TOP 20 Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến 2024 SIÊU HAY

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Đề bài: Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Mẫu 1

Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến!

Thời đại ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều áp lực trong đời sống tinh thần. Liệu văn học có khả năng giúp con người hóa giải những áp lực đó?

Giữa cuộc đời muôn hình vạn trạng này, mọi sự xuất hiện đều có một ý nghĩa nhất định. Từ xa xưa, khi con người bắt đầu tồn tại trên Trái Đất, bên cạnh việc săn bắt hái lượm để thỏa mãn nhu cầu về vật chất thì con người còn biết tạo ra những giá trị tinh thần cho chính mình. Đời sống con người mỗi ngày một phát triển, những giá trị tinh thần ấy cũng trở nên đa dạng hơn. Vào một thời kỳ nào đó, khi mà cỏ cây, hoa lá, chim muông, tiếng hát lời ca…không còn đủ sức làm mát ngọt tâm hồn của con người, văn học đã ra đời.

Văn học như suối nguồn mát lành chảy vào tâm hồn, thanh lọc lòng người, xua tan những mệt mỏi, u uất, khổ đau và thù hận, tiếp thêm niềm tin để con người mạnh mẽ đối mặt với bão giông. Qua lời kể của những người đã kéo lê cuộc đời mình qua nhiều thập kỷ, chứng kiến bao biến động của xã hội và lòng người, tôi biết rằng thời mà tổ tiên tôi sống trước đây văn chương vẫn còn được giữ nguyên vị trí trong đời sống tinh thần của dân tộc. Khi thời cuộc đổi khác, giữa lúc khoa học phát triển mạnh mẽ, con người cùng lúc phải đối mặt với nhiều áp lực tinh thần, một câu hỏi đặt ra rằng: ánh sáng của văn chương có còn đủ diệu kỳ để xuyên thấu lòng người, văn học có còn đủ sức cảm hóa lòng người, “hóa giải” những áp lực của con người trước muôn nghìn vấn đề cần phải lo nghĩ

Từ thời công xã nguyên thủy, con người đã biết mượn văn học để diễn tả đời sống nội tâm, đối đáp, giao duyên, xua tan vất vả nhọc nhằn trong công việc đồng áng. Những năm tháng “Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc – Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”, văn học song hành cùng lịch sử dân tộc, những trang viết mang sứ mệnh “văn dĩ tải đạo”, “thi ngôn chí”. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, văn học dấn thân vào cuộc chiến, văn học xuống đường hòa cùng dòng người trên trăm nghìn nẻo đường ra trận, cổ vũ chiến đấu, đánh đuổi quân thù, trở thành thứ “vũ khí” đắc lực trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Suốt hành trình đó, văn học đã đóng góp không nhỏ cho xã hội, tác động sâu sắc vào lòng người. Văn chương trở thành cứu cánh cho những tâm hồn đang vật vờ trong bóng tối không tìm thấy lối ra, cứu rỗi con người khi họ đang đứng bên bờ vực của cái xấu, cái ác, cái chết.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – Công nghệ 4.0 đã tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực. Ngày nay, máy móc và con người đã có thể giao tiếp với nhau, đem lại hiệu quả không nhỏ cho sự phát triển của xã hội. Khoa học kĩ thuật đã giúp đỡ con người rất nhiều, giải quyết được những vấn đề cấp thiết trong xã hội mà giả sử con người tự thân vận động chắc hẳn sẽ mất rất nhiều thời gian và sức lực. Thế nhưng, dẫu máy móc có nâng đỡ con người lên tận sao Hỏa, Cung Trăng thì nó cũng không thể “hóa giải” hết những áp lực tinh thần mà con người đối mặt hứng chịu giữa xã hội bề bộn, đầy biến động. Dẫu là những môn nghệ thuật thuần túy như hội họa, âm nhạc, sân khấu, vũ đạo… cũng khó lòng mà thay thế nghệ thuật ngôn từ – văn học. Chỉ có văn học mới khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng, những khoái cảm trong tâm hồn con người, khiến cho lòng người trở nên thanh sạch hơn. Tựu trung, văn chương là sản phẩm tròn trịa của sự kết hợp giữa lí trí và tình cảm con người. Không khoa trương khi nói rằng: văn học là nguồn sáng diệu kỳ, là những long lanh tinh túy, mang vẻ đẹp cao cả nhân văn.

Chúng ta có quá nhiều sự lựa chọn để “giải khuây”, “hóa giải” những áp lực trong cuộc sống, tuy nhiên, sự lựa chọn tuyệt vời nhất chính là văn chương. Vì sao vậy? Sinh thời, nhà văn Thạch Lam đã từng nói rằng: “văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có thể có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Văn học như một “màng lọc” lọc bỏ những bụi bặm, những xô bồ, nhốn nháo, xấu xa…đưa vào tâm hồn chúng ta những điều ngọt ngào và êm dịu nhất. Bao giờ chúng ta cũng muốn ngắm một bông hoa đẹp, nghe một bài hát hay, một giai điệu du dương, mong muốn được cảm thụ cái đẹp và khát khao vẻ đẹp cho mỗi phần đời của chính mình. Văn thơ đã mang đến muôn nghìn vẻ đẹp cho con người, giúp người đọc hình dung ra được thế giới sống có cỏ cây, hoa lá, muông thú, những người “thực sự Người hơn” đang phập phồng ẩn hiện trong suy tưởng của chúng ta. Khi ta đương sống giữa Sài Gòn nóng ran người, mồ hôi nhễ nhại, thật khó có thể tìm một thước phim, bức ảnh nào có thể đưa ta về với một Hà Nội mùa thu se sắt thịt da bằng “Hà Nội phố” của nhà thơ Phan Vũ mà ta cứ ngỡ rằng tác giả đã gieo nhạc vào thơ:

“Em ơi! Hà Nội – phố…

Ta còn em cơn mưa rào qua nhanh

Sũng ướt bậc thềm.

