Giải SGK Khoa học lớp 5 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Vật dẫn điện và vật cách điện

1 K

Lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 8: Vật dẫn điện và vật cách điện sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Khoa học 5 Bài 8 từ đó học tốt môn Khoa học lớp 5.

Giải Khoa học lớp 5 Bài 8: Vật dẫn điện và vật cách điện

Giải Khoa học lớp 5 trang 32

Câu hỏi khởi động trang 32 SGK Khoa Học 5: Dây dẫn điện trong lớp em làm bằng những vật liệu gì? Vì sao phải dùng các vật liệu đó?

Trả lời:

Dây dẫn có lõi bằng đồng, có vỏ bằng nhựa. Vì lõi đồng có thể cho dòng điện đi qua, còn vỏ nhựa có tác dụng cách điện để khi ta chạm vào không bị điện giật.

1. Vật dẫn điện và vật cách điện

Câu hỏi khám phá trang 32 SGK Khoa Học 5:

Chuẩn bị: Mạch điện như hình 1a và một thìa sắt hoặc nhôm, một thìa nhựa (hình 1b).

Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vật dẫn điện và vật cách điện

Thực hiện:

- Đề xuất thí nghiệm kiểm tra thìa bằng sắt hoặc nhôm, thìa bằng nhựa có dẫn điện hay không.

- Tiến hàng làm thí nghiệm kiểm tra đề xuất.

Thảo luận:

- Trong mạch điện có thìa sắt hoặc thìa nhôm, khi đóng công tắc thì có dòng điện trong mạch không? Vì sao em biết?

- Trong mạch điện có thìa nhựa, khi đóng công tắc thì có dòng điện trong mạch không? Vì sao em biết?

- Những vật bằng nhôm, nhựa, sắt là vật dẫn điện hay cách điện?

Trả lời:

- Trong mạch điện có thìa sắt hoặc thìa nhôm, khi đóng công tắc thì có dòng điện trong mạch vì thấy bóng đèn sáng.

- Trong mạch điện có thìa nhựa, khi đóng công tắc thì không có dòng điện trong mạch vì bóng đèn không sáng.

- Những vật bằng nhôm, sắt là vật dẫn điện; vật bằng nhựa là vật cách điện.

Giải Khoa học lớp 5 trang 33

Câu hỏi luyện tập trang 33 SGK Khoa Học 5: Tiến hành thí nghiệm để xác định mỗi vật trong các hình dưới đây là vật dẫn điện hay cách điện và hoàn thành bảng theo gợi ý.

Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vật dẫn điện và vật cách điện

Trả lời:

Vật

Dẫn điện

Cách điện

Đinh sắt

Không

Chìa khóa đồng

Không

Giấy

Không

Thước nhựa

Không

Câu hỏi vận dụng trang 33 SGK Khoa Học 5: Tìm hiểu một số vật dụng trong nhà, lớp học của em và cho biết trong các vật dụng đó, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện. Vì sao?

Trả lời:

Bàn, ghế: Cách điện vì làm bằng gỗ.

Bảng: Cách điện vì làm bằng nhựa.

Xoong, nồi: Dẫn điện vì làm bằng nhôm.

Cốc: Cách điện vì làm bằng thủy tinh.

Dao: Dẫn điện vì làm bằng sắt.

2. Ứng dụng vật dẫn điện, vật cách điện

Giải Khoa học lớp 5 trang 34

Câu hỏi khám phá trang 34 SGK Khoa Học 5:

- Các bộ phận được đánh dấu (bằng các chữ cái nhỏ) trong các vật dụng dưới đây làm bằng vật dẫn điện hay vật cách điện?

- Giải thích tại sao các bộ phận đó phải làm bằng vật dẫn điện hay vật cách điện.

Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vật dẫn điện và vật cách điện

Trả lời:

- Hình 3:

+ a: vỏ phích cắm làm bằng vật cách điện là nhựa để khi ta cầm vào không bị điện giật.

+ b: chân phích cắm làm bằng kim loại là vật dẫn điện để cho dòng điện đi từ ổ cắm vào các thiết bị điện.

- Hình 4:

+ a: lõi dây điện làm bằng đồng để dẫn điện

+ b, c: vỏ dây điện làm bằng nhựa để cách điện với môi trường bên ngoài

- Hình 5:

+ a: tay cầm ấm điện làm bằng nhựa cách điện để khi ta cầm vào không bị điện giật

+ b: vỏ dây điện làm bằng nhựa là vật cách điện để khi ta cầm váo không bị điện giật.

+ Hình 6:

+ a: tay cầm bàn là làm bằng nhựa cách điện để khi ta cầm vào không bị điện giật

+ b: chân phích cắm làm bằng sắt là vật dẫn điện để cho dòng điện đi từ ổ cắm vào các thiết bị điện.

Câu hỏi vận dụng trang 34 SGK Khoa Học 5: Xử lý tình huống: Em sẽ trả lời với các bạn thế nào trong mỗi tình huống dưới đây?

Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo Bài 8: Vật dẫn điện và vật cách điện

Trả lời:

- Hình 7: Găng tay làm bằng cao su là vật cách điện giúp ta không bị điện giật.

- Hình 8: Các nút bấm của quạt điện được làm bằng nhựa là vật cách điện để khi ta chạm vào không bị điện giật.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 7: Mạch điện đơn giản

Bài 8: Vật dẫn điện và vật cách điện

Bài 9: Sử dụng năng lượng điện

Bài 10: Năng lượng chất đốt

Bài 11: Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy

Bài 12: Ôn tập chủ đề Năng lượng

Đánh giá

0

0 đánh giá