Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2024 tỉnh Ninh Thuận có đáp án

420

Tailieumoi.vn xin giới thiệu tới các em học sinh lớp 9 tài liệu đề thi và đáp án vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Thuận năm 2024 - 2025. Đề thi gồm 2 phần: Đọc - hiểu và Làm văn, thời gian làm bài là 120 phút.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Thuận năm 2024

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm):

Nếu tên gọi của biện pháp tu từ được sử dụng ở về câu được gạch chân dưới đây:

“Chính những thành quả nhỏ nhoi sinh ra nhờ nỗ lực âm thầm mỗi ngày sẽ kéo theo những thành quả và nỗ lực mới, rồi đến một ngày bạn chơi nhận thấy nó chất cao như ngọn núi sừng sững không thể ngờ tới".

Đề thi vào 10 môn Văn chính thức Tỉnh Ninh Thuận (2024 - 2025) mới nhất kèm đáp án (ảnh 1)

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính là: nghị luận.

Câu 2.

Biện pháp tu từ: so sánh.

Câu 3.

Có thể hiểu hình ảnh “chiếc thang máy tiện lợi” tượng trưng cho sự nhanh chóng, dễ dàng đạt được mục tiêu mà không phải tiêu tốn sức lực. Qua đó có thể hiện sự thành công của bạn không phải do người khác nỗ lực phấn đấu rồi đưa bạn vào vị trí đó để hưởng thụ sự thành. Mà thành công của mỗi người phải là sự vươn lên bằng chính đôi chân của chính mình.

Câu 4.

Dựa vào nội dung đoạn trích đưa ra quan điểm mà em tâm đắc, đưa ra lí giải phù hợp. Gợi ý:

- Sống là phải có ước mơ.

- Không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu mình đề ra.

II. TẠO LẬP LÀM VĂN

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: tác dụng của việc khi bạn biết ước mơ.

2. Giải thích:

- Ước mơ” là những mong muốn, nguyện ước tốt đẹp mà con người mong muốn có được trong tương lai.

=> Biết ước mơ là điều kiện quan trọng để bạn thành công và sống có ý nghĩa hơn.

3. Bàn luận:

- Người có ước mơ mới có động lực làm việc, học tập và cống hiến cho xã hội. Khi mỗi con người trên con đường thực hiện ước mơ của mình cũng chính là đóng góp cho xã hội, cho đất nước phát triển.

- Trên con đường thực hiện ước mơ chúng ta có thể gặp những khó khăn thử thách, khi vượt qua được thử thách đó chúng ta sẽ có thêm những bài học quý giá để hoàn thiện bản thân mình.

- Người sống có ước mơ sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn.

- Khi theo đuổi ước mơ, chúng ta sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu như kiên trì, nhẫn nại, chăm chỉ...

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Phản đề: Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm hoặc có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông.

4. Bài học nhận thức và hành động:

- Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình?

- Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 2:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu 2 khổ thơ cần phân tích: Nguyện ước chân thành, tha thiết của tác giả.

2. Thân bài

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

=> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

3. Kết bài:

- Nội dung: Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.

+ Cảm xúc chân thành, tha thiết.

Đánh giá

0

0 đánh giá