Chiếc lá bàng đầu tiên nhuộm đỏ.

Cô gái băng qua đường bỗng hồng đôi má.

Một chút xanh hơn.

Trời Hà Nội.

Hôm qua…

Ta còn em cô hàng hoa

Gánh mùa thu qua cổng chợ

Những chùm hoa tím

Ngát

Mùa thu”

Người đọc có thể cảm nhận được phong vị mùa thu Hà Nội với những đặc trưng rất riêng: cơn mưa rào vội vã, chiếc lá bàng đỏ lựng, đôi má hồng hào, những gánh hàng hoa dọc băm sáu phố phường… Mùa thu về gợi nhớ gợi thương. Lời thơ cũng nhịp nhàng, êm ái như lời hát bởi lối vắt dòng tự nhiên, dạt dào xúc cảm. Đọc “Hà Nội phố”, người đọc tự nhiên thấy mình yêu Hà Nội quá, cảm nhận lòng mình dịu mát quá, tựa hồ như mình cũng là người con của Hà Nội dấu yêu.

Rõ ràng, văn chương tiếp thêm cho chúng ta những tình cảm mới. Mạch nguồn cảm xúc của con người như một dòng nước, đôi khi bị nghẽn lại bởi những hòn đá to, đôi khi chảy xuôi, êm ả giữa muôn nghìn hoa cỏ. Văn chương đã khơi thông nguồn cảm xúc của con người. Trong xã hội ngày nay, những áp lực đã khiến con người trở nên vô cảm hơn. Căn bệnh vô cảm đã dần đánh mất phần “Người”, để chúng ta sống như một “cỗ máy”, theo kiểu “đèn nhà ai nấy sáng”. Chúng ta thờ ơ với những hoàn cảnh khốn khổ, chịu nhiều bất công trong cuộc sống. Văn chương là một trong những phương thuốc chữa trị căn bệnh đó của con người. Bởi lẽ văn học mang giá trị cứu rỗi, cảm hóa lòng người, khiến con người dạt dào tình cảm hơn. Văn học đã nhân đạo hóa con người, khiến con người tốt hơn mỗi ngày, nó “làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn” (M.L.Kalinine).

Nhìn chung, chúng ta có thể “hóa giải” những “áp lực” trong cuộc sống hôm nay bằng văn chương. Mặc dù văn chương đã đứng về vị trí khiêm nhường, nhưng vẫn không có loại hình nghệ thuật nào có thể thay thế được nó. Với tôi, chỉ có thể nói rằng văn học đứng ở vị trí khiêm nhường chứ không nên nói rằng văn học sẽ hoàn tàn bị lấn lướt, sẽ lép vế, tàn lụi hoặc đào thải ra khỏi đời sống tinh thần của con người. Chỉ một bộ phận người thờ ơ với văn chương chứ không phải là tất cả. Văn học vẫn là một hình thức nghệ thuật được ưa chuộng, vừa để bồi đắp tâm hồn con người, vừa mang tính giải trí, thư giản sau những bận bịu thường nhật.

Những cây bút vẫn chuyên tâm sáng tác, vẫn hết mình mượn con chữ để trao truyền cảm xúc và tư tưởng nhân hậu tốt đẹp, thể hiện cảm xúc thẩm mĩ lan tỏa giữa cuộc đời. William Faukner đã từng nói: “Tiếng nói của các thi sĩ không cần chỉ là bia kỷ niệm ghi dấu con người, tiếng nói đó còn có thể là một trong những vật chống đỡ, những trụ cột giúp cho con người chịu đựng và chiến thắng”. Sứ mệnh văn chương là trụ cột tinh thần vững chải, là ánh sáng của hi vọng, niềm tin luôn rực sáng trong lòng người.

Có thể khẳng định, văn học có thể làm được điều đó, nếu người cầm bút ý thức, trách nhiệm cao trong nghề viết văn. Một khi đã lựa chọn con chữ làm người bạn đường song hành thì phải có bổn phận viết nên những điều tốt đẹp cho cuộc đời, ngợi ca “sự công bình, lòng bác ái” (Nam Cao). Người cầm bút phải tự thân hướng đến những chân lí cao đẹp, công lí và đạo lí làm người, làm êm ái lòng người, xây dựng nhân cách con người qua từng câu chữ.

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Mẫu 2

Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến!

