyền thống cũng như công việc hành chính của nhà nước, quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới...

    - Khó khăn: có khi nhầm lẫn ngày, tháng âm lịch với dương lịch...

    Câu 5 trang 12 sách bài tập Lịch Sử 6: Hãy điền con số chính xác vào chỗ trống (...) trong các câu sau.

    - Nhà nước Âu Lạc thành lập khoảng năm 208 TCN, cách năm hiện tại........ năm.

    - Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 713, cách năm hiện tại............ năm.

    - Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ nhất cách năm 2021 là 1091 năm, đó là vào năm............

    - Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, cách năm hiện tại............... thế kỉ.

    Lời giải:

    - Nhà nước Âu Lạc thành lập khoảng năm 208 TCN, cách năm hiện tại 2229 năm.

    - Khởi nghĩa Mai Thúc Loan bùng nổ năm 713, cách năm hiện tại 1308 năm.

    - Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ nhất cách năm 2021 là 1091 năm, đó là năm 930.

    - Nhà nước Văn Lang - nhà nước đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN, cách năm hiện tại 28 thế kỉ.

    Lý thuyết Bài 3: Thời gian trong lịch sử

    1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử

    - Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.

    - Các dân tộc trên thế giới đã sáng tạo ra nhiều cách đo, dụng cụ đo thời gian khác nhau như: đồng hồ cát, đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời,...

    2. Các cách tính thời gian trong lịch sử

    - Âm lịch là hệ lịch được theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.

    Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử | Kết nối tri thức

    - Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất cung quanh Mặt Trời. Về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.

    - Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (TCN). 

    - Ngoài ra, còn có cách phân chia thời gian: thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm), thiên niên kỉ (1000 năm).

    Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử | Kết nối tri thức

Đánh giá

0

0 đánh giá