Bài thơ Tiếng đàn mưa - Bích Khê - Nội dung, tác giả, tác phẩm

7.8 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Tiếng đàn mưa Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Tiếng đàn mưa lớp 9.

Tác giả tác phẩm: Tiếng đàn mưa - Ngữ văn 9

I. Tác giả Bích Khê

Tiếng đàn mưa - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

- Bích Khê (1916 - 1946) quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Sáng tác của ông thuộc các thể loại như thơ (thơ Đường luật, thở tự' do), tự truyện,...

- Ông được đánh giá cao với những bài thơ táo bạo, giàu tính nhạc. Bích Khê là nhà thơ có nhiều tìm tòi, cách tân trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945).

- Một số tập thơ của ông: Tinh huyết (1939), Mấy dòng thơ cũ (1988), Tinh hoa (1997),...

II. Tìm hiểu tác phẩm Tiếng đàn mưa

1. Thể loại Tiếng đàn mưa

- Văn bản Tiếng đàn mưa thuộc thể loại thơ song thất lục bát.

2. Xuất xứ Tiếng đàn mưa

- Tiếng đàn mưa nằm trong tập thơ Tinh hoa (tập hợp các sáng tác của Bích Khê từ năm 1938 đến năm 1944).

3. Phương thức biểu đạt Tiếng đàn mưa

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích Tiếng đàn mưa

- Khổ 1: Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa.

- Khổ 2: Những nơi mưa rơi xuống.

- Khổ 3: Cảnh vật khi mưa rơi xuống.

- Khổ 4: Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ.

5. Giá trị nội dung Tiếng đàn mưa

- “Tiếng đàn mưa” của Bích Khê đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, điển hình là cảm xúc của nhân vật “khách tha hương”. Qua đó, bài thơ đã thực sự thành công khi nói về nỗi nhớ sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn.

6. Giá trị nghệ thuật Tiếng đàn mưa

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

- Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tiếng đàn mưa

Tiếng đàn mưa - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức

1. Những sự vật, hiện tượng phụ họa cùng mưa và nơi mưa rơi

- Những sự vật hiện tượng phụ họa cùng mưa: “hoa, thềm lan (thềm nhà), nước non.”

- Những nơi mưa rơi xuống: “Lầu, thềm lan (thềm nhà), cánh đồng, trên ngàn”.

=> Khắc họa tâm trạng: Một nỗi lòng đầy tâm sự, lúc vui lúc buồn, những kí ức về mảnh đất quê hương đã trôi mãi vào khoảng không gian kí ức rất xa, không thể quay lại.

2. Cảnh vật khi mưa rơi xuống

- Điệp từ “mưa xuống”; “bóng dương tà…bóng tà dương”; “mưa”.

- Đảo ngữ: “Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống”.

=> sự cô đơn cùng nỗi nhớ của những người con xa quê. Trân trọng chốn quê hương yên bình.

3. Nguyên nhân khiến “khách tha hương” rơi lệ

- Nhân vật “khách tha hương” rơi lệ do nhớ về quê hương, sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn.

=> Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”.

- Tiếng đàn ngân vang ấy đã không còn thể kìm lại được nữa, sự cô đơn, nhớ nhung đã tuôn chảy ra ngoài “muôn hàng lệ rơi” => tạo nên mạch cảm xúc xuyên suốt cả bài thơ.

IV. Đọc bài thơ: Tiếng đàn mưa

Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.

Lầu mưa xuống, thêm lan mưa xuống
Cùng nước non hoa rụng mưa xuân
Mưa rơi ngoài nội trên ngàn
Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.

Đầm mưa xuống nẻo đồi mưa xuống
Bóng dương tà rụng bóng tà dương
Hoa xuân rơi với bóng dương
Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.

Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi.

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Nỗi niềm chinh phụ

Tác giả - tác phẩm: Tiếng đàn mưa

Tác giả - tác phẩm: Một thể thơ độc đáo của người Việt

Tác giả - tác phẩm: Nỗi sầu oán của người cung nữ

Tác giả - tác phẩm: Kim – Kiều gặp gỡ

Tác giả - tác phẩm: Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

 

Đánh giá

0

0 đánh giá