Tác phẩm văn học muốn trường tồn đều phải mang trong mình một sức hấp dẫn riêng và cho đến nay, nhân loại đã có một kho tàng văn học khổng lồ. Đọc một tác phẩm văn học điều mà chúng ta quan tâm hơn cả là sau những câu chữ, những cách thể hiện hấp dẫn, nhà văn đem đến cho độc giả điều gì? Nếu tài năng của họa sĩ đưực đánh giá bằng đường nét, màu sắc của bức vẽ, tài năng nhà văn được đánh giá dựa trên những vấn đề cuộc sống mà anh ta đề cập trong tác phẩm. Nói như vậy để khẳng định rằng văn học nghệ thuật nhất định phải liên hệ với cuộc sống, nhất định phải mang sức mạnh có được từ thiên chức của mình. Bản thân văn học cũng là một loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù có tác động lớn đến cuộc sống. Có thể nói, nhà văn là “người thư kí trung thành của thời đại". Tuy nhiên, xin dừng hiểu một cách cực đoan, văn học chỉ chép lại những gì xảy ra trong cuộc sống. Ngược lại, văn học chỉ là sản phẩm đầy sáng tạo được nhào nặn từ chất liệu cuộc sống. Những sản phẩm ấy không bao giờ chấp nhận sự bình thường bởi: "bình thường là cái chết của nghệ thuật” (Huy-gô). Và như vậy, một tác phẩm hay ra đời là một lần nữa sức mạnh văn học được khẳng định, mộl lần nữa nhà văn lại tìm đến cái thiên chức diệu kì của văn học đối với cuộc sống con người.

Có ý kiến cho rằng: sức mạnh của văn học dựa trên những chức năng của nó. Vậy nên chăng, khi đề cập đến vấn đề này, chúng ta cũng tách bạch, phân định theo từng chức năng ấy.

Thực ra, việc phân định như vậy chỉ mang tính lí thuyết. Trong thực tế, văn học tác động tới người đọc bằng cả một quá trình tổng hợp, kết chuyển nhiều yếu tố chức năng, và đương nhiên, sự tác động ấy cũng mang tính toàn diện. Phải thừa nhận rằng trong tri thức văn học là cả một “cuốn bách khoa toòn thư về cuộc sống”. Nó đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người về thế giới xung quanh. Và đó cũng chính là một yếu tố cơ bản cấu thành sức mạnh riêng của văn học nghệ thuật. Con người không phải lúc nào cũng đủ điều kiện để tìm hiểu cuộc sống mới lạ ở những vùng đất xa xôi. Với văn học, chúng ta còn có thể trở về Côn Sơn - Kiếp Bạc qua những vần thơ Nguyên Trãi, vẫn có thể thấy Thăng Long của hàng trăm năm trước trong nỗi buồn Bà huyện Thanh Quan. Thậm chí, chúng ta còn có thể tới những vùng đất Hy Lạp xa xôi để chứng kiến cuộc thám hiểm của chàng Uy-li-xơ thông minh gan dạ... Không phải đương nhiên chúng ta hiểu điều đó, mà trong quá trình sáng tạo, tác giả - cho dù là một cá nhân hay một cộng đồng... đã đưa vào tác phẩm một lượng thông tin phong phú, giúp người đọc nắm bắt cuộc sống. Secnusepxky từng nói: “Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong một phạm vi nhỏ hẹp, còn tri thức từ các tác phẩm văn học như những đồng tiền nhỏ dễ dàng lưu thông, len lỏi đến với mọi người”. Đó chính là tri thức của cuộc sống mà nếu đến với nó bằng một tình yêu, một sự khao khát hiểu biết, thì chúng ta sẽ dỗ dàng nắm bắt được. Không phải ai cũng một lần trong đời được đặt chân lên xứ Lạng Sơn song người ta có thể biết xứ Lạng qua câu ca dao giản dị:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Văn học mở ra những chân trời hiểu biết mới, những tầm nhận thức mới thúc đẩy quá trình phát triển của con người. Bởi lẽ mỗi chính thể văn học là một tấm gương cho độc giả soi mình vào để tự hoàn thiện bản thân, đồng thời đó cũng chính là kho tàng kinh nghiệm sống có tác dụng trực tiếp đến quá trình giao tiếp của con người. Một nhà lí luận đã rất đúng khi cho “nghệ thuật là một phương thức tồn tại của con người. Nó giúp cho con người mãi mãi là con người không sa xuống thành con vật, cũng không biến thành những ông thánh vô duyên vô bổ...”

Như vậy, văn học nghệ thuật tác động trực tiếp đến con người. Hay nói cách khác, nó nâng cao khả năng nhận thức của độc giả về những vấn đề trong cuộc sống. Chúng ta đều biết đến Đam San hùng dũng đi bắt nữ thần Mặt Trời và cho dù có thất bại đi chăng nữa thì khát vọng chinh phục thiên nhiên của chàng là sự vươn lên của ý thức con người trong cuộc sống. Chúng ta cũng đã đọc câu thơ của Tố Hữu:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Dù ở khía cạnh nào, thời đại nào đi nữa thì những câu thơ ấy vẫn là tiếng nói của nhận thức mà mỗi độc giả đều có cảm nhận được. Chúng ta nói văn học tác động đến người đọc một cách toàn diện, nghĩa là cả mặt lí trí và tình cảm. Đó là điều đương nhiên. Bởi lẽ mỗi tác phẩm văn học được viết ra, ngoài những nội dung thông tin nhằm mở rộng hiểu biết và nâng cao nhận thức, còn chất chứa tấm lòng con người sáng tác. Phải thực sự có cái tình ấy, thì tác phẩm mới đi sâu vào lòng người đọc. Nói xa một chút như vậy để thấy rằng văn học luôn gợi tình chính nó cũng là sợi dây liên cảm đánh thức dậy trong lòng người đọc những cảm xúc trong trẻo, mãnh liệt. Ai có thể đọc mà không cảm phục một Ham-Iet, yêu một Giăng van-giăng (Những người khốn khổ) hay không nghiêng mình trước mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét bi thương từng lung lạc cả địa đàng. Văn học đủ sức làm rung lên cả những con tim tưởng như đã chai cứng, những tâm hồn ngỡ như cằn cỗi, già nua. Trước cuộc sống thực tại, ta có thể bình thản, nhưng trước những cuộc đời trong tác phẩm mấy ai có thể cầm lòng. Nói như vậy không có nghĩa là tác phẩm văn học đã hư cấu một cách quá đà những gì thuộc về cuộc sống mà ngược lại, những tác phẩm ấy đã dùng thứ ngôn ngữ hoàn chỉnh, lạ lùng để cô đọng lại những ý nghĩ, những cảm xúc, những giọt máu và những giọt lệ đắng cay, nóng bỏng của thế gian này (M.Gorki). Giữa người đọc và người sáng tác, sợi dây nối liền chính là tác phẩm. Mối quan hệ này tưởng như đơn giản song lại thật quan trọng. Người đọc chỉ có thể hiểu được tâm trạng tác giả hay cảm thông chia sẻ với những số phận con người khi tác phẩm đó mang đầy đủ giá trị nội dung, nghệ thuật, quan trọng hơn “là kết tinh một lần vào vĩnh viễn" giá trị nhân đạo. Xét cho cùng, dù nói cách này hay cách khác, chúng ta đều thừa nhận, văn học tìm đến chiều sâu của thế giới tâm linh con người để khơi dậy lòng nhân ái, tình yêu thương trước cái đẹp. Căm ghét, khinh bỉ những cái xấu xa. Văn học đã phá vỡ những giới hạn của không gian và thời gian. Ví dụ như các nhân vật tiêu biểu: xa như Ham-lét, Đăm Săn, gần như Lão Hạc, Chí Phèo. Tất cả đều đã thành “người thiên cổ" thế nhưng, trong chúng ta họ vẫn định hình với những tình cảm yêu, ghét, thương hại, xót xa... Đó là điều mà các tác phẩm văn học đã làm được và cũng chỉ là duy nhất có văn học mà thôi. Đọc một tác phẩm là đọc một cuộc đời, những tâm trạng, là tự soi mình vào để cuộc sống đẹp hơn. Văn học trong quá trình vận động theo quy luật từ cuộc sống đến nghệ thuật, rồi trở lại về cuộc sống đã góp phần tích cực vào việc thanh lọc con người. Giúp con người hướng tới “chân, thiện, mĩ”.  Từ nhừng cái bình dị nhất của thực tiễn, người sáng tác đã đưa vào tác phẩm khiến nó thành những chuẩn mực về cuộc sống, về đạo đức con người. Chúng ta biết, trong mỗi tác phẩm văn học không chỉ có những vẻ đẹp mà còn cả những điều xấu xa để loại trừ. Làm được điều đó, văn học không thể không bắt nguồn từ cuộc sống và cái đẹp ấy cũng không thể gắn liền với đời sống thực của con người. Trong Ramayana cơn ghen dữ dội của Rama với một tâm trạng đầy mâu thuẫn, và cả những lời thanh minh khôn khéo, cứng rắn của Xi-ta đều là những diễn biến tâm lí điển hình. Thế nhưng điều cốt yếu là đằng sau đó, người đọc tự tìm cho mình lối lí giải hay những kinh nghiệm quý báu, thiết thực. “Truyện Kiều" có những nỗi đau, những khổ ải và cả những niềm hạnh phúc khiến người đọc phải suy nghĩ... Con người là một thực thể khó hiểu, không xấu hoàn toàn, cũng không tốt hoàn toàn. Chỉ có điều trong con người tốt, những nhược điểm được hạn chế đi rất nhiều. Tuy vậy, một người tốt chưa hẳn đã giữ mãi được cái tốt của mình. Cũng đừng thấy một kẻ xấu mà rẻ rúng. Nguyễn Trãi từng viết:

Ngoài chưng mọi thứ đều thông hết

Rui một lòng người cực hiểm thay

Như vậy, trong quá trình thanh lọc, văn học đã tác động vào con người bằng cả việc nói đến cái thiện, cái ác. Có điều phải tìm tòi, khơi dậy cái lương thiện của con người, loại bỏ những cái xấu xa, độc ác. Nói tổng quát, thì văn học đưa xã hội đi lên theo chiều hướng tích cực. Ta thấy những chàng Rama chiến đấu với quỷ dữ, những binh sĩ đời Lý đánh tan quân Tống trên sông Như Nguyệt và ngày nay là những Thạch Sanh của thế kỷ XX. Tất cả đều chiến đấu vì cuộc sống hòa bình của dân tộc mình, cộng đồng mình. Những câu thơ của Lý Thường Kiệt, của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Ncuvễn Đình Thi... đã mang sức mạnh của toàn dân tộc. Những vần thơ ấy đã làm tăng thêm sức mạnh của con người. Ôm đất nước những người áo vải. Đã đứng lên thành những anh hùng . Đọc hai câu thơ trên dường như cả lòng ta cũng đang cuộn trào dòng nhiệt huyết hào hùng. Trong những cuộc đấu tranh của con người , văn học luôn sát cánh bên họ, ca ngợi lẽ phải, niềm tin vào lòng dũng cảm. Rõ ràng, văn học đã tham gia vào quá trình cải tạo xã hội mà cụ thể là cải tạo con người. Cho đến ngày hôm nay, vai trò ấy càng khẳng định rõ nét hơn, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh vì cuộc sống bình yên của nhân loại.

Với tư cách là một loại hình sáng tác nghệ thuật, văn học đã tồn tại trong quá trình phát triển của con người và khẳng định vai trò to lớn của nó đối với cuộc sống. Đặt bên cạnh các môn nghệ thuật khác, văn học luôn chiếm ưu thế với tính đặc thù. Văn học mang tính chính xác của các môn khoa học tự nhiên, mang những quan niệm của đạo đức học. Có điều trong quá trình sáng tác, nghệ sĩ đã kết tinh những đặc điểm ấy để tạo nên được một nét riêng độc đáo cho văn học. Thế giới của tác phẩm là thế giới của hình tượng rất đa dạng và mang tính sinh động cao. Chính vì vậy, mỗi tác phẩm là một bộ phim quay chậm chứ không còn là bức tranh, bức tượng bất động.

Người sáng tác, nói một cách hình ảnh chính là người “điều binh khiển tướng”. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, giàu hình ảnh và xây dựng những hình tượng hấp dẫn thì đương nhiên tác phẩm sẽ đưa được người đọc vào “mê hồn trận ”, đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, từ lí thú này đến lí thú khác. Với văn học, ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện loại hình, là cách thể hiện. Và như vậy, một tác phẩm hay cũng phải là tác phẩm đạt tới trình độ tiêu biểu về ngôn ngữ.

Nói như vậy để cuối cùng đi đến khẳng định: văn học luôn có sự tác động đến cuộc sống con người. Sự tác động ấy dù dưới nhiều hình thức, song đều tập trung hoàn thiện con người, cải tạo xã hội. Bất kì ở thời đại nào văn học cũng luôn mang sức mạnh nội tâm được đúc kết từ cuộc sống. Sức mạnh ấy có thể làm xoay chuyển thế giới tinh thần của nhân loại giúp cho con người tìm đến cuộc sống văn minh, nhân ái. Qua hàng ngàn năm, hàng ngàn thế hệ, ngày nay chúng ta được kết tiếp những tác phẩm nổi danh kim cổ để thêm một lần chiêm nghiệm về giá trị lớn lao của văn học. Những tác phẩm ấy tồn tại cùng thời gian, tiếp tục hoàn thiện chức năng thiêng liêng của mình đôi với đời sống con người.

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Mẫu 3

Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến!

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn học con người có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân mình. Đúng như M. Gorki đã từng nhận định “văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý”. Sau khi tham gia buổi thuyết trình về đề tài “Sức mạnh của văn chương với đời sống”, lắng nghe những ý kiến, tôi sẽ tóm tắt và đưa ra những nhận xét như sau:  

1. Về nội dung:

- Làm rõ khái niệm văn học/ văn chương.

- Thảo luận, phân tích, chứng minh sức mạnh của văn chương với đời sống.

* Văn chương tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, phản ánh chân thực sự kiện trong cuộc sống từ lớn tới nhỏ.

+ Văn chương đứng lên đại diện cho nhân dân, lên án bất công và tàn ác, làm sáng tỏ những sự thật bị che đậy một cách rõ ràng và chân thực bằng bút lực sắc bén đầy độ đả kích mạnh mẽ. Nêu ví dụ.

+ Văn chương không chỉ để chỉ trích hay phê phán mà còn hướng đến mục tiêu cuối cùng là thay đổi thế giới, thức tỉnh con người để họ đứng lên chiến đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, đẩy lùi điều ác, điều xấu đang làm chủ ngôi. Một số tác phẩm nổi bật là minh chứng.

* Văn chương làm cho tâm hồn con người trở nên trong sáng và phong phú hơn.

+ Tăng cường lòng yêu quê hương, nhận thức sâu sắc về gia đình, và thậm chí còn thêm yêu thương và trân trọng cuộc sống ngay trước mắt.

+ Gợi mở cho người đọc về cách tiếp cận đối nhân xử thế, dạy bài học về những đức tính nhân hậu và lòng khoan dung.

+ Chú trọng vào việc điều chỉnh tác phong làm việc, lối sống, tư duy, và khuyến khích mỗi người nuôi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự tôn dân tộc, sống trọn vẹn với tinh thần của Cách mạng,...

+ Nêu rõ các minh chứng.

- Chia sẻ ý kiến cá nhân.

2. Hình thức

- Bài thuyết trình đưa ra nhiều ý kiến, lập luận mới mẻ mang tính thuyết phục cao.

- Tuy nhiên cần bổ sung thêm nhiều ví dụ dẫn chứng văn học mình họa.

“ Văn học là nhân học”, văn học là để giáo dục và hoàn thiện mỗi con người, mỗi trang sách làm nên bước ngoặt trong cuộc đời con người và nhận định của M. Gorki là hoàn toàn đúng “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý”.

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Mẫu 4

Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến!

Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Qua văn học con người có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, về xã hội, về chính bản thân mình. Đúng như M. Gorki đã từng nhận định “văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý”.

Vậy văn học là gì? văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ phản ánh hiện thực bằng cách sáng tạo các hình tượng nghệ thuật qua đó bày tỏ thái độ quan điểm của người nghệ sĩ với cuộc sống lời nhận định của M. Gorki đề cập đến những chức năng của văn học văn học giúp con người đọc được tâm hồn những suy nghĩ của bản thân họ giúp khơi dậy trong họ những nhận thức mới mẻ sâu sắc về cuộc đời giúp họ có thêm những trải nghiệm trong cuộc sống giúp rèn dũa đạo đức nhân cách sống tốt đẹp hơn biết ứng xử một cách nhân văn lấy nữ những tình cảm mới mẻ Khát Vọng vươn tới những chân lý cao đẹp.

Văn học là tiếng nói của tình cảm là sự giải bày và gửi gắm tâm sự qua văn học con người thấy mình trong đó cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm con người được giải bài được đồng cảm được sẻ chia được gợi ra những tình cảm chưa có được tạo nên những tình cảm sẵn có qua tác phẩm “Thương Vợ” của Trần tế Xương ta thấy hình ảnh bà Tú một người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả gánh trên vai hai gánh nặng “năm con một chồng”. Đằng sau đó ta còn thấy tiếng uất nghẹn của một người chồng nhìn thấy nỗi cơ cực của vợ mà không thể đỡ đần và hơn cả chính là nỗi niềm thương xót cảm phục và biết ơn sâu sắc của nhà thơ thật đáng trân trọng tình cảm vợ chồng hay tình cảm cha con sâu nặng đẹp đẽ thân thiết qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng người cha trong câu chuyện đã sắp phải hi sinh nhưng vẫn nhớ tới lời dặn của đứa con bé bỏng và gửi chiếc lược ngà do chính tay mình làm với tất cả tình yêu và công sức cho người đồng đội của mình.

Những tác phẩm đó đã chạm sâu vào trái tim bạn đọc giúp họ nhận ra tình cảm gia đình là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng đáng quý mỗi con người chúng ta phải tự xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình bền đẹp.

Văn học còn là thứ vũ khí sắc bén đánh vào tâm lý của con người bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là một bài văn tuyệt hay đầy sức thuyết phục nó vừa là khích lệ lòng yêu nước Quyết chiến đấu của các tướng sĩ đồng thời nó cũng là lời răn đe đe dọa những kẻ đang lăm le xâm lược đất nước ta rằng chúng nhất định sẽ thất bại thảm hại vì dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn có ý chí chiến đấu quật cường, có vua tài tướng mạnh.

Đây là sức mạnh góp phần tiêu diệt kẻ thù xâm lược đánh thức cảnh tỉnh những cuộc chiến tranh phi nghĩa các nhà văn nhà thơ còn dùng bút pháp nghệ thuật chơi chữ nói quá để châm biếm lên án phê phán những thói hư tật xấu ở đời để họ kịp nhận ra và sửa đổi bản tính của mình.

Mỗi tác phẩm văn học còn là một cuộc trải nghiệm là cơ hội để ta du hành qua không gian và thời gian vừa qua mọi bờ cõi và giới hạn trải nghiệm nhiều hơn sống nhiều hơn qua những cuộc đời khác nhau được nhìn cuộc đời dưới nhiều lăng kính được lắng nghe nhiều luồng tư tưởng được đối thoại với nhà văn giàu có phong phú hơn về một trải nghiệm sống từ những trải nghiệm đó văn học giúp con người hoàn thiện thêm về nhân cách và tâm hồn của mình thông qua văn học con đường tình cảm truyền đạt tới mọi người những bài học đạo đức nhân sinh những bài học tác động vào con đường tình cảm trong quá trình chuyển từ giáo dục thành tựu giáo dục văn học trở thành cuốn sách giáo khoa của cuộc sống thật vậy tìm đến những tác phẩm văn học người đọc đâu chỉ mong chờ vài phút giây giải trí bông quơ. Trang sách đóng lại tác phẩm nghệ thuật mới mở ra “cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương”, mỗi tác phẩm như một nấc thang nâng đỡ bước chân người đọc sách phần con để đi đến phần người càng đọc nhiều chúng ta càng thấy bản thân mình hơn một trang sách cuộc đời lại được mở ra lại một ước mơ một khát vọng một niềm tin mới bắt đầu.

Và chắc hẳn mỗi tác phẩm để đạt được giá trị đích thực của nó thì người nghệ sĩ ấy phải vừa có tâm vừa có tài họ là “người cho máu”, mở rộng tâm hồn ra đón nhận những vang vọng của cuộc đời những cung bậc tình cảm đa dạng sâu kín của con người họ giúp bạn đọc nhận ra những buồn vui yêu ghét lời ca tụng hân hoan hay tiếng thét khổ đau mỗi tác phẩm được viết ra giống như phát minh ra một liều thuốc mới khiến con người trở nên tốt đẹp hơn toàn diện hơn.

“ Văn học là nhân học”, văn học là để giáo dục và hoàn thiện mỗi con người, mỗi trang sách làm nên bước ngoặt trong cuộc đời con người và nhận định của M. Gorki là hoàn toàn đúng “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý”.

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Mẫu 5

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ra đời sau “Nam quốc sơn hà” mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.

“Nam quốc sơn hà” tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:

Nam quốc sơn Hà Nam đế cư

Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hà lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Rành rành định phận ở sách trời)

Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.

Từ “Nam quốc sơn hà” đến “Bình Ngô đại cáo” (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.

Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ớ trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với “Nam quốc sơn hà” thì ở điểm này, “Bình Ngô đại cáo” có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.

Có thể nói, ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nói riêng và “Bình Ngô đại cáo” nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với “Nam quốc sơn hà”. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Mẫu 6

Đang cập nhật ...

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Mẫu 7

Đang cập nhật ...

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Mẫu 8

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ra đời sau Nam quốc sơn hà mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.

Nam quốc sơn hà tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hà lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Rành rành định phận ở sách trời)

Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.

Từ Nam quốc sơn hà đến Bình Ngô đại cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.

Quốc gia, dân tộc, chủ quyển... của Nguyễn Trãi còn là:

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tổng, Nguyên mỗi hên xưng để một phương

Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ở trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với Nam quốc sơn hà thì ở điểm này, Bình Ngô đại cáo có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.

Có thể nói, ở đoạn trích Nước Đại Việt ta nói riêng và Bình Ngô đại cáo nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với Nam quốc sơn hà. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo nên bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Mẫu 9

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Bởi ông không chỉ là một vị tham mưu tài giỏi của Lê Lợi mà ông còn là một nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam. Bình Ngô đại cáo do ông thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo là bài bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố sau khi quân ta đại thắng. Bài cáo là ý thức dân tộc được tiếp nối từ thời Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt. Điều ấy được thể hiện rõ qua đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Quả thực đúng như vậy. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta và là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc từ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt bằng nhiều yếu tố mới, phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn. Đồng thời được thể hiện bằng những minh chứng hùng hồn, sự thực hiển nhiên trong thực tế đời sống.

Sự tiếp nối ý thức dân tộc của Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi so với Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là sự tiếp nối về ý thức dân tộc về chủ quyền lãnh thổ. Trong bài Sông núi nước Nam, Lý Thường Kiệt đã đưa ra một chân lí mà không ai có thể chối cãi được:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Dịch thơ:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Cơ sở lí lẽ mà Lý Thường Kiệt đưa ra là đất nào thì vua ấy, sự thực đã được phân định một cách rõ ràng, rạch ròi trong “thiên thư”. Sở dĩ ông sử dụng “thiên thư” - một sự vật liên quan tới nhân vật siêu nhiên là ông trời, để làm cơ sở lí lẽ cho lập luận của mình vì người xưa, họ tin vào thiên mệnh tức là mệnh trời. Đối với người trung đại, đó là một niềm tin bất diệt. Họ tin tưởng rằng, con người sinh ra, lớn lên rồi chết đi như thế nào không phải do mình định đoạt, mà tất cả là do sự sắp đặt của ông trời. Mà đã là sự sắp đặt của ông trời thì không một ai có thể can thiệp thay đổi nó. Còn nếu làm trái số mệnh thì chắc chắn kết cục sẽ không tốt đẹp. Mượn “sách trời” để nêu lên ranh giới lãnh thổ của đất nước mình là một cách để thể hiện sự tự hào dân tộc và khẳng định độc lập chủ quyền về mặt lãnh thổ của ta. Cơ sở mà Lý Thường Kiệt đưa ra là cơ sở lí lẽ vững chắc, đầy thuyết phục.

Bài Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi, ông cũng khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta, mà chủ quyền ấy của Đại Việt đã có từ lâu đời:

“Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Trong suy nghĩ của con người ấy đã tồn tại sự độc lập dân tộc. Bởi từng câu từng chữ trong bài cáo đều cho thấy điều ấy. Hai câu thơ trên đã cho thấy sự rạch ròi trong ranh giới của núi sông giữa hai nước láng giềng. Đó cũng chính là lời nhắc nhở Trung Quốc về sự tồn tại và phát triển của nước ta. Bách Việt trước đây đã có, đã từng bị xâm chiếm, nhưng chỉ duy nhất Đại Việt vẫn còn độc lập, ranh giới lãnh thổ cũng đã được định hình từ đó. Phía Bắc là Trung Quốc, phía Nam là Đại Việt, không thể lẫn lộn hai miền Nam Bắc, cũng không thể khẳng định Đại Việt ở phía Nam chính là lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc được. Quốc gia của ta, đất nước của ta, lãnh thổ của ta vì thế mà được xác định rõ ràng trong tâm thức và suy nghĩ của người Việt để rồi ý thức ấy biến thành sức mạnh của hành động.

Ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà Nguyễn Trãi còn đưa ra hàng loạt những yếu tố khác

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc, Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”

Cái cốt lõi trong tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc và mọi việc làm, mọi cuộc chiến đấu cũng chỉ vì mục đích cuối cùng là đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Và đó chính là nền tảng cho những khẳng định của ông sau này. Nước Đại Việt ta vốn đã có nền “văn hiến”. Văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Cho nên, không phải đất nước nào cũng có thể có được nền văn hiến ấy mà cần phải có thời gian tích lũy, xây dựng và phát triển. Đâu chỉ thế, Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định phong tục, tập quán sinh sống của người phương Bắc và người phương Nam cũng không thể giống nhau do sự khác biệt về thiên nhiên và điều kiện sinh sống của con người. Nhưng dù thế nào thì điều ấy cũng có nghĩa, người Việt không chỉ có một nền văn hiến lâu đời mà ngay cả phong tục, tập quán cũng mang những nét đặc trưng riêng. Đặc biệt, Nguyễn Trãi còn tự hào khi soi chiếu các triều đại của ta và Trung Quốc như một minh chứng cho dòng chảy trôi lịch sử của nước ta chưa từng bị gián đoạn. Nếu Trung Quốc có Hán, Đường, Tống, Nguyên thì Đại Việt có Triệu, Đinh, Lí Trần. Những triều đại ấy được đặt trong thế so sánh, ngang hàng với nước lớn như Trung Quốc như một cách thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Với lối văn biền ngẫu sóng đôi cùng các hình ảnh mang tính gợi hình và hệ thống từ ngữ chỉ thời gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại (đã lâu, từ trước, đã chia, bao đời, mỗi bên) đã khiến cho bài cáo có những lập luận chặt chẽ, giọng điệu hùng hồn và giàu sức thuyết phục đối với người đọc.

Có thể nói, sự tiếp nối về ý thức dân tộc từ Sông núi nước Nam tới Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo) là minh chứng cho sự tồn tại và phát triển ý thức độc lập, chủ quyền của nhân dân ta. Đó cũng là lý do vì sao, dù có bị xâm lược, bị đô hộ gần 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được phong tục tập quán và lãnh thổ của mình.

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến - Mẫu 10

Bài thơ Nam quốc sơn hà ra đời khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt và do vua triều Lý trị vì. Đây là một lẽ tất nhiên, không thể chối cãi, đã được “Sách trời” phân định. Hơn thế nữa, nếu tìm hiểu theo nghĩa gốc Hán tự, thì trong bài “Nam quốc sơn hà”, Lý Thương Kiệt đã đề cao tinh thần tự tôn của một dân tộc độc lập và tư tưởng thoát ly khỏi tư duy nước lớn với tư tưởng bành trướng bá quyền của nhà nước phong kiến Trung Quốc, để khẳng định sự độc lập, tự chủ và bình đẳng về phương diện chính trị. Ngược dòng lịch sử, nước Đại Việt từ xa xưa luôn bị Trung Hoa xem là một châu, một quận của họ và họ luôn luôn tìm mọi cách để đồng hoá dân tộc Việt thành bộ phận của Trung Quốc. Tuy nhiên, không chịu khuất phục, trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt không ngừng đứng lên đấu tranh dành độc lập dân tộc. Đến thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt đã dõng dạt tuyên bố với nhà nước phong kiến Trung Quốc về sự độc lập và bình đẳng của Đại Việt trên vũ đài chính trị thông qua việc sử dụng từ “Nam quốc” trong bài thơ của mình. Song hành với chữ “Nam quốc” là “Nam đế”. Nếu đã có “Nam quốc” thì phải có “Nam đế”, đó là tất yếu. nước Đại Việt thời Lý là một quốc gia độc lập, tự chủ và có quyền tự quyết.

Để có được nền độc lập ấy, hơn 1.000 năm nhân dân Việt Nam đã gồng mình lên chống lại sự đô hộ và âm mưu đồng hoá của Trung Quốc. Dù là một dân tộc nhỏ bé, đất hẹp, người thưa nhưng mang trong tim dòng máu Lạc Hồng, nhân dân Việt Nam đã liên tục đứng lên khởi nghĩa và sự thật lich sử đã chứng minh “chúng bây sẽ bị đánh tơi bời” với những chiến công vang dội của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Lê Đại Hành…

Nếu như “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt viết trong quá trình đánh giặc Tống xâm lược, thì “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết sau khi hoàn thành đại cuộc kháng Minh và thiết lập nên triều Hậu Lê (để phân biệt với triều Tiền Lê của Lê Đại Hành). Khác với “Nam quốc sơn hà”, Lý Thường Kiệt khẳng định sự độc lập, tự chủ của Đại Việt là do ý trời “Rành rành đã định tại sách trời”, Nguyễn Trãi, trong “Bình Ngô đại cáo” khẳng định sự độc lập tự do của Tổ quốc là do nhân dân lựa chọn và cũng chính nhân dân hy sinh để có được nền độc lập ấy, hoàn toàn không phải được trời ban. Chính vì vậy, mở đầu “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi viết:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác;

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có…”

Tiếp tục khẳng định tư thế độc lập, tự chủ của nước ta, Nguyễn Trãi đã đặt các vương triều Đại Việt sánh ngang cùng với cái triều đại phong kiến Trung Quốc, để chứng minh nước Việt có truyền thống văn hiến từ lâu đời, truyền thống ấy là do những hào kiệt của nước Việt xây dựng nên và để bảo vệ đất nước giàu văn hiến đó, nhân dân Đại Việt sẽ không chịu khuất phục và sẽ đánh bại bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

“Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi như một bản anh hùng ca bất tận về sự chiến đấu ngoan cường của nhân dân Đại Việt trước sự bạo tàn của kẻ thù xâm lăng đã“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ” để làm nên chiến thắng “Đánh một trận sạch không kịch ngạc/Đánh hai trận tan tác chim muôn” với tinh thần“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Có thể khẳng định, đến thế kỷ XV, chủ quyền của Việt Nam đã trải qua nhiều cam go, thử thách, đã có những lúc đứng trước sức mạnh của quân thù (qua các cuộc xâm lăng của giặc Hán, Tống, Nguyên-Mông, Minh), nhưng nhờ sự tài trí, quả cảm của nhân dân, với truyền thống đoàn kết mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, Đại Việt vẫn đứng vững hiên ngang trước quân thù. Mặc dù Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, nhưng Việt Nam bao đời nay, dù nhỏ bé nhưng không thiếu nhân tài cùng với nghị lực phi thường của nhân dân tạo nên sức mạnh tinh thần không có gì địch nổi.

Đánh giá

0

0 đánh giá